Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Dự kiến mới về tiền lương, tuổi nghỉ hưu của giáo viên trong Luật Nhà giáo

Hương Giang

Thứ sáu, 07/02/2025 - 09:46

(Thanh tra) - Dự thảo Luật Nhà giáo mới nhất có những điều chỉnh về chế độ tiền lương, tuổi nghỉ hưu, thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo…

Sáng 7/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn về tiếp thu, giải trình, chỉnh lý Dự thảo Luật Nhà giáo. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh, dự thảo luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý gồm 9 chương, 46 điều, giảm 4 điều so với dự thảo trình tại kỳ họp thứ 8.

 “Việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật đã thể hiện đúng tinh thần đổi mới tư duy trong công tác lập pháp, chỉ quy định những nội dung chung, mang tính nguyên tắc, những nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội”, ông Vinh nói.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh. Ảnh: P.Thắng

Bỏ quy định về tăng 1 bậc lương với nhà giáo

Thông tin cụ thể nội dung về chính sách tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo tại Điều 25 dự thảo luật, ông Vinh cho hay, một số ý kiến tán thành quy định tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp đối với nhà giáo được tuyển dụng, xếp lương lần đầu.

Ý kiến khác còn băn khoăn, chưa đồng thuận với quy định này và đề nghị cần đánh giá tác động của chính sách này trong mối tương quan chung với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của hệ thống chính trị.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục cho biết, thể tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, điểm d khoản 1 Điều 25 dự thảo luật được chỉnh lý theo hướng “bỏ quy định cụ thể về tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp đối với nhà giáo được tuyển dụng, xếp lương lần đầu”.

“Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp; việc cải thiện chính sách tiền lương cho công chức, viên chức cần được nghiên cứu, tính toán đồng bộ trong quá trình xây dựng chính sách tiền lương theo vị trí việc làm.”, ông Vinh nhấn mạnh.

Về chính sách nghỉ hưu trước tuổi đối với giáo viên mầm non (Điều 28), nhiều ý kiến tán thành chính sách được nghỉ hưu trước tuổi theo quy định của pháp luật đối với giáo viên mầm non, đồng thời đề nghị bổ sung tiêu chí nhà giáo phải có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ 20 năm trở lên mới được nghỉ hưu trước tuổi và không bị trừ tỷ lệ tiền lương hưu được hưởng.

Song cũng có ý kiến băn khoăn về nguồn lực bảo đảm thực hiện chính sách này và cho rằng phải bảo đảm nguyên tắc có đóng - có hưởng theo Luật Bảo hiểm xã hội.

Thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục cho rằng việc cho phép giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm so với độ tuổi quy định của pháp luật là chính sách được xây dựng dựa trên đặc thù trong hoạt động nghề nghiệp của đối tượng này và phù hợp với đặc thù người học là trẻ mầm non.

Vì thế, dự thảo luật lần này đã chỉnh lý và bổ sung quy định nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non nếu có nguyện vọng thì được nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường nhưng không quá 5 năm và không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi nếu đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên.

Giao quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục

Chế độ nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với nhà giáo (Điều 29) cũng có những chỉnh lý.

Theo ông Vinh, Thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục cho rằng việc quy định đối tượng nhà giáo có trình độ, học hàm, học vị cao, nhà giáo làm việc trong các ngành, lĩnh vực chuyên sâu đặc thù có thể được kéo dài thời gian làm việc và nghỉ hưu ở tuổi cao hơn là cần thiết và hợp lý.

Việc này nhằm tận dụng, khai thác nguồn nhân lực chất lượng cao; khắc phục tình trạng thiếu hụt nhà giáo trình độ cao ở một số ngành, lĩnh vực chuyên sâu đặc thù mà xu hướng phát triển đất nước đang cần.

Vì thế, dự thảo Luật đã quy định rõ điều kiện thực hiện chính sách này khi cơ sở giáo dục có nhu cầu, nhà giáo có đủ sức khỏe và tự nguyện kéo dài thời gian làm việc; đồng thời bổ sung tiêu chí “đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của cơ sở giáo dục”.

“Trong thời gian được kéo dài tuổi nghỉ hưu, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và không được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý”, ông Vinh nêu rõ.

Về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, Thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục nhận định giao cho ngành giáo dục là cần thiết. Điều này, vừa đảm bảo tính sát thực của việc tuyển dụng, vừa nâng cao trách nhiệm và tạo điều kiện để ngành chủ động trong tuyển dụng, sử dụng, quản lý, phát triển nhà giáo, đáp ứng yêu cầu về số lượng, cơ cấu và chất lượng; góp phần khắc phục tình trạng thừa, thiếu cục bộ và mất cân đối cơ cấu nhà giáo.

Dự thảo luật lần này được điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập được giao quyền tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Với cơ sở giáo dục công lập chưa được giao quyền tự chủ, cơ quan có thẩm quyền quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.

Cơ quan quản lý giáo dục chủ trì tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền quản lý cơ sở giáo dục thực hiện hoặc chủ trì tham mưu việc phân cấp tuyển dụng; cơ sở giáo dục ngoài công lập tự chủ thực hiện tuyển dụng theo quy chế tổ chức hoạt động của mình (khoản 2 Điều 14).

“Việc chỉnh lý như trên khẳng định được vai trò, trách nhiệm chủ trì tham mưu của cơ quan quản lý giáo dục; bảo đảm đồng bộ với quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Viên chức và Bộ luật Lao động”, Chủ nhiệm Nguyễn Đắc Vinh khẳng định.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn đặt mục tiêu tăng trưởng 8 - 9% trong năm 2025

Lạng Sơn đặt mục tiêu tăng trưởng 8 - 9% trong năm 2025

(Thanh tra) - Ngày 20/3, tại Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, thành viên Chính phủ đã chủ trì buổi làm việc với 3 tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Ninh, Cao Bằng về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu trên địa bàn.

Chính Bình

17:19 20/03/2025
Thông qua kết quả kiểm tra của Bộ Chính trị với Đồng Nai, Bình Phước, Long An, Tây Ninh

Thông qua kết quả kiểm tra của Bộ Chính trị với Đồng Nai, Bình Phước, Long An, Tây Ninh

(Thanh tra) - Sáng 20/3, Đoàn kiểm tra số 1912 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 do ông Phan Đình Trạc, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Trưởng Đoàn kiểm tra đã chủ trì hội nghị thông qua dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra với Ban Thường vụ Tỉnh ủy 4 tỉnh: Đồng Nai, Bình Phước, Long An và Tây Ninh.

Hương Giang

17:13 20/03/2025

Tin mới nhất

Xem thêm