Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trần Kiên
Thứ tư, 04/06/2025 - 21:44
(Thanh tra) - Ngày 4/6, tại cuộc họp đánh giá tiến độ các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh, Bí thư Tỉnh uỷ Điện Biên Trần Quốc Cường nhấn mạnh việc cần có sự đánh giá kỹ lưỡng về năng lực, thái độ, kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ để có phương án bố trí nhân sự các cấp sau sáp nhập; xử lý cán bộ gây phiền nhiễu, khó khăn, ách tắc cho người dân, doanh nghiệp.
Bí thư Tỉnh uỷ Điện Biên Trần Quốc Cường phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Ngọc Thuỷ
Hầu hết các dự án gặp khó khăn
Báo cáo tại cuộc họp cho thấy, dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia “Chương trình bừng sáng Điện Biên”, có tổng mức đầu tư 1.260 tỷ đồng từ ngân sách, được đầu tư cho UBND 7 huyện tương ứng với 7 dự án thành phần. Hiện nay các chủ đầu tư đang tập trung triển khai thực hiện hoàn thành khối lượng đã tạm ứng, riêng đối với các huyện Mường Ảng, Tuần Giáo đã cơ bản hoàn thành khối lượng công việc theo hợp đồng, dự kiến hoàn thành trong tháng 7/2025; khối lượng thực hiện, đã tạm ứng, giải ngân thanh toán vốn năm 2024 theo báo cáo của các huyện đạt 56% kế hoạch. Tuy nhiên, năm 2025 dự án chưa được bố trí kế hoạch vốn, số vốn còn thiếu khoảng 500 tỷ đồng.
Dự án Bảo tồn, tôn tạo Trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, kết hợp với cải tạo lại hệ thống cây xanh tại các điểm di tích có tổng mức đầu tư 260 tỷ đồng. Dự án được Thủ tướng Chính phủ giao vốn để thực hiện năm 2024, tuy nhiên do dự án liên quan đến Di tích lịch sử cấp quốc gia và triển khai trên diện tích đất liên quan đến công tác quy hoạch rừng… dẫn đến phải hoàn thiện hồ sơ theo quy định của Luật Di sản văn hóa, Luật Lâm nghiệp, Luật Đất đai… Ngoài ra, dự án có hơn 90 hộ dân nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng (GPMB), để thực hiện nội dung này dự kiến mất nhiều thời gian.
Tại 15 dự án trọng điểm, trong đó: 7 dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước và 8 dự án phát triển kết cấu hạ tầng đô thị sử dụng vốn ngoài ngân sách Nhà nước.
Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, các chủ đầu tư đang tích cực phối hợp với chính quyền địa phương đẩy nhanh tiến độ GPMB. Chỉ đạo các nhà thầu huy động mọi nguồn lực tập trung thi công, phấn đấu đảm bảo tiến độ theo kế hoạch đề ra.
Đối với dự án phát triển kết cấu hạ tầng đô thị sử dụng vốn ngoài ngân sách Nhà nước, phần lớn đều trong giai đoạn GPMB; chuẩn bị đấu giá quyền sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư sau khi hoàn thiện công tác GPMB; hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án trình cơ quan chuyên môn thẩm định. Song song với đó là thực hiện các quy trình, hồ sơ, thủ tục để khởi công xây dựng công trình.
Hiện nay, nhiều dự án trọng điểm đang gặp khó khăn về GPMB. Bên cạnh đó, các dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách Nhà nước thiếu nguồn lực để ứng vốn thực hiện công tác bồi thường GPMB tạo quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất.
Triển khai đồng bộ giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án
Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu nêu ra những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án, đặc biệt là trong công tác GPMB, giải ngân vốn. Đồng thời, đề xuất nhiều giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm hoàn thành đúng kế hoạch, nhất là đối với các dự án phải hoàn thành trong năm 2025...
Phát biểu kết luận hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Trần Quốc Cường nêu 2 khó khăn lớn nhất trong triển khai các dự án gồm công tác GPMB và nguồn vốn thực hiện dự án, đồng thời có chỉ đạo cụ thể đối với từng khó khăn tại các dự án.
Đặc biệt, tại các dự án trọng điểm, Bí thư Trần Quốc Cường nhấn mạnh việc GPMB cần có sự mềm mỏng, tuyên truyền để người dân đồng thuận, đối với những hộ dân chây ì, cố tình không thực hiện thì chính quyền củng cố hồ sơ, thông báo cưỡng chế đến các hộ dân này để triển khai thực hiện dự án.
Đối với việc chậm tiến độ tại các dự án, cần có sự đánh giá kỹ lưỡng về năng lực, thái độ, kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ để có phương án bố trí nhân sự các cấp sau sáp nhập; xử lý cán bộ gây phiền nhiễu, khó khăn, ách tắc cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện các công việc hành chính.
Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên đề nghị Đảng ủy UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai đồng bộ giải pháp tháo gỡ các vướng mắc để triển khai dự án trọng điểm đảm bảo tiến độ đề ra.../.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Dự thảo luật lần này mở rộng nhóm nhiệm vụ độc lập của chủ tịch UBND cấp tỉnh từ 11 lên 23. Điều này thể hiện rõ vai trò "nhạc trưởng” của Chủ tịch UBND cấp tỉnh trong vận hành chính quyền địa phương.
Hải Hà
(Thanh tra) - UBND tỉnh Nam Định ban hành Quyết định thành lập 9 tổ bàn giao và 57 tổ tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự, khối lượng công việc thực hiện và cơ sở vật chất khi triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Trung Hà
Hương Giang
Trần Lê
T. Minh
Hương Giang
Lâm Ánh
Lan Anh
Trần Kiên
Trần Kiên
Thu Huyền
Hải Hà
Trung Hà
Thái Hải
Phúc Anh
Hương Giang