Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Thanh tra chặn “mua thuốc dễ như mua rau”

Thứ năm, 19/11/2015 - 14:37

(Thanh tra) - Hôm nay (19/11), Luật Dược (sửa đổi) lần đầu được trình tại Quốc hội và thảo luận tổ. Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, sẽ tăng cường thanh tra các cơ sở bán thuốc lẻ, tuyên tuyền rộng rãi đến người dân phải mua thuốc theo đơn, nếu không rất ảnh hưởng đến sức khoẻ, đặc biệt là tình trạng kháng kháng sinh…

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, sẽ tăng cường thanh tra các cơ sở bán thuốc lẻ để chặn bán thuốc không theo toa. Ảnh: Thảo Nguyên

Cán bộ y tế, thầy thuốc ghi toa tương đối dễ dàng

- Thực tế, hiện nay cùng loại thuốc nhưng lại có nhiều loại giá khác nhau. Luật có khắc phục được thực trạng này?

Phải kiểm soát loại thuốc gây “thảm họa do chi phí y tế cao”
Dự thảo Luật đã quy định nguyên tắc quản lý giá thuốc theo cơ chế thị trường, tôn trọng quyền tự định giá của doanh nghiệp, bảo đảm công khai, minh bạch.
Nhà nước chỉ can thiệp nhằm bình ổn giá đối với thuốc thiết yếu khi giá thuốc có biến động bất thường, ảnh hưởng đến ổn định kinh tế - xã hội, đồng thời, phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về giá thuốc.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, “người dân sẽ được tiếp cận với thuốc mới, thuốc tốt dễ dàng hơn với giá cả hợp lý hơn và chất lượng cũng sẽ tốt hơn”. Thuốc sử dụng trong khám chữa bệnh cũng được quản lý chặt chẽ hơn để tránh kháng thuốc, tránh lạm dụng thuốc…”.
Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai, thuốc do quỹ BHYT chi trả (chiếm khoảng trên 50% tổng số thuốc) hiện đã được giám sát thường xuyên bởi cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH). Trong khi thuốc do dân tự mua, bệnh viện mua để phục vụ khám chữa bệnh không do quỹ BHYT chi trả là thuốc biệt dược, thuốc độc quyền thường giá rất cao do chưa có cơ chế giám sát sự minh bạch về giá, chủ yếu do doanh nghiệp tự kê khai và định giá.
Có ý kiến cho rằng, cần phải có cơ chế kiểm soát giá các mặt hàng thuốc này hữu hiệu hơn cũng như bảo đảm cân bằng lợi ích của doanh nghiệp (khi thuốc trong thời kỳ bảo hộ bản quyền) và quyền lợi của người bệnh đối với các loại thuốc gây ra “thảm họa do chi phí y tế cao”.
“Tình trạng thuốc bán qua nhiều đầu mối và việc kê đơn thuốc để hưởng hoa hồng làm giá thuốc tăng, phổ biến ở nhiều nơi”, ĐB Trương Thị Mai lưu ý.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, cần xây dựng tiêu chí để Nhà nước thực hiện chính sách bình ổn giá thuốc thiết yếu khi có biến động về giá trong Dự thảo Luật để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người dân.
Dự kiến Luật này sẽ được Quốc hội thông qua và Kỳ họp 11 tới vào tháng 3/2016.

Quản lý giá sẽ tuân theo hai hình thức, một là theo thị trường; hai là quản lý giá một cách công khai, minh bạch với thuốc mà do ngân sách cấp, ví dụ thuốc chi trả từ quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) và các chương trình mục tiêu quốc gia cũng như thuốc phòng chống dịch. Hình thức này sẽ công khai, minh bạch, tập hợp được để bảo đảm cung ứng đủ chất lượng, giá cả chấp nhận được và hội nhập với các quy định hiện nay của các nước về quy trình quản lý giá và đấu thầu thuốc.

- Có ý kiến cho rằng,“mua thuốc dễ như mua rau ngoài chợ”, không cần đơn thuốc. Quan điểm của bà về vấn đề này?

Đúng là có thực trạng này! Nguyên nhân, là do người dân nghĩ đơn giản, không muốn đi khám bệnh, tự đi mua thuốc. Nhà thuốc thì không thực hiện nghiêm luật bán thuốc theo toa. Cán bộ y tế, thầy thuốc cũng ghi toa một cách tương đối dễ dàng. Tình trạng này nguy hiểm nhất là có thể dẫn đến kháng thuốc, kháng kháng sinh mà Bộ Y tế hiện nay đang quyết liệt vào cuộc.

Thời gian tới, Bộ tiếp tục ban hành quy định về bán thuốc cần phải có toa ở các quầy thuốc bán lẻ. Đồng thời, kiểm tra gắt gao, chỉ đạo các địa phương, sở y tế, các cơ quan thanh tra các địa phương thanh tra các cơ sở bán thuốc lẻ, tuyên tuyền rộng rãi đến người dân phải mua thuốc theo đơn, nếu không rất ảnh hưởng đến sức khoẻ, đặc biệt là tình trạng kháng kháng sinh.

Xử nặng cơ sở sản xuất thuốc giả
 
- Việt Nam hiện nhập khẩu rất nhiều loại thuốc khác nhau nhưng chưa có quy định phải kiểm tra tại nơi sản xuất, gây nên sự bất bình đẳng và kiểm soát không tốt, thưa bà?

Bộ có tổ chức các đoàn đi kiểm tra ,thẩm định các cơ sở sản xuất khi doanh nghiệp đăng ký hồ sơ để nhập khẩu thuốc. Tuy nhiên chưa làm được tất cả. Dự thảo Luật Dược sẽ có quy định đối với thuốc nhập khẩu phải có kiểm tra cơ sở sản xuất ở nước ngoài, khi  họ đăng ký nhập khẩu vào Việt Nam để bảo đảm công bằng giữa nhà sản xuất trong nước và nhà sản xuất có thuốc nhập khẩu từ nước ngoài vào.

- Thị trường trong nước đã xuất hiện thuốc giả gây lo lắng cho người dân. Bộ có giải pháp gì để chống tình trạng này?

Thuốc giả ở Việt Nam thấp hơn so với các nước, nhưng điều này cũng tiềm ẩn hiểm họa. Bộ đang tích cực thanh tra, kiểm tra, rút giấy phép, dừng lưu hành một số thuốc và đặc biệt là xử phạt rất nặng đối với nơi sản xuất thuốc giả. Bộ cũng kết hợp với các Bộ Công thương, Bộ Công an, đặc biệt là địa phương, người dân để có thể phát hiện, giám sát cơ sở sản xuất thuốc giả cũng như đưa nguồn thuốc giả ở ngoài vào lưu hành.

- Xin cảm ơn bà!

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Bùi Bình

19:37 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm