Phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị đã khẳng định, trước những biến động nhiều mặt rất phức tạp trên thế giới và khu vực, những diễn biến không thuận lợi của môi trường an ninh, những tác động tiêu cực từ bên ngoài, Việt Nam đã có những quyết sách đúng đắn, bước đi phù hợp để phục vụ phát triển kinh tế, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, an ninh, quốc phòng, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Trong đó, nhấn mạnh đến đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình và hợp tác phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ.Bám sát chỉ đạo của Tổng Bí thư và tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng về đối ngoại, các cán bộ ngoại giao tại Hội nghị đều ý thức rõ vai trò quan trọng và cả trách nhiệm đặt trên vai mình để đưa công tác đối ngoại phục vụ thiết thực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế, góp phần quan trọng nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.Chủ động, tranh thủ ủng hộ của bạn bè quốc tếPhát biểu bên lề Hội nghị, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Áo Lê Dũng đã thông báo kế hoạch hoạt động trong bối cảnh đặc biệt, khi 6 tháng tới, Áo sẽ đảm nhận cương vị Chủ tịch của Hội đồng châu Âu (EC).“Chúng tôi xác định một số nhiệm vụ chính là phải vận động Áo phải đưa vấn đề Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - châu Âu vào chương trình nghị sự của Hội đồng châu Âu trong 6 tháng cuối năm nay. Chúng tôi cũng vận động trực tiếp với Thủ tướng Áo, với Văn phòng Thủ tướng và với các bộ ngành. Bản thân tôi vừa rồi đã gặp trực tiếp Thủ tướng với Chủ tịch Quốc hội Áo và gửi thư tới khoảng 200 địa chỉ, gồm các thành viên của chính phủ, Quốc hội, đặc biệt là những thành viên người Áo làm việc tại Nghị viện châu Âu”, Đại sứ Lê Dũng cho biết.Đối ngoại kinh tế cùng đối ngoại chính trị và đối ngoại văn hóa là 3 trụ cột chính trong công tác ngoại giao của Việt Nam. Do đó, Đại sứ Lê Dũng khẳng định, ông cùng các cán bộ ngoại giao Việt Nam tại Áo đang tranh thủ cơ hội này để tiếp tục thúc đẩy, tạo một môi trường tốt trong quan hệ 2 nước nói riêng và quan hệ rộng lớn hơn giữa Việt Nam và Liên minh châu. Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Áo Lê Dũng Đặc biệt, khi Việt Nam ứng cử vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Đại sứ quán Việt Nam tại Áo đã triển khai nỗ lực vận động trong 2 năm qua. Theo Đại sứ Lê Dũng, về cơ bản, Việt Nam nhận sự đồng thuận cao của các nước EU.“Đến nay, tôi có thể khẳng định 80%-90% là các nước EU ủng hộ cho Việt Nam. Ngoài ra chúng ta cũng vận động ở những kênh lớn hơn. Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước mỗi lần đi thăm châu Âu hoặc các nhà lãnh đạo châu Âu tới thăm Việt Nam, thì một trong những chủ đề được nhắc đến là kêu gọi ủng hộ Việt Nam cho vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an”, Đại sứ cho biết thêm.Các xu hướng trong cục diện thế giới vẫn cơ bản có lợi cho Việt NamNhững thay đổi ở bất cứ lĩnh vực nào cũng đi kèm với thách thức và cả thời cơ, thuận lợi mới. Điều quan trọng là cách tiếp cập và chủ động nắm bắt những cơ hội này. Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga, Phó Chủ tịch Ủy ban quốc gia Việt Nam về Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương, Phó Chủ tịch nhóm xây dựng Tầm nhìn APEC sau 2020 cũng cho rằng, cơ hội cho Việt Nam hiện nay là rất lớn khi đang ở cái nôi của phát triển và tăng trưởng - đó là châu Á-Thái Bình Dương.“Đó là động lực lớn và chúng ta phải nắm lấy cơ hội đó. Khi nhìn thấy xu thế lớn, chúng ta phải nắm bắt, nhưng đồng thời chúng ta cũng có thách thức. Đây là thách thức chung của các quốc gia. Cho nên chúng ta phải chuyển đổi một cách tất yếu. Nhưng chuyển đổi đó phải được nhìn là cơ hội cho chúng ta đi lên hơn nữa”, Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga nhận định.Với chặng đường hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đang có được thế và lực như hiện nay trên tất cả các mặt, từ kinh tế, chính trị đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại, khoa học - kỹ thuật. Đây là nền tảng căn bản, là chỗ dựa vững chắc cho công tác ngoại giao của ta trước một thế giới đầy biến động.Không lơ là trước các thách thứcTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh rằng, những kết quả đạt được khẳng định tính đúng đắn trong đường lối đối ngoại của Đại hội XII và các chủ trương liên quan đến công tác đối ngoại của Đảng ta.Tuy nhiên, môi trường đối ngoại trong những năm tới sẽ còn phức tạp, khó lường, với những thách thức mới khó tránh khỏi. Trong đó, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia trên biển hay kinh tế đối ngoại có thể sẽ gặp những thách thức mới… vì chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng, nguy cơ chiến tranh thương mại giữa các nước lớn đang hiện hữu. Vai trò của các thể chế đa phương lớn như WTO, APEC đang bị đe doạ.Tham dự Hội nghị Ngoại giao lần này, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Phạm Quang Vinh đã chỉ ra một số điểm quan trọng trong tình hình hiện nay, cho rằng, đây là thời điểm thay đổi chiến lược, điều chỉnh chính sách đối ngoại của các nước, đặc biệt tại các nước lớn đang diễn ra nhanh chóng, phức tạp, có nhiều điểm khó lường, đòi hỏi các nước phải đánh giá rất đúng và có những chính sách phù hợp. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ngày càng phát triển, đặt ra thời cơ song cũng cả những thách thức mới nếu không nắm bắt kịp.“Chúng ta phải hiểu rằng, ngoại giao chính trị là mẫu số bao trùm của những kênh ngoại giao khác để tạo ra những định hướng đối ngoại lớn, đưa quan hệ của Việt Nam với các nước vào chiều sâu và mở rộng, đặc biệt là các nước lớn và các nước láng giềng và khu vực cũng như khai thác được những thời cơ và cơ hội cho đất nước, phán đoán được đúng tình hình và ứng xử cho tốt những thách thức đặt ra”, ông Phạm Quang Vinh nói.Hơn ai hết, các nhà ngoại giao hiểu rằng, càng hội nhập sâu với thế giới, họ càng phải có bản lĩnh chính trị, đủ trình độ và uy tín để sánh vai với bạn bè quốc tế. Một nhà ngoại giao giỏi trước hết phải là một nhà chính trị giỏi, luôn lấy lợi ích của quốc gia, của chế độ làm kim chỉ nam trong hành động. Phía sau các nhà ngoại giao chính là Đảng, là đất nước, là nhân dân.Theo Hùng Cường, Hoàng Lê/VOV.VN