Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hoàn thành cắm mốc biên giới Việt-Lào trên thực địa

Thứ hai, 08/07/2013 - 14:11

Ngày mai (9/7), Việt Nam và Lào sẽ tổ chức Lễ chào mừng hoàn thành công tác cắm mốc biên giới Việt Nam-Lào trên thực địa và khánh thành mốc đại số 460 tại cửa khẩu Thanh Thủy (Nghệ An)-Nam On (Bolikhamsai).

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong sẽ tham dự buổi lễ.

Vị trí cột mốc đại 460 cửa khẩu Thanh Thủy nằm ở cao độ 664,35m so với mực nước biển. Đây là vị trí mốc quốc giới đã được Ủy ban Biên giới quốc gia hai nước xác định, tiếp giáp địa phận xã Thanh Thủy (Thanh Chương, Nghệ An) với Nam On (tỉnh Bolikhamsai, Lào).

Đây là công trình đã được Đoàn khảo sát song phương Việt Nam-Lào thống nhất về các hạng mục. Trong đó, bề rộng khu cột mốc 45m, chiều dài là 118m, gồm lối đi cho người đi bộ 1,5m, mặt đường hai bên là 15m, vỉa hè mỗi bên 3m.

Tuyến biên giới Việt-Lào có chiều dài trên 2.000km, trải dài dọc 10 tỉnh của Việt Nam và 10 tỉnh của Lào.

Ngày 18/7/1977, Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam và CHDCND Lào được ký kết. Đến đầu năm 1987, hai nước cơ bản hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới với 214 cột mốc được làm bằng bê tông cốt thép. Hệ thống cột mốc này đã khẳng định được sự phù hợp với thực tế của đường biên giới, luật pháp quốc tế và là cơ sở pháp lý quan trọng để hai Nhà nước Việt Nam, Lào thực hiện việc quản lý, bảo vệ biên giới và được nhân dân, chính quyền các cấp hai bên tôn trọng.

Ngày 30/1/2008, Chính phủ hai nước Việt Nam, Lào thống nhất phối hợp xây dựng và thực hiện "Dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam-Lào", nhằm xây dựng một đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định và hợp tác lâu dài giữa hai nước, trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước.

Việc tăng dày và tôn tạo mốc quốc giới không được làm thay đổi đường biên giới đã hoạch định giữa hai nước trước đây. Hai nước đã thống nhất cắm 792 mốc/826 cột mốc toàn tuyến biên giới (một số vị trí mốc là mốc đôi, mốc ba); gồm 3 loại cột mốc: Mốc đại cắm ở các cửa khẩu; Mốc trung cắm ở các vị trí tôn tạo; Mốc tiểu cắm ở các vị trí tăng dày. Tất cả các cột mốc đều được chế tác từ đá hoa cương nguyên khối, thiết kế hiện đại, đảm bảo tính bền vững và đáp ứng những tiêu chí phù hợp với thông lệ quốc tế.

Nhân dịp này, chiều 8/7, Thỏa thuận cấp Chính phủ giải quyết vấn đề di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam-Lào sẽ được ký kết. Đây là một thỏa thuận có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện Hiệp định về Quy chế biên giới giữa hai nước.

(Theo Chinhphu.vn)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam công bố tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026-2028

Việt Nam công bố tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026-2028

(Thanh tra) - “Nếu trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026-2028, Việt Nam sẽ thúc đẩy thực hiện các mục tiêu chung của Hội đồng Nhân quyền là bảo đảm ngày càng tốt hơn việc thụ hưởng quyền con người của mọi người dân trên toàn thế giới”, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định.

T.Thanh

12:17 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm