Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 19/11/2013 - 14:30
Sáng 19/11, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, trình bày Báo cáo của Chính phủ về thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tập trung vào một số lĩnh vực lớn: Nông nghiệp, VHTTDL, LĐTBXH.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đọc Báo cáo của Chính phủ về chất vấn và trả lời chất vấn. Ảnh: TTXVN
Toàn văn Báo cáo của Chính phủ
Về nông nghiệp và phát triển nông thôn, thời gian qua Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể sản xuất nông nghiệp, Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, tạo tiền đề, định hướng quan trọng trong phát triển nông nghiệp theo hướng thị trường…
Thời gian qua, ngành Nông nghiệp và các địa phương đã tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung quy hoạch sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản phù hợp với thị trường và phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng địa phương gắn với bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, bảo đảm liên kết với quy hoạch vùng, ngành, lĩnh vực và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều quyết định về chính sách nhằm hoàn thiện thể chế cho phát triển nông nghiệp theo hướng thị trường; đổi mới và phát triển hệ thống quản lý và hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, hỗ trợ tiêu thụ nông sản; xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn, khu nông nghiệp công nghệ cao, đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, gắn kết giữa sản xuất, công nghiệp chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm với chuỗi giá trị toàn cầu.
Để tháo gỡ khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, thủy sản, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần làm việc với các tỉnh, nhất là các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long; chỉ đạo Bộ NNPTNT chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương hướng dẫn, tổ chức sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, thủy sản. Đồng thời, tổng kết đánh giá các mô hình, hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích phát triển liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ nông sản được hoàn thiện Công tác kiểm tra, giám sát việc mua tạm trữ lúa gạo được tăng cường.
Trong 3 năm 2011-2013 Phong trào xây dựng nông thôn mới đã huy động 105 nghìn tỷ đồng từ các nguồn lực xã hội, trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ khoảng 5 nghìn tỷ đồng; các địa phương đã lồng ghép và bố trí khoảng 31 nghìn tỷ đồng. Đến nay, đã có 93,1% số xã trong cả nước hoàn thành quy hoạch, 79,2% số xã hoàn thành việc xây dựng đề án nông thôn mới. Hạ tầng nông thôn nhiều nơi được cải thiện rõ rệt, nhất là về giao thông (trong 3 năm đã làm mới được 38.000 km đường).
Về lĩnh vực VHTTDL, nhiều cuộc vận động, phong trào văn hóa được tích cực triển khai thực hiện như “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Gia đình văn hóa, làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa”, “Người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến”. Quan tâm phát triển, có cơ chế đặc thù để phát huy đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, người hoạt động văn hóa tài năng. Đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa.
Tuy có nhiều khó khăn nhưng lĩnh vực du lịch vẫn duy trì đà tăng trưởng. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam 10 tháng đầu năm 2013 đạt khoảng 6,1 triệu lượt, tăng 10,4%, ước cả năm 7,5 triệu, tăng 9,5%; khách nội địa đạt 32,5 triệu lượt, tăng 10%; ước cả năm 35 triệu, tăng 7,7%.
Đối với lĩnh vực LĐTBXH, Chính phủ đã tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn; chỉ đạo sắp xếp, sáp nhập trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp cấp huyện thành một trung tâm.
Tích cực thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia, các bộ, ngành, địa phương, trong đó xác định rõ nhu cầu nhân lực ở các trình độ đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Nhất là ưu tiên đào tạo nghề, hỗ trợ giải quyết việc làm đối với người bị thu hồi đất nông nghiệp, hỗ trợ đào tạo để chuyển đổi nghề đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo ở các vùng đặc biệt khó khăn.
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI về một số vấn đề về chính sách xã hội, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động với 18 nhiệm vụ trọng tâm và thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương do một Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban. Qua 1 năm triển khai thực hiện đã đạt được một số kết quả tích cực. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm còn 7,8%.
Tuy nhiên, Chính phủ cũng thẳng thắn nhìn nhận về một số hạn chế, yếu kém trong thực hiện chính sách an sinh xã hội và giảm nghèo. Chính sách còn dàn trải, chồng chéo, hiệu quả chưa cao (hiện có khoảng trên 70 chính sách hỗ trợ về an sinh xã hội và giảm nghèo). Việc hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung chính sách còn chưa kịp thời đã gây khó khăn trong tổ chức thực hiện.
Chính phủ đang nghiên cứu, sửa đổi cơ chế, chính sách theo hướng giảm dần các chính sách hỗ trợ trực tiếp "cho không", gắn với hỗ trợ sản xuất, đảm bảo giảm nghèo bền vững. Đồng thời tăng dần các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, học nghề, tạo việc làm khuyến khích người nghèo chủ động vươn lên thoát nghèo; mở rộng chính sách hỗ trợ đối với hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.
(Theo Chinhphu.vn)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà