Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chủ tịch Quốc hội: Có những TikToker phân tích Luật Đất đai hàng trăm nghìn người xem

Hương Giang

Thứ năm, 07/03/2024 - 20:28

(Thanh tra) - "Tôi theo dõi thấy mừng lắm, có những TikToker, Blogger phân tích khoản 4 của Luật Đất đai tức là định nghĩa thế nào người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài gốc Việt Nam... Một buổi lên sóng như vậy thu hút hàng trăm nghìn lượt người xem", Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ảnh: Đ.X

Nội dung này được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề cập khi phát biểu kết luận hội nghị toàn quốc lần thứ 2 triển khai luật, nghị quyết của kỳ họp 6 và kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa 15, sáng 7/3.

Không để chồng chéo, phát sinh vướng mắc, điểm nghẽn

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, những luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại các kỳ họp không chỉ có ý nghĩa không chỉ đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của năm 2024, 2025, mà còn có ý nghĩa căn cơ, chiến lược, lâu dài trong giai đoạn tiếp theo.

“Đặc biệt, với việc thông qua Luật Đất đai, Quốc hội đã hoàn thành một trong những nhiệm vụ lập pháp quan trọng nhất của nhiệm kỳ”, ông Vương Đình Huệ nói, chất lượng các luật, nghị quyết sau khi được ban hành bước đầu nhận được sự đồng thuận, đánh giá cao của Nhân dân, cử tri, đồng bào ta ở nước ngoài và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Lưu ý khối lượng công việc cần tiếp tục thực hiện là rất lớn, nội dung giao Chính phủ, các cơ quan quy định vừa nhiều, vừa khó, vừa đòi hỏi cao về tiến độ, vừa quy định nhiều chính sách mới, đặc thù, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, cần sự tập trung, nỗ lực, quyết tâm rất lớn của các cơ quan.

Ông đề nghị Chính phủ, Thủ tướng bám sát những yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể về triển khai đối với từng luật, nghị quyết được thông qua.

Trong đó, theo Chủ tịch Quốc hội, cần bảo đảm tiến độ, chất lượng để kịp thời có hiệu lực cùng với luật, nghị quyết, có tính khả thi, nhất quán, đồng bộ, không để chồng chéo, phát sinh vướng mắc, điểm nghẽn, phát sinh quy trình, thủ tục, “giấy phép con” trái quy định trong tổ chức thực hiện.

Đồng thời, chú ý các chính sách, quy định mới, có hiệu lực sớm hơn so với hiệu lực chung của luật; quy định chi tiết, hướng dẫn triển khai đối với các nội dung chuyển tiếp nhằm tạo cơ sở cho việc thực hiện thông suốt, thống nhất, tránh tạo khoảng trống pháp lý.

Tiếp tục rà soát các văn bản dưới luật có liên quan đến các quy định mới của luật, nghị quyết để sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành theo thẩm quyền, bảo đảm phù hợp và đồng bộ với các luật, nghị quyết được thông qua.

Tuyên truyền pháp luật qua mạng xã hội

Chủ tịch Quốc hội đặc biệt lưu ý đến việc tăng cường công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu các chính sách, nội dung của luật, nghị quyết và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành để các cơ quan, tổ chức, người dân, doanh nghiệp hiểu đúng, đầy đủ các quy định.

“Hiện tượng khá mới là sự tham gia của mạng xã hội trong công tác thông tin, tuyên truyền về các dự án luật, nhất là dự án Luật Đất đai. Tôi theo dõi thấy mừng lắm, có những TikToker, Blogger phân tích khoản 4 của Luật Đất đai tức là định nghĩa thế nào người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài gốc Việt Nam... Một buổi lên sóng như vậy thu hút hàng trăm nghìn lượt người xem", Chủ tịch Quốc hội nêu thực tế.

Toàn cảnh hội nghị toàn quốc lần thứ 2 triển khai luật, nghị quyết của kỳ họp 6 và kỳ họp bất thường lần thứ 5. Ảnh: Đ.X

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, mạng xã hội chính là kênh truyền thông giới thiệu cho một số tác phẩm điện ảnh Nhà nước đặt hàng. Nếu không có hiệu ứng truyền thông xã hội, người dân cũng không biết đến phim Đào, Phở và Piano.

“Tôi thấy đây là kinh nghiệm, Bộ trưởng Tư pháp và Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cần nghiên cứu kỹ hiện tượng này. Nhiều người bây giờ vẫn tiếp tục làm tuyên truyền bằng cách này nhiều lắm”, Chủ tịch Quốc hội gợi mở.

Đề cao trách nhiệm người đứng đầu

Nhiệm vụ nữa, theo ông Vương Đình Huệ, cần  thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác thi hành pháp luật, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm và tính chủ động, tích cực của đội ngũ công chức.

Cùng với đó, tăng cường kiểm tra, thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, “lợi ích nhóm”, “lợi ích cục bộ” trong thi hành pháp luật. Đặc biệt là khắc phục kịp thời, hiệu quả tình trạng đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm trong một bộ phận cán bộ, công chức.

Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý phải chú trọng tổ chức đối thoại với doanh nghiệp, người dân, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thi hành pháp luật.

Chính phủ cần tập trung chỉ đạo rà soát, xử lý các vướng mắc, bất cập về thủ tục hành chính. Trong quá trình thực hiện, cần gắn kết chặt chẽ việc rà soát, kiến nghị xử lý các vướng mắc, bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật với việc rà soát, kiến nghị xử lý các thủ tục hành chính không phù hợp, gây phiền hà, làm tăng chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp, theo đề nghị của ông Vương Đình Huệ.

Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết, Luật Đất đai 2024 có nhiều nội dung mới mang tính đột phá quan trọng góp phần vào mục tiêu hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất.  Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân. Ảnh: P.Thắng Trong đó có công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; tài chính đất đai, giá đất; đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận chuyển sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất… Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ động xác định rõ nhiệm vụ trong việc xây dựng, trình Thủ tướng ban hành kế hoạch triển khai thi hành. Bộ Tài nguyên và Môi trường được phân công chủ trì soạn thảo 10 văn bản gồm: 6 nghị định và 4 thông tư; Bộ Tài chính được phân công chủ trì soạn thảo 3 văn bản gồm 2 nghị định và 1 thông tư; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được phân công chủ trì soạn thảo 1 nghị định, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội được phân công chủ trì soạn thảo 1 quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Nội vụ được phân công chủ trì soạn thảo 1 thông tư. Hiện nay, các cơ quan đang khẩn trương xây dựng theo đúng trình tự quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành trong tháng 5/2024. Ông Ngân thông tin thêm, trong năm 2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường tập trung nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai; hoàn thành cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh, TP.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thành lập thanh tra chuyên ngành di sản văn hóa

Thành lập thanh tra chuyên ngành di sản văn hóa

(Thanh tra) - Chiều 23/11, với 413/422 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Di sản văn hóa sửa đổi, trong đó có quy định về thành lập thanh tra chuyên ngành di sản văn hóa.

Hương Giang

16:19 23/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm