Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

ĐBQH tranh luận về “chưa bao giờ niềm tin tư pháp Việt Nam thấp như bây giờ”?

Hương Giang

Thứ hai, 15/06/2020 - 10:26

(Thanh tra) - Phát biểu tại phiên họp thảo luận về kinh tế - xã hộ​i​ và ngân sách Nhà nước sáng ngày 15/6, đại biểu (ĐB) Quốc hội (QH) Lưu Bình Nhường cho hay, có ý kiến nói “chưa bao giờ thấy niềm tin tư pháp Việt Nam thấp như bây giờ”. Ngay sau đó, 2 ĐB đã giơ biển tranh luận lại.

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng. Ảnh: TN

Sai lầm của tư pháp đừng “đổ lỗi” cho ĐBQH

Phó trưởng Ban Dân nguyện Lưu Bình Nhưỡng (ĐBQH đoàn Bến Tre) cho hay, hôm qua ông nhận được rất nhiều tin nhắn, điện thoại của các đồng chí, kể cả đồng chí cao cấp của Đảng, Nhà nước đã về hưu.

“Họ nói, chưa từng bao giờ thấy niềm tin tư pháp Việt Nam thấp như bây giờ”,  ông Nhưỡng phát biểu tại nghị trường và đề cập đến vụ tử tù Hồ Duy Hải.

“Xin thưa QH, tôi đã ngồi cả đêm để đọc, xem xét từng bản ảnh của vụ án Hồ Duy Hải thấy, có rất nhiều vấn đề liên quan đến công tác tố tụng, công tác tư pháp hiện nay.

Những sai lầm của tố tụng, sai lầm tư pháp đừng đổ lỗi cho những ĐBQH là làm rối. ĐBQH không bao giờ đi làm rối đất nước này”, ông Nhưỡng nhấn mạnh.

Từ đó, Phó trưởng Ban Dân nguyện đề nghị, cần giám sát chặt chẽ hơn nữa đối với công tác tư pháp và có giám sát chuyên đề riêng về việc giải quyết các vụ án nghiêm trọng tư pháp.  Ông Nguyễn Văn Quyền (ĐBQH đoàn Cần Thơ). Ảnh: TN Giơ biển tranh luận, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Nguyễn Văn Quyền (ĐBQH đoàn Cần Thơ) nói, ông rất đồng tình với ý kiến của một số ĐB phát biểu khi đề cập về cái sai của cơ quan này, cơ quan kia, kể cả cơ quan tư pháp vì nếu có sai thì nên tính toán để sửa. Không nên “phủ định sách trơn nền tư pháp”Tuy nhiên, theo ông Quyền, không nên đánh giá hoạt động của cơ quan tư pháp thời gian gần đây là “tệ hại”.“Hoạt động tư pháp thời gian qua tuy có cái sai, có việc này, việc kia làm chưa tốt nhưng trong mấy chục năm thực hiện cải cách tư pháp đến bây giờ tôi khẳng định có thành tựu góp phần ổn định trật tự xã hội”, ông Quyền phát biểu và nhấn mạnh, “nếu chỉ có một vài vụ việc để đánh giá cơ quan tư pháp với thái độ như thế là không nên”.Theo Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, vấn đề quan trọng nhất bây giờ là làm sao để các cơ quan tư pháp cùng nhau sửa sai, những tồn tại, khuyết điểm để cùng đưa hoạt động tư pháp tốt hơn, chất lượng, hiệu quả hơn, làm sao tránh oan, sai cho người dân và đưa nền tư pháp tốt hơn.“Tôi tin rằng vấn đề này các đồng chí trong Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp, các đồng chí trong lĩnh vực tư pháp đều có suy nghĩ làm sao đưa tư pháp tốt lên”, ông Quyền nói. ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương. Ảnh: TN  Cũng tranh luận với ĐB Lưu Bình Nhưỡng về ý kiến “chưa bao giờ uy tín của ngành Tư pháp xuống thấp như bây giờ”, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Nguyễn Sỹ Cương (ĐBQH đoàn Ninh Thuận) nói, phát biểu của ĐB nhận định từ tiếp nhận thông tin qua điện thoại có được coi là có cơ sở hay không”.“Tôi cho rằng, nhận định này là phủ định sạch trơn nền tư pháp”, ông Cương phát biểu và cho hay, khi ông không được nghiên cứu hồ sơ, theo dõi vụ án từ đầu đến cuối, cũng như không được cung cấp tài liệu chính thống thì ông không thể phát biểu về các vụ án. Từ đó, ông Cương cho rằng, cần phải cơ chế thông tin đến các ĐBQH một cách chính thống để khi thảo luận đưa ra nhận định chính xác.“Tôi đồng ý với ý kiến của ĐB Hoàng Đức Thắng phát biểu hôm trước. Đồng chí Phạm Hồng Phong (đoàn Hậu Giang) có ý kiến để thanh minh, bảo vệ ngành nhưng vô tình xúc phạm đến ĐBQH khác là không nên”, Phó Chủ nhiệm Uỷ  ban Đối ngoại kết thúc tranh luận.

Từ đó, Phó trưởng Ban Dân nguyện đề nghị, cần giám sát chặt chẽ hơn nữa đối với công tác tư pháp và có giám sát chuyên đề riêng về việc giải quyết các vụ án nghiêm trọng tư pháp.  Ông Nguyễn Văn Quyền (ĐBQH đoàn Cần Thơ). Ảnh: TN Giơ biển tranh luận, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Nguyễn Văn Quyền (ĐBQH đoàn Cần Thơ) nói, ông rất đồng tình với ý kiến của một số ĐB phát biểu khi đề cập về cái sai của cơ quan này, cơ quan kia, kể cả cơ quan tư pháp vì nếu có sai thì nên tính toán để sửa. Không nên “phủ định sách trơn nền tư pháp”Tuy nhiên, theo ông Quyền, không nên đánh giá hoạt động của cơ quan tư pháp thời gian gần đây là “tệ hại”.“Hoạt động tư pháp thời gian qua tuy có cái sai, có việc này, việc kia làm chưa tốt nhưng trong mấy chục năm thực hiện cải cách tư pháp đến bây giờ tôi khẳng định có thành tựu góp phần ổn định trật tự xã hội”, ông Quyền phát biểu và nhấn mạnh, “nếu chỉ có một vài vụ việc để đánh giá cơ quan tư pháp với thái độ như thế là không nên”.Theo Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, vấn đề quan trọng nhất bây giờ là làm sao để các cơ quan tư pháp cùng nhau sửa sai, những tồn tại, khuyết điểm để cùng đưa hoạt động tư pháp tốt hơn, chất lượng, hiệu quả hơn, làm sao tránh oan, sai cho người dân và đưa nền tư pháp tốt hơn.“Tôi tin rằng vấn đề này các đồng chí trong Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp, các đồng chí trong lĩnh vực tư pháp đều có suy nghĩ làm sao đưa tư pháp tốt lên”, ông Quyền nói. ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương. Ảnh: TN  Cũng tranh luận với ĐB Lưu Bình Nhưỡng về ý kiến “chưa bao giờ uy tín của ngành Tư pháp xuống thấp như bây giờ”, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Nguyễn Sỹ Cương (ĐBQH đoàn Ninh Thuận) nói, phát biểu của ĐB nhận định từ tiếp nhận thông tin qua điện thoại có được coi là có cơ sở hay không”.“Tôi cho rằng, nhận định này là phủ định sạch trơn nền tư pháp”, ông Cương phát biểu và cho hay, khi ông không được nghiên cứu hồ sơ, theo dõi vụ án từ đầu đến cuối, cũng như không được cung cấp tài liệu chính thống thì ông không thể phát biểu về các vụ án. Từ đó, ông Cương cho rằng, cần phải cơ chế thông tin đến các ĐBQH một cách chính thống để khi thảo luận đưa ra nhận định chính xác.“Tôi đồng ý với ý kiến của ĐB Hoàng Đức Thắng phát biểu hôm trước. Đồng chí Phạm Hồng Phong (đoàn Hậu Giang) có ý kiến để thanh minh, bảo vệ ngành nhưng vô tình xúc phạm đến ĐBQH khác là không nên”, Phó Chủ nhiệm Uỷ  ban Đối ngoại kết thúc tranh luận.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Hoàng Nam

22:10 22/11/2024
Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Minh Tân

17:29 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm