Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ ba, 03/11/2020 - 16:17
(Thanh tra) - Đại biểu (ĐB) Quốc hội (QH) Nguyễn Phi Thường bày tỏ mong muốn QH, Chính phủ tháo gỡ các vướng mắc về đường sắt Cát Linh - Hà Đông để cuối năm nay vận hành, “không để sai hẹn về đích thêm lần thứ 9, gây bức xúc dư luận”.
ĐBQH Nguyễn Phi Thường (đoàn TP Hà Nội). Ảnh: quochoi.vn
QH dành ba ngày thảo luận ở hội trường về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước được bắt đầu từ hôm nay 3/11.
Dự án lớn, toàn tỷ USD lại chậm tiến độ
Quan tâm đến đường sắt đô thị, ĐB Nguyễn Phi Thường đặt vấn đề, TP TP Hồ Chí Minh và Hà Nội đang đô thị hoá mạnh mẽ, phát triển bùng nổ, trở thành những siêu đô thị 10 triệu dân với nhiều nét tương đồng.
Chính việc tăng dân số cơ học bình quân mỗi năm khoảng 200 nghìn người đã gây áp lực lớn đến hệ thống hạ tầng cơ sở vốn đang quá tải, đặc biệt là hạ tầng giao thông mà hệ luỵ là ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường.
Dẫn báo cáo của TP Hồ Chí Minh, thiệt hại từ ùn tắc giao thông hàng năm của TP vào khoảng 6 tỷ USD, theo ông Thường, việc tập trung đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị được coi là giải pháp “cứu cánh”, mang tính then chốt của cả hai TP.
“Phát triển đường sắt đô thị là xu thế tất yếu và đã rất bức bách, tuy nhiên việc triển khai các dự án có khá nhiều vấn đề mà mẫu số chung là dự án lớn, tổng mức đầu tư rất lớn, toàn tỷ USD lại chậm tiến độ, đội vốn nhiều lần, gây bức xúc dư luận như dự án Cát Linh- Hà Đông, Bến Thành- Suối Tiên…”, ĐB Thường nói và đề nghị, các cơ quan có thẩm quyền đúc rút kinh nghiệm để các dự án sau không phải lặp lại.
Theo ĐB đoàn TP Hà Nội, quy hoạch đường sắt đô thị phải gắn kết với không gian đô thị. Bởi TP Hồ Chí Minh và Hà Nội hiện nay đang không được thiết kế theo định hướng đô thị giao thông công cộng, mà phát triển chủ yếu theo các phương tiện cá nhân với mật độ đường rất thấp, thiếu không gian đi bộ…
“Cảnh quan nhà phố, kinh tế vỉa hè và văn hoá xe máy có thể coi là khá đặc trưng của đô thị Việt Nam. Xe máy đang duy trì vị trí độc tôn trong giao thông đô thị và hứa hẹn tiếp tục là đối thủ cạnh tranh cực mạnh của đường sắt đô thị”, ông Thường nói.
Phải "đo ni đóng giày" cho từng tuyến
Để một đường sắt đô thị tồn tại, có lượng người đi đông tương ứng, ĐB cho rằng, phụ thuộc chủ yếu vào sự tiện nghi, gần các tuyến đi bộ, các trung tâm tập trung đông người, không gian công động, bãi đỗ xe, phương tiện trung chuyển…
Vì vậy, việc đầu tư xây dựng đường sắt đô thị phải gắn với tái cấu trúc không gian đô thị, "đo ni đóng giày" cho từng tuyến.
QH, Chính phủ cần có chính sách đầu tư đường sắt đô thị gắn với tái cấu trúc đô thị như phát triển hai bên bờ sông Hồng (Hà Nội) và sông Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh).
Việt Nam cần sớm yêu cầu chuyển giao và làm chủ công nghệ xây dựng đường sắt đô thị; nghiên cứu mô hình chính sách phát triển đường sắt đô thị tư nhân như Nhật Bản.
Về đường sắt Cát Linh - Hà Đông, ông Thường bày tỏ mong muốn QH, Chính phủ tháo gỡ các vướng mắc để cuối năm nay vận hành, “không để sai hẹn về đích thêm lần thứ 9, gây bức xúc dư luận”.
“Cần đánh giá, rút kinh nghiệm các dự án ODA về đường sắt đô thị và thận trọng với các điều kiện trong hiệp định vay, nhất là việc lựa chọn, chỉ định tổng thầu. Và việc đầu tư tuyến đường sắt đô thị chỉ hiệu quả cao khi đầu tư toàn tuyến chứ không chỉ đầu tư từng đoạn tuyến”, ĐB nhấn mạnh và lưu ý, tính kết nối liên thông là rất quan trọng.
Sẽ rút kinh nghiệm về đường sắt đô thị
Phát biểu sau đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể khẳng định, đường sắt đô thị là hướng đột phá để giải quyết ùn tắc giao thông ở các TP lớn.
Tuy nhiên, thời gian qua, thực hiện dự án đường sắt đô thị đã bộc lộ nhiều vấn đề, đặc biệt là chậm tiến độ.
“Qua các dự án hiện nay, chúng tôi đã rút ra những bài học rất sâu sắc”, ông Thể nói.
Theo Tư lệnh ngành Giao thông Vận tải, vấn đề quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, việc lựa chọn đối tác, nhà thầu sẽ được rút kinh nghiệm, để lựa chọn được công nghệ, nhà thầu tốt cho các dự án sau.
Đặc biệt với các dự án sử dụng hợp đồng EPC, Bộ trưởng Thể cho biết, sẽ có những giải pháp rõ ràng để xác định giá trị dự án, tránh tình trạng điều chỉnh giá.
"Chúng tôi xin tiếp thu, sắp tới sẽ cùng các TP lớn tham mưu Chính phủ tốt hơn, để những dự án khởi công mới tránh được các tình trạng như hiện nay", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói.
Với vấn đề hạ tầng giao thông tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, ông Thể cho hay, Bộ Giao thông Vận tải đã nghiên cứu 7 dự án cao tốc tại khu vực và sẽ chọn những tuyến trọng điểm để đầu tư.
Dự kiến đến cuối năm 2025, đồng bằng sông Cửu Long sẽ có trên 300 km đường cao tốc.
“Chúng tôi đã xây dựng kế hoạch rất cụ thể, rất mong các ĐBQH ủng hộ để chúng ta hình thành nên hệ thống giao thông vận tải ở đồng bằng sông Cửu Long đánh thức tiềm năng, thế mạnh của khu vực này”, ông Thể nói.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà