Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 04/11/2014 - 16:25
(Thanh tra) - Thảo luận tại tổ về Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật thuế; Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) sáng nay (4/11), nhiều Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình tăng thuế đối với mặt hàng thuốc lá, rượu, bia nhưng cần làm tốt quản lý thị trường, phòng, chống nạn buôn lậu thuốc lá để đảm bảo công bằng cho doanh nghiệp (DN) sản xuất trong nước.
Tăng thuế đi cùng với chống buôn lậu
Theo ĐB Nguyễn Tấn Tuân (Khánh Hòa), Việt Nam đang sửa Luật Ngân sách Nhà nước, trong đó quy định trung khai thác các nguồn thu, “một trong những nguồn thu tôi cho rằng có điều kiện để tăng thu ngân sách đối với các mặt hàng không khuyến khích tiêu dùng như thuốc lá, rượu bia và các mặt hàng khác”.
Tuy nhiên, cơ quan soạn thảo cần phải trả lời được câu hỏi: Việc tăng thuế thuốc lá có ảnh hưởng gì tới DN trong nước, tới các nguồn thu và tác dụng với người tiêu dùng ra sao? Nhất là, từ năm 2005, Việt Nam đã tham gia Công ước khung các biện pháp về giá, thuế nhằm giảm cầu thuốc lá. Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá cũng đã quy định áp dụng các biện pháp để giảm sử dụng nhu cầu thuốc lá.
“Việc tăng thuế mục đích là giảm người sử dụng và tạo môi trường thực sự trong sạch, cũng như góp phần tăng chi phí điều trị bệnh do thuốc lá gây ra là hết sức cần thiết”, ĐB Tuân nói và cho rằng, vấn đề là thực hiện lộ trình tăng thuế ra sao để vừa giảm người hút vừa góp phần tăng thu ngân sách.
Năm 2013, ngân sách Nhà nước đã thất thu khoảng 6.500 tỷ đồng; dự kiến 2014 thất thu khoảng 8.000 tỷ đồng vì thuốc lá lậu. Cho nên, “thuế tăng lên thì phải quản lý thật tốt tình hình buôn lậu diễn ra cả nước. Các DN sản xuất thuốc lá, chúng ta phải có chính sách hỗ trợ khuyến khích DN bị giảm sản lượng và quản lý được các nhà phân phối…”, ĐB Tuân đề xuất.
Đồng quan điểm, ĐB Khúc Thị Duyền (Thái Bình), ĐB Bùi Thị An (Hà Nội) nhấn mạnh, rượi, bia, thuốc lá đang ảnh hưởng rất lướn đến xã hội. Nếu không sớm điều chỉnh tăng thuế suất và hạn chế sản xuất thuốc lá thì có tác hại lớn đối với các thế hệ đặc biệt là trẻ em. Hơn nữa, “người Việt Nam thanh niên uống rượu rất nhiều”, nên thực hiện tăng thuế để hạn chế sử dụng là cần thiết. Cùng với đó, phải thực hiện nghiêm kỷ cương, phòng, chống tốt tình trạng buôn lậu thuốc lá để đảm bảo công bằng cho DN sản xuất trong nước.
Về quy định áp các mức thuế khác nhau với rượu có nồng độ cồn từ 20 độ trở lên, hoặc từ 20 độ trở xuống… theo ĐB Đặng Đình Luyến (Khánh Hòa) là chưa rõ và đề nghị nên nghiên cứu tăng thuế đối với rượu nồng độ cồn từ 20 độ trở xuống nên cân nhắc mức thuế suất 50% để đảm bảo hợp lý hơn. Tuy nhiên, ĐB Lê Xuân Hòa cho rằng, không nên phân biệt mà đưa về một mức thuế như nhau.
Xóa nợ tiền phạt chậm nộp: Nhiều ý kiến trái chiều
Về xóa nợ tiền phạt chậm nộp thuế phát sinh trước ngày 1/7/2013 tại Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều tại các luật về thuế, nhận được nhiều ý kiến khác nhau của các ĐBQH.
Có luồng ý kiến đồng tình với Tờ trình của Chính phủ, cần thiết phải xóa nợ tiền phạt chậm nộp trong thời điểm DN gặp nhiều khó khăn. ĐB Đỗ Thị Hoàng cho rằng, quy định trên là cần thiết. Nhưng Chính phủ phải quy định rõ trong luật các trường hợp gặp rủi ro, bất khả kháng như: thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, hay trong trường hợp Nhà nước đang nợ DN… Bởi trong điều kiện hiện nay, DN hết sức khó khăn, nếu chúng ta không xem xét xóa tiền phạt chậm nộp thì sẽ tạo ra những khó khăn khách quan cho DN.
Thẩm tra Dự án Luật, đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính Ngân sách không nhất trí với Tờ trình của Chính phủ và đề nghị cần cân nhắc việc xóa tiền phạt chậm nộp tiền thuế. Theo Ủy ban Tài chính Ngân sách, bản chất tiền phạt chậm nộp thuế là khoản tiền phạt do vi phạm hành chính về thuế. Nếu xóa nợ sẽ tạo tiền lệ không tốt, không bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và không công bằng đối với các DN thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật.
Theo ĐB Vương Đình Huệ (Bình Định), Trưởng ban Kinh tế Trung ương không nên xóa nợ, mà nên sửa giảm tỷ lệ phạt xuống. ĐB Huệ cho rằng, nếu DN có khó khăn thì “hoãn” tiền phạt lại, chỉ nộp tiền gốc thôi. Khi “treo” mãi không nộp thì xóa nợ thuế như quy định của Luật quản lý thuế, nhưng cũng chỉ xử lý, xóa phần nào đó thôi. “Bây giờ xóa thì ai được hưởng? Nợ đọng thuế, tiền phạt chủ yếu là các DN kinh doanh bất động sản, đất đai, chứ những doanh nghiệp vừa và nhỏ tiền phạt không đáng kể. Còn nếu sửa thế này rất nhiều DN vừa và nhỏ, DN dân doanh được hưởng, đảm bảo được tính nghiêm minh của pháp luật, phù hợp với quản lý của chúng ta và sẽ được lâu dài, tốt hơn lên rất nhiều chứ không nên xóa hết toàn bộ nợ”.
ĐB Đặng Đình Luyến (Khánh Hòa) nhấn mạnh, khi người vi phạm, Nhà nước ra quyết định xử phạt thì phải thực hiện nghiêm quy định của pháp luật, nếu không thực hiện sẽ dẫn tới “nhờn luật”.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.
Chính Bình
21:26 12/12/2024(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
T.T
21:06 12/12/2024Hương Giang
20:49 12/12/2024Thu Huyền
20:30 12/12/2024Trọng Tài
20:27 12/12/2024Trần Kiên
19:26 12/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC