Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 04/12/2024 - 08:57
(Thanh tra) - Sau khi sắp xếp, sáp nhập, dự kiến tổ chức bộ máy của Chính phủ giảm 5 bộ, 4 cơ quan thuộc Chính phủ và rất nhiều các tổ chức bên trong.
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, bộ máy của Chính phủ sẽ được tinh gọn từ 30 đầu mối xuống còn 21 đầu mối. Dự kiến tổ chức bộ máy của Chính phủ gồm 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 4 cơ quan thuộc Chính phủ; giảm 5 bộ, 4 cơ quan thuộc Chính phủ.
Cơ cấu, sắp xếp và hợp nhất nhiều bộ, cơ quan ngang bộ
Bộ trưởng cho hay, các bộ ngành thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong gồm có: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an (2 bộ này thực hiện theo quyết định của Bộ Chính trị); Bộ Tư pháp; Bộ Công Thương; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Văn phòng Chính phủ; Thanh tra Chính phủ; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Riêng Bộ Quốc phòng, ngoài việc sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bên trong, dự kiến sẽ tiếp nhận thêm Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Từ định hướng của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, theo bà Trà, Chính phủ sẽ cơ cấu, sắp xếp và hợp nhất 15 bộ, cơ quan ngang bộ.
Cụ thể là hợp nhất Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển.
Hợp nhất Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Hạ tầng và Đô thị.
Hợp nhất Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên, Môi trường. Việc hợp nhất 2 bộ này sẽ khắc phục được một số giao thoa trong thực hiện nhiệm vụ quản lý về nguồn nước, lưu vực sông và đa dạng sinh học…
Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ.
Hợp nhất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ thành Bộ Nội vụ và Lao động và chuyển chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp sang Bộ Giáo dục và Đào tạo, chuyển chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội sang Bộ Y tế.
Bộ Y tế tiếp nhận một số nhiệm vụ của Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe Trung ương; đồng thời, dự kiến tiếp nhận quản lý nhà nước về: bảo trợ xã hội; trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chuyển sang.
Bộ Ngoại giao sẽ tiếp nhận nhiệm vụ chính của Ban Đối ngoại Trung ương, Ủy ban Đối ngoại Quốc hội khi hai đơn vị này kết thúc hoạt động.
Ủy ban Dân tộc sẽ tiếp nhận Ban Tôn giáo Chính phủ từ Bộ Nội vụ và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ về giảm nghèo từ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Chính phủ cũng đưa ra phương án sắp xếp với các cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác.
Sẽ giảm tối thiểu 15%-20% đầu mối
Với phương án trên, tổ chức bộ máy của Chính phủ khóa XV và khóa XVI (nhiệm kỳ 2026-2031) được tinh gọn còn: 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ (giảm 5 bộ); 4 cơ quan thuộc Chính phủ (giảm 4 cơ quan).
Về tổ chức bộ máy bên trong, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, tính sơ bộ dự kiến sẽ giảm các tổng cục, vụ thuộc bộ, cơ quan ngang bộ…
Nếu thực hiện theo phương án này, tổ chức bộ máy của Chính phủ và tổ chức bên trong của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ sẽ giảm tối thiểu 15%-20% đầu mối tổ chức bên trong (trừ Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thực hiện theo quyết định của Bộ Chính trị), không bao gồm các tổ chức thuộc diện hợp nhất, sáp nhập do trùng lặp chức năng, nhiệm vụ khi thực hiện phương án sáp nhập các bộ.
Để hạn chế tác động của việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đối với cán bộ, công chức, viên chức, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cũng nhấn mạnh đến việc cần có chính sách đủ mạnh, nổi trội đối với các đối tượng chịu tác động của quá trình sắp xếp.
Việc này nhằm giảm áp lực về tư tưởng, tâm lý của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và bảo đảm quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.
Để tránh tình trạng sáp nhập cơ học, Bộ trưởng Nội vụ cho biết, việc sắp xếp tổ chức bộ máy sẽ gắn với giảm biên chế cán bộ, công chức, viên chức và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành
Với các cơ quan báo chí của Chính phủ, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho hay, phương án được Chính phủ đưa ra theo đúng định hướng của Trung ương.
Cụ thể, kết thúc hoạt động của Truyền hình Nhân dân, Truyền hình Quốc hội, Truyền hình Thông tấn, Truyền hình VOV, Truyền hình VTC, chuyển chức năng, nhiệm vụ liên quan về Đài Truyền hình Việt Nam và xây dựng Đề án cơ cấu lại Đài Truyền hình Việt Nam. Chính phủ giao Đài Truyền hình Việt Nam chủ động xây dựng Đề án tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu lại Truyền hình Nhân dân, Truyền hình Quốc hội, Truyền hình Thông tấn, Truyền hình VOV, Truyền hình VTC, sắp xếp, cơ cấu lại và giảm mạnh tổ chức bên trong, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ đài truyền hình quốc gia, có các kênh chuyên đề phù hợp.
Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam chủ động xây dựng phương án, thực hiện sắp xếp, tinh gọn, giảm mạnh đầu mối tổ chức bộ máy bên trong và biên chế; tập trung xây dựng Thông tấn xã Việt Nam là cơ quan thông tấn quốc gia, Đài Tiếng nói Việt Nam là đài phát thanh quốc gia, tập trung vào báo in, báo điện tử, báo nói (VOV) để thực hiện nhiệm vụ chính trị, được ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên cho các hoạt động.
Liên quan đến sắp xếp các cơ quan báo, tạp chí khác, Bộ Nội vụ đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện phương án sắp xếp các đơn vị này, bảo đảm mỗi bộ, cơ quan ngang bộ chỉ có 1 cơ quan báo (gồm: báo in, báo điện tử và Cổng thông tin điện tử của bộ, ngành) và 1 tạp chí khoa học chuyên ngành (chỉ duy trì đối với các tạp chí có uy tín về khoa học trên thế giới và trong nước).
Trong quá trình sắp xếp các bộ, trường hợp có 2 báo đang tự chủ chi thường xuyên trở lên thì trước mắt duy trì và thực hiện lộ trình sắp xếp phù hợp với quy hoạch mạng lưới các cơ quan báo chí theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 4/12, tại xã Pha Mu, huyện Than Uyên, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Lai Châu đã tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Hội nghị do Đại tá Hoàng Thanh Bình, Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, ĐBQH tỉnh khóa XV và ông Tao Văn Giót, Bí thư Huyện đoàn Tam Đường, ĐBQH tỉnh khóa XV chủ trì.
Bùi Bình
22:40 04/12/2024(Thanh tra) - Ngày 4/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình khóa XVII tổ chức hội nghị lần thứ 20 để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, tình hình thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước, tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024 và cho ý kiến dự thảo nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Lê Hữu Chính
22:10 04/12/2024Trung Hà
21:54 04/12/2024Hương Giang
21:33 04/12/2024Trung Hà
18:46 04/12/2024Trọng Tài
18:19 04/12/2024Thu Anh
Trọng Tài
Thu Huyền
Bùi Bình
Phương Hiếu
Văn Thanh
Kim Thành
Bùi Bình
Cảnh Nhật
Lê Hữu Chính