Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 16/07/2014 - 12:16
Thứ ba, 20.7 là một ngày vui cho Hội nghị Genève vì giới thạo tin nhận được những tin tức lạc quan. 17 giờ 10, tại biệt thự Rocage - nơi làm việc của phái đoàn Pháp, các nhân viên ôm nhau vui mừng vì nghe tin lúc 21 giờ tối nay sẽ ký kết hiệp định.
Quang cảnh Hội nghị Genève - Ảnh: TL
>> Kỳ 1: Trung Quốc ngỏ lời 'đi đêm' với Pháp
Mọi người đang hân hoan bỗng thất vọng khi nghe tin “Có một trưởng đoàn tuyên bố dứt khoát không ký vào hiệp định”. Điều này có nghĩa là Hội nghị Genève có nguy cơ thất bại vào giờ chót.
Người có uy lực làm sục sôi dư luận thế giới vào phút chót bằng tuyên bố “tôi không ký” đó là ai? Theo tường thuật của báo chí “đó là người đàn ông nhỏ thó, nước da ngăm đen”: Ngoại trưởng - trưởng phái đoàn Campuchia Tep Phan. Trong suốt thời gian hội nghị, ông Tep Phan ít được dư luận để ý, mặc dù ông cũng có mặt trong vài cuộc đàm phán lẻ tẻ. Nhưng bây giờ ông đã trở nên “ngôi sao” khi dư luận lúc ấy không ngớt nhắc đến tên ông…
23 giờ 45 ngày 20.7.1954, chỉ còn 15 phút nữa là kết thúc hội nghị nhưng tam cường Liên Xô, Anh và Pháp vẫn chưa thuyết phục được đại diện Campuchia ký vào bản hiệp định. Kim đồng hồ nhích từng chút một và rồi hai cây kim chập vào nhau. Chỉ một giây nữa sẽ bước qua ngày 21.7. Trên mặt Thủ tướng Pháp Mendès France lộ đầy vẻ âu sầu lo lắng…
Nhưng, trong cái khó, bỗng dưng có một ngoại trưởng nào có sáng kiến thuộc loại “làm lịch sử thế giới đứng lại”. Đó là tất cả đồng hồ trong phòng họp đều ngưng lại. Hai cây kim ngắn và dài đều chập lại ở con số XII và đứng “nghiêm” như thế đến 2 giờ 45 sáng 21.7 khi hiệp định đình chỉ chiến sự tại VN và Lào được ký kết (riêng hiệp định đình chiến tại Campuchia được ký kết vào lúc 11 giờ ngày 21.7).
Khi hiệp định vừa ký xong thì đồng hồ mới được chạy trở lại và thời gian được ghi ở cuối các hiệp định là: “Ký lúc 24 giờ ngày 20.7.1954” để giúp cho ông Mendès France giữ được chiếc ghế thủ tướng và thể diện với Quốc hội Pháp.
Ba ngày sau Hội nghị Genève bế mạc, Thủ tướng Mendès France ra trước Quốc hội Pháp yêu cầu phê chuẩn hiệp định ngưng bắn ở Đông Dương vừa ký kết giữa Pháp và VNDCCH hôm 20.7.1954 giữa Thứ trưởng Quốc phòng VNDCCH Tạ Quang Bửu, thay mặt Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam và thiếu tướng Pháp Deiteil, thay mặt Tổng tư lệnh các lực lượng Liên hiệp Pháp tại Đông Dương. Cuộc thảo luận không gay go và được biểu quyết thật nhanh: 471 phiếu chấp thuận Hiệp định Genève 1954 về Đông Dương, 14 phiếu phản đối.
Tại sao có sự gần như là thống nhất cao như vậy trong Quốc hội Pháp? Bởi vì các dân biểu đã thấy trước một viễn cảnh hết sức khó khăn và “viển vông” khi theo đuổi cuộc chiến ở Việt Nam. Các dân biểu, ít nhiều đã nắm được con số thống kê hết sức “đắng lòng”: Về tổn thất nhân mạng, tin chính thức của Pháp cho biết, trong gần 9 năm chiến tranh Đông Dương, quân đội Pháp có 92.000 người tử trận, chia ra: 19.000 binh sĩ người Pháp chính gốc; 30.000 lính lê dương và người Phi châu và 43.000 người bản xứ, đa số là lính khố xanh, khố đỏ VN. Số quân nhân bị thương của quân đội Pháp tính chung 144.000. Tù binh: 28.000. Theo một tài liệu khác - vẫn của Pháp - trong số tử trận của quân đội Pháp trên chiến trường Đông Dương từ 24.9.1945 (ngày mở đầu Nam bộ kháng chiến) đến 1.6.1954, có 2.005 sĩ quan; 41.070 hạ sĩ quan và binh sĩ người Pháp, lê dương và Phi châu; 96.297 lính người Việt, Campuchia, Lào (kể luôn những người mất tích trong số này cũng có nhiều lính đào ngũ trở về nguyên quán). Chi tiết hơn, trong chiến tranh Việt - Pháp - cũng gọi là chiến tranh Đông Dương - có 2 trận thảm bại lớn của Pháp với số binh sĩ thương vong nặng nề:
1. Trận Cao Bằng - Thất Khê tháng 9 và 10.1950: Pháp thiệt mạng 75 sĩ quan, 292 hạ sĩ và 2.949 lính (theo báo cáo của Thủ tướng Réné Pleven trước Quốc hội Pháp ngày 23.10.1950).
2. Trận Điện Biên Phủ từ tháng 3 đến tháng 5.1954: Quân đội Pháp chết và bị thương hơn 4.000, bị bắt sống 8.000 (theo tướng Tổng tư lệnh Henri Navarre tuyên bố trong cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 8.5.1954).
Về tài chính, trong 9 năm chiến tranh, Pháp đã tốn 3.000 tỉ franc (3.000.000.000.000 franc cũ) trong tổng số này, riêng ngân sách Pháp gánh chịu 2.385,1 tỉ, Mỹ tài trợ 614,9 tỉ USD.
Như vậy, việc rút chân ra khỏi Việt Nam là điều kiện tiên quyết để Pháp giữ được danh dự của mình như theo lời của tướng De Gaule: “Thua một trận Điện Biên Phủ chưa phải bại trận trong chiến tranh Đông Dương. Nhưng, yếu tố cần thiết của nhà lãnh đạo là tiên kiến”. Mendès France là một Thủ tướng Pháp đã thấy xa và thấy trước, ông không muốn để cho đạo quân viễn chinh Pháp cũng như danh dự của một cường quốc hoàn toàn tan rã và sụp đổ tại Đông Dương, đúng hơn là tại Việt Nam. Đó là lý do khiến Pháp phải ký Hiệp định Genève 1954 về Đông Dương.
Và cuộc ngừng bắn bắt đầu được thực hiện tại Bắc bộ Việt Nam vào lúc 8 giờ sáng ngày 27.7.1954 chấm dứt cuộc sa lầy của Pháp trong cuộc chiến xâm lược VN sau 7 năm, 7 tháng và 8 ngày kể từ đêm 19.12.1946.
Đến 28.4.1956, người lính Pháp cuối cùng mới rời khỏi Việt Nam!
Theo TNO
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - “Nếu trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026-2028, Việt Nam sẽ thúc đẩy thực hiện các mục tiêu chung của Hội đồng Nhân quyền là bảo đảm ngày càng tốt hơn việc thụ hưởng quyền con người của mọi người dân trên toàn thế giới”, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định.
T.Thanh
12:17 13/12/2024(Thanh tra) - Hôm nay (11/12), tại Hà Nội, Cục Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã tổ chức Hội nghị Đường sắt biên giới Việt - Trung lần thứ 44.
Trần Quý
17:45 11/12/2024T.Thanh
15:02 10/12/2024Hoàng Nam
21:46 05/12/2024T.Lương
21:25 05/12/2024Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải