Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thanh Thanh
Thứ ba, 18/01/2022 - 22:16
(Thanh tra) - Báo cáo tình hình của nhân dân phải phản ánh được nỗi lòng, sự mong mỏi và phản ánh bức tranh chân thực, sinh động của khối đại đoàn kết toàn dân tộc là một trong những nội dung chính, được bàn tại hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ công tác Mặt trận năm 2022, diễn ra hôm nay (18/1).
Toàn cảnh hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ công tác Mặt trận năm 2022. Ảnh: Q.Vinh
Tại hội nghị, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam Lê Tiến Châu đã nêu một số định hướng cho từng nhiệm vụ trọng tâm công tác Mặt trận năm 2022.
Các hoạt động tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân; củng cố, tăng cường, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc được đặc biệt quan tâm chú trọng.
Triển khai trọng tâm, tạo được sức bật, chuyển biến thực sự
Cần tiếp tục tuyên truyền, quán triệt nội dung Chương trình Hành động của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và các sự kiện lớn của đất nước và của mỗi địa phương; các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đặc biệt là phối hợp với chính quyền địa phương vận động nhân dân chấp hành các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án phát triển hạ tầng giao thông quan trọng…
“Cần phát huy đa dạng các kênh thông tin để tổng hợp, nắm bắt và xây dựng báo cáo về tình hình nhân dân. Tăng cường vận động, tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tiếp xúc, phát huy vai trò người có uy tín, cá nhân tiêu biểu trong đồng bào các dân tộc, tôn giáo nhất là những ngày lễ trọng đại của mỗi dân tộc, mỗi tôn giáo. Phải làm sao, báo cáo tình hình nhân dân phải phản ánh được nỗi lòng, sự mong mỏi và phản ánh bức tranh chân thực, sinh động của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”, ông Lê Tiến Châu nói.
Để chủ động rà soát, đánh giá tính hiệu quả và cách thức triển khai các phong trào thi đua, các cuộc vận động, ông Lê Tiến Châu chỉ ra một số phong trào, cuộc vận động mang tính hình thức, chưa hiệu quả do xác định mục tiêu chưa trúng và đúng với lòng dân và bối cảnh đất nước; cách thức triển khai của các phong trào còn dàn trải, thiếu tính trọng tâm, trọng điểm đồng bộ, chưa tạo sức lan tỏa thực sự trong xã hội...
Bởi vậy, trong năm 2022, ông Lê Tiến Châu đề nghị MTTQ các cấp cần đẩy mạnh vận động toàn dân tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống, khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 nhằm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch; phát huy tinh thần tương thân, tương ái của dân tộc để cùng với chính quyền địa phương các cấp cho lo đời sống an sinh cho người dân nghèo, gia đình chính sách, người gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Để điều chỉnh các cuộc vận động, các phong trào thi đua theo hướng thực chất, hiệu quả hơn, ông Lê Tiến Châu cho rằng, có thể mỗi phong trào, mỗi cuộc vận động chỉ cần lựa chọn một đến hai nội dung để tập trung triển khai trọng tâm, tạo được sức bật, chuyển biến thực sự trong thực hiện.
Phát huy vai trò của MTTQ và các tổ chức thành viên trong việc thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội ngày càng cao hơn, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Nhiều kiến nghị của MTTQ đã được các Đảng, Nhà nước, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp ghi nhận và giải quyết kịp thời, được nhân dân đồng tình, ủng hộ cao.
Để những kiến nghị sau giám sát sẽ toàn diện, thực tiễn và mạnh mẽ hơn, thì hoạt động giám sát, phản biện xã hội cần tạo sự gắn kết giữa công tác nắm tình hình nhân dân, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cư tri với giám sát, phản biện xã hội.
Đặc biệt, trong quá trình thực hiện giám sát, phản biện xã hội, kịp thời phát hiện những bất cập, vướng mắc về thể chế, pháp lý và quá trình thực thi để chủ động đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật; quan tâm tới việc khảo sát, lấy ý kiến của người dân đối với những vấn đề nổi cộm, bức xúc, liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, ông Lê Tiến Châu nhấn mạnh thêm.
Đoàn kết, trách nhiệm và hiệu quả
Phát biểu kết luận, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến đề nghị, trong năm 2022, MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố cần chủ trì phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội để triển khai hiệu quả những nội dung chương trình hành động đã đề ra.
Ông Đỗ Văn Chiến cho rằng, MTTQ Việt Nam các cấp cần tập trung tuyên truyền về 5 nhiệm vụ trọng tâm trong mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ ra tại hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chương trình Hành động của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; tuyên truyền về Chỉ thị 11 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Nhâm Dần năm 2022; Chỉ thị 03 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trong tình hình mới; Kết luận số 21 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; Nghị quyết số 128 của Chính phủ về “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”; Nghị quyết kỳ họp bất thường lần thứ nhất Quốc hội khóa XV.
Cùng với đó, cần căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các tỉnh, thành phố nhiệm kỳ 2020-2025, các nghị quyết hướng dẫn của UBTƯ MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các địa phương tham mưu để Tỉnh ủy hoặc Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành nghị quyết chuyên đề, chỉ thị, kết luận, hoặc văn bản chỉ đạo MTTQ các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức thành viên vừa thực hiện nhiệm vụ chính trị vừa triển khai thực hiện công tác Mặt trận năm 2022.
“Ngay sau hội nghị này, MTTQ các tỉnh, thành phố tiếp tục rà soát lại công tác chuẩn bị phục vụ lãnh đạo Đảng, Nhà nước đi thăm tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, người khó khăn, người bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Bởi việc thăm, tặng quà chính là hơi ấm của Đảng và Nhà nước đến với đồng bào”, ông Đỗ Văn Chiến nói.
Chủ tịch MTTQ Việt Nam đề nghị Ban Thường trực Ủy ban MTTQ các tỉnh, thành phố tự chủ động, kiểm tra rà soát toàn bộ các quỹ vận động, kịp thời khắc phục những khiếm khuyết, hồ sơ, thủ tục, vướng gì cần thiết thì phải báo cáo để thống nhất xử lý trước khi tập hợp, tổng hợp báo cáo.
Cũng tại hội nghị này, MTTQ Việt Nam đã tiếp thu ý kiến của Mặt trận TP Hồ Chí Minh, phân công Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh chỉ đạo có văn bản gửi Bộ Tài chính ngay để tổ chức thực hiện việc sử dụng, quản lý các quỹ vận động.
Năm 2022 với chủ đề là "Đoàn kết, dân chủ; năng động, sáng tạo; tận tụy, trách nhiệm; chất lượng, hiệu quả", Chủ tịch MTTQ Việt Nam hy vọng năm 2022, công tác Mặt trận sẽ có nhiều đổi mới, thành công mới.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.
Chính Bình
21:26 12/12/2024(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
T.T
21:06 12/12/2024Hương Giang
20:49 12/12/2024Thu Huyền
20:30 12/12/2024Trọng Tài
20:27 12/12/2024Trần Kiên
19:26 12/12/2024Đức Tài
Chính Bình
PV
N. Phê
N. Phó
Trung Hà
CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành