Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đẩy mạnh hiệu quả thực thi cải cách tư pháp

Thứ sáu, 11/07/2014 - 17:18

(Thanh tra) - Sáng 11/7, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị phổ biến, quán triệt Kết luận số 92-KL/TW của Bộ Chính trị và các văn bản của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp (CCTP) Trung ương về công tác CCTP trong thời gian tới.

Bộ Tư pháp sẽ tăng cường năng lực tiếp cận của người dân đối với các thiết chế bổ trợ tư pháp và bán tư pháp. Ảnh: Thảo Nguyên

Trong 8 năm qua, việc thực hiện Chiến lược CCTP đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, hội nhập quốc tế, từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao chất lượng nội tại của nền tư pháp…

Tuy nhiên, công tác CCTP chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước; một số nhiệm vụ thực hiện còn chậm, chưa đúng lộ trình đề ra; vẫn còn một khó khăn trong việc thiết lập hệ thống Tòa án, mô hình thi hành án, tổ chức cơ quan điều tra…

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thúy Hiền cho biết, tiếp tục thực hiện Chiến lược CCTP, Kết luận số 92-KL/TW của Bộ Chính trị đã điều chỉnh một số nội dung về quan điểm, nhiệm vụ. Đó là, bổ sung nội dung “kiểm soát” giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; giữ nguyên hệ thống tổ chức cơ quan điều tra chuyên trách tại Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát quân sự Trung ương và sắp xếp tinh gọn đầu mối; tiếp tục thực hiện chủ trương tổ chức Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân theo cấp xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính; thực hiện mô hình tổ chức các cơ quan thi hành án như hiện nay.

Về phía Bộ Tư pháp, theo Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền, Bộ sẽ tham mưu Chính phủ xây dựng và hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực tư pháp; chủ trì, phối hợp với các cơ quan xây dựng các dự án luật quan trọng; lãnh đạo, chỉ đạo hệ thống Thi hành án dân sự thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tiếp tục tạo chuyển biến cơ bản, bền vững đối với nhiệm vụ Thi hành án dân sự, hành chính.

Cùng với đó, Bộ Tư pháp sẽ tăng cường năng lực tiếp cận của người dân đối với các thiết chế bổ trợ tư pháp và bán tư pháp; tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nguồn lực, tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ tư pháp, nhất là các chức danh tư pháp; chuyển trọng tâm của CCTP từ nay đến năm 2020, từ xây dựng thể chế sang nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật trong lĩnh vực thi hành án và bổ trợ tư pháp…

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận vào các nội dung: phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Thi hành án dân sự, chủ trương xã hội hóa một số hoạt động tư pháp; chiến lược phát triển và những yêu cầu đổi mới hoạt động trợ giúp pháp lý; đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nhân lực ngành tư pháp; hoàn thiện thể chế trong các lĩnh vực do ngành Tư pháp quản lý, nhằm đáp ứng yêu cầu CCTP trong thời gian tới…

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Bùi Bình

19:37 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm