Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 16/07/2014 - 14:02
Đại tá Hà Văn Lâu là một trong những thành viên cuối cùng còn sống của phái đoàn VNDCCH tham dự hội nghị Genève 1954. Năm nay 97 tuổi, ông vẫn khá minh mẫn khi nhớ lại sự kiện lịch sử hơn nửa thế kỷ trước.
Đại tá Hà Văn Lâu (thứ 2 từ phải qua) tại Genève (1954) - Ảnh: Tư liệu
>> Kỳ 1: Trung Quốc ngỏ lời 'đi đêm' với Pháp
>> Kỳ 2: Lịch sử thế giới đứng lại 2 giờ 45 phút
* Xin ông cho biết, ông tham gia hội nghị Genève như thế nào?
- Ông Hà Văn Lâu: Tôi được cử làm Cục trưởng Cục Tác chiến - Bộ Tổng tham mưu từ tháng 3.1951. Đến tháng 3.1954, lúc tôi đang chuẩn bị trận Điện Biên Phủ thì Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng có lệnh điều động tôi ở lại, chuẩn bị tham gia đoàn Chính phủ ta đi dự hội nghị Genève về Đông Dương với danh nghĩa chuyên viên quân sự. Để chuẩn bị cho nhiệm vụ mới, tôi thu thập tài liệu về VN, các loại hồ sơ kể cả tình hình chiến sự đến lúc đó để phục vụ cho nghiên cứu của đoàn. Lúc đó đoàn ta chưa có phương án cụ thể để đấu tranh trong hội nghị, trừ những đường lối chủ trương về nguyên tắc.
Nhà ngoại giao Hà Văn Lâu sinh năm 1918 tại Huế. Ông là Chỉ huy trưởng mặt trận Huế, Chỉ huy trưởng mặt trận Bình Trị Thiên, Cục trưởng Cục Tác chiến, đại tá trưởng phái đoàn sĩ quan liên lạc Bộ Tổng Tư lệnh. Trên mặt trận ngoại giao, đại tá Hà Văn Lâu được cử làm Phó trưởng đoàn ngoại giao VN tại Hội nghị Paris (1968 - 1969), Đại sứ VN tại Cuba (1975 - 1978), Đại sứ VN tại Liên Hiệp Quốc (1979 - 1982), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao (1982 - 1984), Đại sứ VN tại Pháp (1984 - 1988)... |
Chỉ một ngày trước khi hội nghị khai mạc về vấn đề VN, đoàn ta mới có lời mời chính thức tham gia hội nghị vào chiều 8.5.1954. Là chuyên viên quân sự của đoàn, tôi và đồng chí Tạ Quang Bửu - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đã nghiên cứu các phương án quân sự của hội nghị, đó là việc lập lại hòa bình ở Đông Dương, ngừng bắn, chuyển quân, Pháp rút quân khỏi ba nước Đông Dương... Lúc này tôi rất lo vì ta cũng chưa có nhiều tin tức.
* Phái đoàn VN ở Thụy Sĩ đã nhận được tin chiến thắng Điện Biên Phủ từ kênh nào? Không khí lúc đó ra sao?
- Vào đêm 7.5.1954, đoàn ta nghe tin đài phương Tây về chiến thắng Điện Biên Phủ trước khi nhận được tin từ trong nước. Không thể diễn tả được hết sự vui mừng của đoàn. Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng ôm hôn mọi người. Đoàn đã thức trắng đêm để chuẩn bị thêm về kế hoạch cuộc họp ngày mai. Đồng chí Phạm Văn Đồng phải chữa lại bài phát biểu và dặn dò đoàn phải có thái độ khiêm tốn. Ở bên ngoài ngôi nhà đoàn ở, nhiều phóng viên báo chí phương Tây yêu cầu gặp đoàn để phỏng vấn nhưng đoàn ta hẹn họ sẽ gặp ngày mai trước hội nghị.
* Ở Genève, vấn đề quan trọng nhất về quân sự mà các bên đàm phán là gì?
- Khi đàm phán về quân sự, đồng chí Tạ Quang Bửu và tôi đã gặp riêng nhiều lần với đoàn quân sự của Pháp gồm thiếu tướng Delteil và đại tá Brebisson. Vấn đề quan trọng nhất là vĩ tuyến chia cắt đất nước cho quân đội hai bên tập kết. Chúng ta kiên trì với đối phương đòi vĩ tuyến càng về phía nam càng tốt. Lúc đầu ta đòi vĩ tuyến 13 ngang Quy Nhơn vì ba tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định là vùng tự do của Liên khu 5, trừ thành phố Đà Nẵng. Pháp đòi vĩ tuyến 18 tức sông Gianh trên Đồng Hới. Đến ngày 10.7, đồng chí Phạm Văn Đồng đưa ra với Mendès France vĩ tuyến 16, nhưng Pháp vẫn khăng khăng đòi vĩ tuyến 18. Mãi đến ngày 19.7, một ngày trước khi hội nghị kết thúc, ba đoàn Liên Xô, Trung Quốc và VN nhất trí vĩ tuyến 16, nhưng đối phương vẫn đòi vĩ tuyến 18. Cuối cùng hội nghị thống nhất vĩ tuyến 17, tức sông Bến Hải phía bắc tỉnh Quảng Trị.
* Đoàn VNDCCH vấp phải những khó khăn gì trước khi đi đến ký kết hiệp định Genève?
- Khó khăn có nhiều: nắm tình hình chủ trương của đối phương, ta phải nhờ cậy đến hai bạn Liên Xô và Trung Quốc. Không đủ người để tiếp xúc bạn bè quốc tế đến gặp đoàn ta để ủng hộ. Khó nhất là quan hệ thông tin với lãnh đạo trong nước, vì ta không có phương tiện, phải nhờ đoàn Trung Quốc dịch điện và gửi đi.
Ta tham gia hội nghị này không được độc lập tự chủ như hội nghị Paris sau này. Ta dựa nhiều vào tin tức của Liên Xô và Trung Quốc. Thậm chí với Pháp là đối tượng chính mà chỉ đến gần 2 tháng sau, đồng chí Phạm Văn Đồng mới gặp Mendès France, sau khi chính phủ Laniel - Bidault bị lật đổ. Đường lối của Liên Xô và Trung Quốc là nhất định phải lập lại hòa bình. Vấn đề tạm chia đôi đất nước là để tách quân đội hai bên tránh xung đột trở lại. Ta không còn cách nào khác đành phải chịu.
Theo TNO
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - “Nếu trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026-2028, Việt Nam sẽ thúc đẩy thực hiện các mục tiêu chung của Hội đồng Nhân quyền là bảo đảm ngày càng tốt hơn việc thụ hưởng quyền con người của mọi người dân trên toàn thế giới”, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định.
T.Thanh
12:17 13/12/2024(Thanh tra) - Hôm nay (11/12), tại Hà Nội, Cục Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã tổ chức Hội nghị Đường sắt biên giới Việt - Trung lần thứ 44.
Trần Quý
17:45 11/12/2024T.Thanh
15:02 10/12/2024Hoàng Nam
21:46 05/12/2024T.Lương
21:25 05/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền