Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 14/11/2015 - 16:14
(Thanh tra) - Chiều ngày 14/11, Quốc hội thảo luận tại tổ dự án Luật Báo chí (sửa đổi). Trao đổi với PV Báo Thanh tra, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Đào Trọng Thi nhấn mạnh, hoạt động của nhà báo, cơ quan báo chí được đối xử, tương đương với hoạt động công vụ. Nếu hạn chế, cản trở nhà báo hoạt động thì hành vi đó ngang với cản trở hoạt động công vụ.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Đào Trọng Thi. Ảnh: Thảo Nguyên
Bảo đảm quyền tự do báo chí
+ Có ý kiến cho rằng, dự thảo quy định trách nhiệm báo chí nặng nề đồng nghĩa với siết chặt hoạt động của báo chí. Có nghĩa “Hiến pháp thì mở, luật thì đóng”?
Không có chuyện “Hiến pháp mở, luật đóng”. Tất nhiên có điểm nào chưa phù hợp thì phải tiếp tục hoàn chỉnh. Việc quản lý là để tạo điều kiện cho hoạt động của báo chí. Quyền tự do của báo chí chỉ bị hạn chế bởi 4 lý do là vì quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng. Ngoài những lý do được quy định trong luật thì không có quyền hạn chế báo chí.
Theo tôi, phải tiếp tục làm sao để quản lý báo chí không mang tính chất hành chính, không quá nặng nề, tạo điều kiện cho báo chí, cơ quan báo chí và các nhà báo chủ động hơn, đảm bảo được tính sáng tạo để báo chí có trách nhiệm hơn với xã hội.
+ Dự thảo luật quy định cụ thể việc cung cấp tin như thế nào cho nhà báo, thưa ông?
Vấn đề này dự thảo luật sẽ làm cụ thể và tạo điều kiện hơn. Nhưng không có nghĩa, báo chí muốn vào đâu cũng được, muốn tìm
hiểu cái gì cũng được mà phải có quy trình. Tuy nhiên, không phải tất cả quy định về cung cấp thông tin đều được quy định trong dự thảo Luật này vì còn quy định trong dự thảo luật tiếp cận thông tin. Theo đó, so với quyền tiếp cận thông tin của người dân thì các nhà báo thì được ưu tiên hơn để phục vụ cho hoạt động nghề nghề.
+ Câu chuyện cơ quan có trách nhiệm “né” cung cấp thông tin cho báo chí, trì hoãn hoặc “bặt vô âm tín” có được giải quyết trong dự thảo luật?
Tất nhiên trong luật này sẽ phải có những quy định hết sức đặc biệt, chứ không phải báo chí yêu cầu như thế nào cũng phải đáp ứng. Tiếp cận thông tin thì phải có điều kiện, thủ tục, quy trình nhất định. Các cơ quan đều có người phát ngôn, định kỳ sẽ có họp báo cung cấp thông tin, nhưng ngay cả họp báo cũng có trật tự, có thể hạn chế báo chí nhằm ổn định trật tự, làm cho việc tiếp cận thông tin tốt hơn chứ không phải gây khó dễ cho báo chí.
+ Năm qua, trong quá trình thu thập thông tin viết bài, nhất là các vụ đấu tranh tiêu cực, nhiều nhà báo bị hành hung. Có ý kiến cho rằng cần coi hoạt động của nhà báo là hoạt động thi hành công vụ?
Nhà báo không phải cán bộ công chức thì làm sao nói hoạt động của nhà báo là thi hành công vụ được. Nhưng nói hoạt động của nhà báo, cơ quan báo chí được đối xử, tương đương với hoạt động công vụ thì chính xác hơn. Cho nên, nếu hạn chế, cản trở nhà báo hoạt động thì hành vi đó ngang với cản trở hoạt động công vụ.
+ Liên quan đến việc cung cấp thông tin về nguồn tin của nhà báo, dự thảo Luật đã xử lý phù hợp chưa, thưa ông?
Ở đây phải cân đối hai yêu cầu rất chính đáng và cần thiết. Đó là, điều tra tội phạm để bảo đảm an ninh xã hội, vì lợi ích chung, nhưng không tôn trọng việc bảo vệ nguồn tin của nhà báo thì ai còn cung cấp thông tin nữa.
Hiện nay, dự thảo luật đang giữ như hiện hành, tức là Viện trưởng Viện Kiểm sát, Chánh án cấp tỉnh trở lên được quyền yêu cầu nhà báo cung cấp nguồn tin phục vụ điều tra đối với các tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Ủy ban đang đề nghị bớt quy định yêu cầu cung cấp nguồn tin đối với tội nghiêm trọng.
Không “ép” nhận trách nhiệm “bừa”
+ Dự thảo quy định người đứng đầu cơ quan báo chí có thêm chức danh Tổng Giám đốc, Giám đốc. Tại sao lại phải thay đổi như vậy, thưa ông?
Các Tổng Biên tập hiện nay là người đứng đầu cơ quan báo chí chịu trách nhiệm chung, bao gồm cả trách nhiệm nội dung nhưng với những cơ quan báo chí có nhiều sản phẩm thì rất khó. Nếu có sai sót thì người đứng đầu chịu trách nhiệm hết dù không trực tiếp quản hết. Như vậy, người đứng đầu cơ quan báo chí nhiều trường hợp phải chịu trách nhiệm cả những việc không đủ sức quản lý và cũng bị “gánh” trách nhiệm của những người thực chất phải chịu trách nhiệm.
Với quy định mới về chức danh lãnh đạo trong cơ quan báo chí, sẽ có nhiều Tổng Biên tập trong một cơ quan báo chí nhưng chỉ Tổng Giám đốc/Giám đốc là người đứng đầu, chịu trách nhiệm toàn diện về hoạt động của cơ quan báo chí, còn Tổng Biên tập chỉ chịu trách nhiệm thông tin báo chí của một sản phẩm báo chí. Như vậy quy định chi tiết hơn về trách nhiệm, không thể ép một người không quản lý hết phải chịu trách nhiệm sẽ dẫn đến tình trạng một là nhận trách nhiệm bừa hoặc oan, mà từ đó lại hạn chế quyền của người khác.
+ Quan điểm của cơ quan thẩm tra về việc đưa các trang tin điện tử vào đối tượng quản lý trong dự thảo luật này?
Ủy ban thấy không nên đưa các trang tin điện tử vào dự thảo vì đây là thông tin trên mạng internet, không phải báo chí và đã được quản lý ở tầm nghị định, nếu đưa vào đây thì vô hình chung lại thừa nhận các trang tin này là cơ quan báo chí.
Bên cạnh đó, các trang tin này chỉ lấy tin của các báo để đăng, nếu quy định trong dự thảo luật thì khi làm vậy họ phải xin phép, nhưng trên thực tế lại không quản lý được. Đưa vào dự thảo, là hợp pháp hóa một “anh” chuyên đi lấy tin của người khác. Không quản lý ở luật này có nghĩa là không thừa nhận nó là cơ quan báo chí.
+ Vậy làm thế nào để giải quyết được tình trạng vi phạm bản quyền trong báo chí, dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh?
Về nguyên tắc, chúng ta vẫn khẳng định tôn trọng luật bản quyền tác giả và luật sở hữu trí tuệ, chỉ có điều giờ làm sao đưa thêm chế tài, đưa thêm các biện pháp cụ thể để kiểm tra thực hiện cho tốt. Quy định trong luật chỉ tạo điều kiện còn trên thực tế phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả thi hành của các cơ quan thực thi pháp luật như thanh tra, kiểm tra.
Hiện nay, ở nước ta, nhận thức xã hội đôi khi chưa thực sự tôn trọng vấn đề bản quyền. Ngay cả những người bị vi phạm về quyền tác giả, sở hữu trí tuệ cũng chưa chắc nhận thức được quyền lợi của họ, chưa chắc có thái độ tích cực trong việc đấu tranh bảo vệ quyền tác giả của mình. Khi bị đạo tin, đạo văn, có khi cho qua vì nghĩ rằng mất thì giờ và họ chưa có kinh nghiệm về chuyện bảo vệ bản quyền của mình.
+ Trân trọng cảm ơn ông!
Thảo Nguyên (Thực hiện)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà