Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Lan toả mạnh mẽ thông điệp về một Việt Nam chủ động, tích cực và có trách nhiệm

Thanh Thanh

Thứ tư, 04/06/2025 - 14:55

(Thanh tra) - Về chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc lần thứ 3 và tiến hành các hoạt động song phương tại Pháp, thăm chính thức Cộng hòa Estonia và Vương quốc Thụy Điển, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho là hoạt động đối ngoại quan trọng nhằm đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết số 59 về hội nhập quốc tế trong tình hình mới.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng. Ảnh: N.G

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, tiếp nối các hoạt động đối ngoại cấp cao sôi động của Đảng, Nhà nước từ đầu năm đến nay, chuyến công tác lần này của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là bước triển khai thiết thực đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và hiệu quả của Đại hội Đảng lần thứ XIII và là hoạt động đối ngoại quan trọng nhằm đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết số 59 về hội nhập quốc tế trong tình hình mới.

Nhận lời mời của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Cộng hoà Estonia Kristen Michal và Thủ tướng Thuỵ Điển Ulf Kristersson, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ tham dự Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc lần thứ 3, tiến hành các hoạt động song phương tại Pháp, thăm chính thức Cộng hoà Estonia và Vương quốc Thuỵ Điển từ ngày 5-14/6.

Đây cũng là lần đầu tiên Thủ tướng Chính phủ tới Pháp kể từ khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện (10/2024), là chuyến thăm Thụy Điển đầu tiên sau 6 năm của Thủ tướng Việt Nam và lần đầu tiên lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam đến Estonia kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992.

Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực hiện nay đang có nhiều biến chuyển sâu sắc, chuyến công tác lần này của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mang những ý nghĩa hết sức quan trọng, thể hiện ở 3 điểm lớn.

Đó chính là thông điệp hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển; chuyến công tác là cơ hội để Việt Nam chuyển tải đến cộng đồng quốc tế thông điệp về quyết tâm, khát vọng phát triển, thu hút tối đa các nguồn lực quốc tế phục vụ các mục tiêu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới; ở góc độ đa phương, việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc lần thứ ba (UNOC 3) với chủ đề “Đẩy nhanh hành động và huy động tất cả các bên tham gia bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương”, truyền tài thông điệp nhất quán Việt Nam là đối tác tin cậy, thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế vì tương lai chung thịnh vượng và phát triển bền vững.

Theo Thứ trưởng, chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt Nam với các nước đối tác tiếp tục phát triển tích cực và đạt được nhiều kết quả tốt đẹp.

Với Pháp, sau khi hai nước nâng cấp Đối tác chiến lược toàn diện vào tháng 10/2024 nhân chuyến thăm chính thức Pháp của Tổng Bí thư Tô Lâm, Pháp đã trở thành nước EU đầu tiên có mức quan hệ hợp tác cao nhất với Việt Nam.

Cùng với chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam cuối tháng 5/2025 của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, tin cậy chính trị giữa hai nước ngày càng được củng cố và phát triển mạnh mẽ. Hợp tác kinh tế - thương mại tiếp tục là trụ cột quan trọng trong quan hệ giữa Việt Nam và Pháp. Pháp hiện là đối tác thương mại lớn thứ 5, nhà đầu tư lớn thứ 2 và đứng đầu EU về viện trợ phát triển cho Việt Nam.

Trao đổi thương mại giữa hai nước luôn sôi động do tính bổ trợ và tận dụng tốt các lợi thế từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA).

Kim ngạch thương mại song phương đã tăng 42% trong 10 năm qua và đạt trên 5,42 tỷ USD năm 2024. Hiện Pháp có hơn 350 doanh nghiệp, tập đoàn hàng đầu đang hoạt động tại Việt Nam.

Cùng với đó, hai nước đang ngày càng làm sâu sắc hơn các lĩnh vực hợp tác theo các hướng chuyên sâu, chuyên ngành trong các lĩnh vực Pháp có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như hàng không vũ trụ, chuyển đổi năng lượng, cơ sở hạ tầng và được mở rộng sang các lĩnh vực mới như vệ tinh, năng lượng hạt nhân.

Hợp tác trong các lĩnh vực khác như văn hoá, giáo dục - đào tạo, y tế… tiếp tục thể hiện được sự năng động và khả năng tương tác, phối hợp giữa các đối tác hai nước. Hai nước chia sẻ nhiều quan điểm chung về các vấn đề toàn cầu và đa phương, phối hợp chặt chẽ tại các tổ chức quốc tế.

Với Thụy Điển và Estonia, đây là những đối tác bạn bè hữu nghị truyền thống quan trọng, có quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam. Thụy Điển là nước phương Tây có phong trào ủng hộ cuộc kháng chiến dành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước của Việt Nam mạnh mẽ.

Thụy Điển cũng là quốc gia Tây Bắc Âu viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam với tổng giá trị viện trợ từ năm 1967 đến nay đạt trên 3 tỷ USD, tập trung vào các lĩnh vực y tế, cải cách kinh tế, xây dựng thể chế, cải cách hành chính…

Vừa qua, trong dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam đã trao tặng Việt Nam những thước phim xúc động ghi lại không khí người dân Thụy Điển xuống đường ăn mừng thắng lợi của cuộc kháng chiến chính nghĩa của Nhân dân Việt Nam, để lại những dấu ấn hết sức đẹp đẽ trong quan hệ hai nước.

Trong nhiều năm qua, Việt Nam và Thụy Điển duy trì tham vấn chính trị thường xuyên. Kim ngạch thương mại hai nước liên tục tăng trưởng tốt và trong năm 2024 đạt 1,48 tỷ USD.

Thụy Điện hiện đứng thứ 29/149 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam với 111 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký trên 743 triệu USD, trong đó tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, thông tin và truyền thông…

Với Estonia, quan hệ hai nước dựa trên nền tảng hữu nghị tốt đẹp. Estonia đã tích cực hỗ trợ Việt Nam ký kết Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) và là một trong những nước EU đầu tiên phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và EU (EVIPA).

Kim ngạch thương mại hai chiều tuy còn khiêm tốn nhưng có xu hướng tăng trưởng ổn định trong những năm gần đây. Hai bên đang khai thác lợi thế từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), nhằm mở rộng tiếp cận thị trường, đặc biệt trong các lĩnh vực hai bên có nhu cầu.

Về Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc lần thứ 3 (UNOC 3), đây là Hội nghị có tính chất quan trọng, định hướng cho việc chuẩn bị kết thúc việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), đặc biệt là SDG 14 về bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển.

Tại các hội nghị trước đây, Việt Nam đã cử đại diện tham dự và có ý kiến thảo luận tại các phiên họp chính và phiên họp chuyên đề, qua đó đóng góp vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế đối với bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển.

Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dương tiếp tục đối mặt nhiều nguy cơ do biến đổi khí hậu, a-xít hóa, ô nhiễm nhựa và quá trình thực hiện SDG 14 còn gặp nhiều khó khăn, việc Thủ tướng Chính phủ tham dự UNOC 3 sẽ thể hiện mạnh mẽ cam kết của Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương, vai trò của Liên hợp quốc và việc tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982), trong việc giải quyết các vấn đề biển và đại dương, qua đó góp phần lan toả mạnh mẽ thông điệp về một Việt Nam chủ động, tích cực, có trách nhiệm và sẵn sàng thúc đẩy quan hệ hợp tác, đối tác vì một đại dương xanh, hoà bình, ổn định, bền vững và thịnh vượng như mục tiêu mà hội nghị hướng tới.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Thụy Điển lên 3 tỷ USD trong thời gian tới

Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Thụy Điển lên 3 tỷ USD trong thời gian tới

(Thanh tra) - Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Thụy Điển, sáng ngày 13/6 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristerson. Tại đây, hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình phát triển của mỗi nước.

20:26 13/06/2025

Tin mới nhất

Xem thêm