Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ ba, 27/09/2022 - 20:02
(Thanh tra) - Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, cuộc giám sát về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 rất quy mô. Và tại kỳ họp thứ 4 vào tháng 10 tới đây, Quốc hội sẽ cho ý kiến báo cáo của đoàn giám sát này.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ
Ngày 27/9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội nghị toàn quốc triển khai chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023
Tại hội nghị, đại diện các cơ quan của Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, lãnh đạo TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh... đã thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc, nêu những cách làm hay… thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ đề ra trong chương trình giám sát năm 2023 của Quốc hội.
Phát biểu bế mạc hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói, giám sát chuyên đề được chú trong và có nhiều đổi mới.
Năm 2022, Quốc hội lựa chọn 2 chuyên đề giám sát tối cao là về công tác quy hoạch và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2 chuyên đề khác giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
Theo ông Vương Đình Huệ, việc triển khai hoạt động của các đoàn giám sát chuyên đề được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo sát sao, chuẩn bị rất rất kỹ lưỡng.
“Kết quả giám sát dựa trên các chứng cứ thực tế của các bộ, ngành, địa phương”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bố trí thời gian nghe kết quả giám sát, nhờ vậy có sự chỉ đạo, điều chỉnh, giải quyết những vướng mắc, khó khăn, đảm bảo nâng cao chất lượng giám sát, trước khi trình Quốc hội.
“Cuộc giám sát về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là cuộc giám sát rất quy mô”, Chủ tịch Quốc hội dẫn chứng, Tổng Thư ký Quốc hội nói tài liệu cuộc giám sát này đến 200kg với hàng trăm báo cáo.
Tại kỳ họp thứ 4 vào tháng 10 tới đây, Quốc hội sẽ cho ý kiến báo cáo của đoàn giám sát của Quốc hội “việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021”.
Giám sát phải vì mục tiêu kiến tạo phát triển
Để triển khai có hiệu quả chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh một số nội dung, trong đó có việc tăng cường giám sát trong hoạt động phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
Theo ông Vương Đình Huệ, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội phải chú trọng nội dung phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
“Phải xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng và được tiến hành toàn diện, công khai, có trọng tâm, trọng điểm; tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, dư luận quan tâm về tham nhũng, tiêu cực, về suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Tại các kỳ họp cuối năm, trường hợp cần thiết, có thể bố trí để Quốc hội xem xét báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cùng với xem xét báo cáo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị, sớm rà soát, tổng kết, đánh giá và nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật về hoạt động giám sát, đặc biệt là Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND để phù hợp với yêu cầu kiểm soát quyền lực trong tình hình mới….
“Giám sát phải trên tinh thần hết sức xây dựng; giữa “xây” và “chống” thì xây vẫn là căn bản, lâu dài; chống là quyết liệt, triệt để, cấp bách; phải phát huy được những mô hình tốt, những cách làm hay, gương người tốt, việc tốt; đánh giá cân bằng, khách quan để tiếp tục hoàn thiện thể chế, hệ thống pháp luật, tiếp tục nâng cao hiệu quả khâu tổ chức thực hiện để mọi việc tốt hơn, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng đất nước. Xây dựng pháp luật là để kiến tạo phát triển. Công tác giám sát cũng phải vì mục tiêu kiến tạo phát triển”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Đề nghị giám sát về đầu tư công, bồi thường giải phóng mặt bằng
Trước đó, tham luận tại hội nghị, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Nguyễn Tuấn Anh nêu một số giải pháp trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động giám sát.
Trong đó, ông đề nghị các cơ quan của Quốc hội nghiên cứu thêm một trong hướng tiếp cận khi lựa chọn chủ đề giám sát liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công trên cơ sở khai thác, sử dụng kết quả kiểm toán đã thực hiện.
“Kết quả kiểm toán năm 2022 với chuyên đề “việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 và các chính sách hỗ trợ” sẽ là nguồn thông tin hữu ích phục vụ chuyên đề giám sát tối cao năm 2023 của Quốc hội tại kỳ họp thứ 5”, ông Tuấn Anh nêu.
Vẫn theo Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước, với mỗi chuyên đề giám sát cần nghiên cứu các nội dung giám sát trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải.
Phó Chủ tịch HĐND TP HCM Nguyễn Văn Dũng cũng đề nghị, báo cáo kết quả giám sát, nghị quyết giám sát cần có các tiêu chí định lượng rõ ràng, mốc thời gian, trách nhiệm thực hiện cụ thể của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Cùng với đó, tăng cường sử dụng thông tin từ cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, chuyên gia, nhà nghiên cứu.
Ông Dũng cũng kiến nghị việc xây dựng chương trình giám sát bám sát tình hình thực tiễn, tập trung vào những vấn đề như: hoạt động của bộ máy Nhà nước; việc ban hành và thực thi cơ chế, chính sách; hoạt động thuộc lĩnh vực tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
“Cần có chương trình giám sát chuyên đề về đầu tư công, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng”, ông Dũng nói và đề nghị quá trình giám sát cần tập trung vào các dự án trọng điểm, những vấn đề cốt lõi đang ảnh hưởng đến quá trình thực hiện các chương trình, nghị quyết của Quốc hội.
Phó Bí thư Thành ủy, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn thì đề nghị tiếp tục tăng cường các hoạt động giám sát, nội dung tập trung vào một số lĩnh vực như: công tác quản lý đất đai; các chính sách khuyến khích thu hút đầu tư; các chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là các đối tượng bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì dịch bệnh Covid-19; giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân...
Quốc hội tiến hành giám sát tối cao 2 chuyên đề trong năm 2023, cụ thể gồm:
- “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng” (tại kỳ họp thứ 5).
- “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” (tại kỳ họp thứ 6).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát 2 chuyên đề:
- “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” (tại phiên họp tháng 8/2023)
- “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021” (tại phiên họp tháng 9/2023).
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.
Chính Bình
21:26 12/12/2024(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
T.T
21:06 12/12/2024Hương Giang
20:49 12/12/2024Thu Huyền
20:30 12/12/2024Trọng Tài
20:27 12/12/2024Trần Kiên
19:26 12/12/2024Trần Kiên
Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC