Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 01/06/2022 - 16:48
(Thanh tra) - “Những “con sâu” đã bị gạt bỏ ra khỏi hệ thống nhưng những người mới nhận nhiệm vụ lại vô cùng bối rối, loay hoay chưa tìm được đường đi cho đúng vì đụng đâu cũng vướng, làm gì cũng có thể sai khi mà hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh”, đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu chia sẻ ở nghị trường.
“Không thể vì những vi phạm xảy ra mà để cả một ngành tê liệt”, đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu nói
Ngày 1/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước; tổng kết thực hiện Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ Nghị quyết 42.
“Con sâu” đã bị gạt bỏ khỏi hệ thống, người mới nhận nhiệm vụ lại vô cùng bối rối
Nêu ý kiến, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội Nguyễn Lân Hiếu (đại biểu Quốc hội đoàn Bình Định) cho rằng đại dịch COVID -19 đã chứng minh khả năng vượt khó của ngành Y tế.
“Thật tự hào khi tôi được chứng kiến vị Chủ tịch Trường Đại học y khoa của Mỹ chia sẻ với Thủ tướng về sự khâm phục hình mẫu chống dịch của Việt Nam. Với nguồn lực hạn chế nhưng tỷ lệ tử vong ở Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia giàu có”, ông nói.
Dù công đầu thuộc về các cán bộ y tế nhưng theo đại biểu “chính họ trong thời bình lại vô cùng hoang mang khi những biến cố liên tục xảy ra”.
“Những “con sâu” đã bị gạt bỏ ra khỏi hệ thống nhưng những người mới nhận nhiệm vụ lại vô cùng bối rối, loay hoay chưa tìm được đường đi cho đúng vì đụng đâu cũng vướng, làm gì cũng có thể sai khi mà hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh”, ông Hiếu nói.
Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cũng cho biết, dịch bệnh ảnh hưởng đến rất nhiều lĩnh vực, nhưng ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất, để lại hậu quả nặng nề nhất chính là ngành Y tế.
“Hệ thống y tế đã trải qua những giờ phút không thể nào quên. Những thành công đã được xã hội ghi nhận bằng nhiều hình thức. Những sai lầm đã phải trả giá theo nguyên tắc công tội phân minh”, ông Nguyễn Lân Hiếu nêu.
Vấn đề đặt ra là sau cơn bão lớn việc phục hồi phát triển tốt hơn một ngành trụ cột trong an sinh xã hội sẽ diễn ra như thế nào? “Không thể vì những vi phạm xảy ra mà để cả một ngành tê liệt”, ông nhấn mạnh.
Ông Hiếu cho hay, những khó khăn trước đây như thu nhập của nhân viên y tế, mua sắm đấu thầu trang thiết bị, vật tư thuốc men không được cải thiện mà còn tệ hơn, thậm chí có thể coi là nguy hiểm.
“Rất nhiều nhân viên y tế, cán bộ bảo hiểm xã hội, cử tri, người bệnh đã gửi gắm cho tôi nỗi lòng của mình những khó khăn hiện nay và tương lai của hệ thống y tế”, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chia sẻ ở nghị trường.
Tránh tâm lý sợ thanh tra và thái độ cứ nhìn vào y tế là thấy tiêu cực
Nhiều vướng mắc được ông Nguyễn Lân Hiếu đề cập đến. Trong đó, đấu thầu mua sắm trang thiết bị, thuốc men là nỗi lo lớn nhất của đại đa số bệnh viện cả công và tư.
Tiếp đó, nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành y đã thiếu nay còn càng ít hơn do mức lương không tăng và có xu hướng giảm theo thống kê của các bệnh viện công.
“Không đủ cơ sở, phương tiện để triển khai kỹ thuật mới hiện đại khiến các bác sĩ giỏi đến đâu cũng bó tay, nản lòng”, ông Hiếu nhấn mạnh.
Từ đó, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu đề nghị Quốc hội sớm hoàn thiện Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi; giám sát Chính phủ ban hành sớm các nghị định, thông tư tháo gỡ những vướng mắc nghiêm trọng của hệ thống y tế.
Cạnh đó, có nguồn ngân sách cụ thể ghi trong gói hỗ trợ phục hồi kinh tế chi cho y tế cơ sở, đầu tư y tế kỹ thuật cao tại các bệnh viện.
“Sự ổn định và phương hướng phát triển rõ ràng là điều nhân viên y tế chúng tôi cần nhất lúc này”, đại biểu Nguyễn Xuân Hiếu bày tỏ.
Đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai) cũng cho rằng cần tiếp tục triển khai Chương trình Phòng chống dịch COVID -19 trong tình hình mới, không được chủ quan, đề phòng với những biến chủng mới có thể xuất hiện.
Cạnh đó, tiếp tục quan tâm đến hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở và các bệnh viện công lập; có cơ chế, chính sách để các cơ sở y tế chủ động, tự tin trong việc mua sắm trang thiết bị, thuốc men, tránh tâm lý sợ thanh tra, kiểm tra không dám làm, không dám mua và thái độ cứ nhìn vào y tế là thấy tiêu cực.
“Dù hệ thống y tế đang bị rúng động bởi “quả bom Việt Á” nhưng việc chống dịch, chữa bệnh, cứu người, vì sức khỏe nhân dân vẫn phải là ưu tiên hàng đầu”, ông An nêu quan điểm.
Không xảy ra “quả bom” trái phiếu doanh nghiệp
Đại biểu đoàn Trình Xuân An còn đề nghị tăng cường quản lý, giám sát thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản. Theo đại biểu, những vụ việc vừa qua cho thấy thị trường vốn “rất mong manh và dễ bị thao túng, tác động, can thiệp”.
“Cần theo dõi, giám sát và xử lý nghiêm các hành vi thao túng giá, làm giá, thực hiện sai nghĩa vụ công bố thông tin. Xử lý sai phạm nhưng không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, sai phạm đến đâu xử đến đó; doanh nghiệp càng lớn thì trách nhiệm đối với xã hội và nền kinh tế càng phải cao”, ông An nhấn mạnh.
Cạnh đó là rà soát chính sách quản lý với các loại thị trường quan trọng này để tránh tình trạng “lúc quá mở, lúc lại bóp nghẹt” làm ảnh hưởng đến các kênh dẫn vốn của nền kinh tế, đồng thời cũng để không xảy ra “quả bom” trái phiếu doanh nghiệp, dẫn đến hiệu ứng domino trong thị trường vốn.
Ông An còn đề nghị có công cụ để điều tiết thị trường bất động sản, xử lý nợ xấu liên quan đến bất động sản và kiểm soát việc tăng giá bất động sản bất thường ở mọi vùng, mọi nơi, tránh lại tiếp tục xảy ra “bong bóng bất động sản” thời gian tới.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương