Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 30/05/2012 - 21:43
(Thanh tra)- Thảo luận ở Hội trường về Dự án Luật Quảng cáo, ngày 30/5, cơ bản ý kiến Đại biểu Quốc hội (QH) đều nhất trí với báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý của Ủy ban Thường vụ (UBTV) QH, trong đó có nội dung đề nghị giao Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về quảng cáo.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý đọc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Xử lý vi phạm hành chính
* Vi phạm hành chính có thể bị phạt tới 2 tỷ đồng
Đề xuất cấm quảng cáo sữa cho trẻ dưới 24 tháng tuổi
Vấn đề được các đại biểu đưa ra “mổ xẻ” nhiều là những nội dung cấm trong hoạt động quảng cáo (Điều 8, 9).
Một số đại biểu cho rằng, có sự mâu thuẫn trong các quy định liên quan đến quảng cáo sản phẩm thay thế sữa mẹ, bình bú, vú ngậm nhân tạo dùng cho trẻ em. Bởi, những hàng hóa này vừa được quy định tại Điều 8 về cấm quảng cáo lại vừa được quy định trong Điều 24 (Dự thảo cũ) về điều kiện quảng cáo.
Giải trình về vấn đề này, UBTVQH cho rằng: Nghị định số 21/2006/NĐ-CP chỉ cấm quảng cáo sữa dùng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. Do vậy, để tránh quy định 2 lần về cùng 1 loại sản phẩm, dễ gây hiểu không đúng, Dự thảo Luật đã bỏ khoản 4 Điều 8 quy định về cấm quảng cáo sản phẩm thay thế sữa mẹ, bình bú, vú ngậm nhân tạo dùng cho trẻ em, mà đưa nội dung này vào điểm d, khoản 4 Điều 21 (Dự thảo mới) quy định về điều kiện quảng cáo và bổ sung cụm từ “được phép quảng cáo theo quy định của pháp luật về y tế”.
Tuy nhiên, đại biểu Lê Hữu Phước (Bình Dương) cho rằng, quy định như vậy là chưa đủ. Bởi, để khẳng định pháp luật Việt Nam quan tâm trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em nên đưa nội dung cấm quảng cáo sữa dùng cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi vào sản phẩm cấm quảng cáo trong Luật Quảng cáo.
Các đại biểu Phạm Thị Phương (Hà Tĩnh) và Nguyễn Thu Anh (Lâm Đồng) đề nghị bổ sung thêm khoản cấm quảng cáo sữa dùng cho trẻ nhỏ dưới 24 tháng tuổi vì lý do: "Sữa mẹ được khẳng định là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ". Tiêu chuẩn quốc tế đã chỉ ra rằng, trẻ em cần được duy trì bú mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc hơn. Điều này khiến các công ty sữa lợi dụng bằng cách quảng cáo sữa cho trẻ nhỏ từ 12 - 36 tháng tuổi nhưng có nhãn hiệu giống y hệt và tính năng tương tự sản phẩm sữa dùng cho trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi hoặc gián tiếp cho phép quảng cáo sữa từ 12 - 24 tháng tuổi.
Một số đại biểu đề nghị Ban Soạn thảo và cơ quan thẩm tra rà soát lại các văn bản liên quan để bổ sung quy định về thời điểm quảng cáo hay các loại sản phẩm hàng hóa dịch vụ cấm quảng cáo cho đầy đủ hơn.
Chưa rõ trách nhiệm đối tượng tham gia quảng cáo
Bàn về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo (từ Điều 13 - 17), hầu hết đại biểu đều bức xúc với thực trạng nhiều sản phẩm quảng cáo có nội dung không đúng với chất lượng sản phẩm, hàng hóa dịch vụ. Một số ý kiến cho rằng, Dự thảo Luật chưa làm rõ trách nhiệm của từng đối tượng tham gia hoạt động quảng cáo; có ý kiến đề nghị quy định người quảng cáo là người chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm quảng cáo, chứ không phải là người phát hành quảng cáo.
Đại biểu Nguyễn Thị Bạch Ngân (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng, quy định ở Điều 17 vẫn chưa rõ. Quy định người tiếp nhận quảng cáo được yêu cầu hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo được khiếu nại, tố cáo và yêu cầu người gây thiệt hại, bồi thường khi sản phẩm, hàng hóa dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng... Nhưng, ai là người gây thiệt hại ở đây? Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ; cá nhân, tổ chức phát hành quảng cáo hay người quảng cáo? Điều này vẫn còn chung chung, gây khó cho người bị thiệt hại.
Theo đại biểu Đặng Thuần Phong (Bến Tre), khi có khiếu nại về quảng cáo, luật quy định Trung ương là Bộ VH-TT&DL thụ lý, các bộ, ngành khác tham gia. Nhưng, ở các tỉnh, địa phương giải quyết khiếu nại, tố cáo thì đơn vị nào thụ lý? Cơ chế giải quyết có theo đúng quy trình của Luật Khiếu nại, tố cáo không hay theo cơ chế riêng trong lĩnh vực này? Cơ chế bồi thường thiệt hại quy định theo cơ chế nào? Cần làm rõ vấn đề này trong Dự án Luật để bảo đảm tính khả thi cao, không xung đột với các văn bản quy phạm pháp luật khác.
Đại biểu Nguyễn Thành Tâm (Tây Ninh) bổ sung một vấn đề chưa thấy qui định đó là quảng cáo trên các biển hiệu hiện nay của các hộ sản xuất, kinh doanh. Hiện nay thực tế, các doanh nghiệp lợi dụng việc tặng, hỗ trợ các biển quảng cáo, các biển hiệu của các doanh nghiệp rất nhiều. Nhưng, Dự thảo Luật chưa có quy định nào về vấn đề này. Ông Tâm đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu và đưa vấn đề này vào để tránh việc bị lợi dụng và quảng cáo trá hình.
* Cùng ngày, QH tiếp tục thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Tại khoản 1 Điều 23 Dự thảo Luật do Chính phủ trình quy định “1. Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính là từ 50.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng, trừ trường hợp các luật đặc thù có quy định khác” . UBTVQH đề nghị QH cho giữ mức phạt tiền tối thiểu đối với cá nhân như trong Dự thảo Luật và nâng mức phạt tiền tối thiểu đối với tổ chức lên 100.000 đồng như quy định tại khoản 1 Điều 23. Về mức phạt tiền tối đa, một số ý kiến cho rằng, mức phạt 2.000.000.000 đồng là quá cao, không phù hơp với điều kiện kinh tế - xã hội; dễ phát sinh tiêu cực giữa người vi phạm và người thi hành công vụ.
Về nội dung quy định các biện pháp xử lý hành chính trong Dự thảo, có ý kiến đề nghị bỏ; ý kiến khác đề nghị không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với đối tượng nghiện ma tuý. Tuy nhiên, theo UBTVQH giải trình, các biện pháp xử lý hành chính được áp dụng đối với đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, nên việc quy định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính để ngăn ngừa, giáo dục các đối tượng này là cần thiết.
Đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh (TP Hồ Chí Minh) đề nghị bỏ việc xử lý vi phạm hành chính đối với trẻ em từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi bị xử lý vi phạm hành chính tại khoản 2 Điều 89 áp dụng biện pháp xử lý - quy định chung cho mọi trường hợp 2 năm là không hợp lý. Theo đại biểu, đối với trẻ em (từ 12 - 14 tuổi) sau 2 năm là quá lâu. Đồng thời, đại biểu cho rằng, Dự thảo Luật đã bỏ sót đối tượng vị thành niên nghiện ma túy.
Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo 1. Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật. 2. Thuốc lá. 3. Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên. 4. Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc. 5. Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục. 6. Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực. 7. Chính phủ quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác khi có phát sinh trên thực tế. |
Ánh Tuyết
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên