Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hà Tĩnh: Dự án nghìn tỷ đi qua, xót xa ở lại

Hải Yến

Thứ năm, 29/12/2022 - 17:58

(Thanh tra) - 19 hộ dân tại xã Phú Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh, đang phải cầu cứu khắp nơi vì dự án thuỷ lợi vừa xây dựng xong đã khiến những căn nhà bỗng nhiên biến thành những căn hầm đúng nghĩa.

Toàn bộ căn nhà của gia đình ông Phan Đình Ngọc bị mặt đường che kín, cổng chính cũng không thể ra vào được. Ảnh: Hải Yến

Nhà “hoá” hầm khi dự án đi qua

Dự án Thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang (giai đoạn 2) có tổng đầu tư gần 1.500 tỷ đồng, gồm hạng mục nâng cấp, sửa chữa kênh chính Linh Cảm; xây mới kênh Hương Sơn và kênh cầu Động, dự án do Ban Quản lý dự án xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN-PTNT) Hà Tĩnh làm chủ đầu tư.

Trong đó, hạng mục nâng cấp, sửa chữa kênh chính Linh Cảm đi qua 10 xã của huyện Can Lộc với tổng chiều dài hơn 18 km đã cơ bản hoàn thành và đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, hạng mục xây cầu ô tô số 9 trên quốc lộ 15A (đoạn qua thôn Tân Tiến, xã Phú Lộc) khi vào sử dụng đã gây ra nhiều bất cập, ảnh hưởng đến các hộ dân sống xung quanh khu vực này.

Hạng mục cầu ô tô số 9 thuộc Dự án Thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang (giai đoạn 2) sau khi hoàn thành cao hơn cầu cũ 1,5 m

Ghi nhận của phóng viên, tại thôn Tân Tiến, sau khi hạng mục cầu ô tô số 9 thuộc dự án trên hoàn thành đã cao hơn cầu cũ 1,5 m. Do đó, đường dẫn hai đầu cũng được nâng lên cho bằng cầu khiến nhà ở của 19 hộ dân thấp hơn mặt đường từ 1-2,5 m. Hiện trạng đường cao hơn nhà khiến những căn nhà bị mặt đường che quá nửa, người dân mỗi lần muốn ra khỏi nhà phải bắc thang trèo ra, sau mỗi trận mưa nước từ ngoài dội vào người dân không kịp trở tay, đồ đạc hư hỏng… cuộc sống sinh hoạt thường ngày bị đảo lộn.

Ông Phan Đình Ngọc (77 tuổi, trú thôn Tân Tiến) là một trong những hộ dân bị ảnh hưởng nặng nhất khi dự án đi qua cho biết, căn nhà ba gian trên diện tích hơn 200 m2 của ông bây giờ không khác gì căn hầm trú ẩn. Toàn bộ căn nhà bị mặt đường che kín, cổng chính cũng không thể ra vào được, lối ra vào nhà bây giờ là qua chiếc thang sắt được thiết kế bên hông nhà.

“Từ khi đường mới bịt hết lối đi, căn nhà của gia đình tôi giống như một căn hầm. Mỗi khi ô tô chạy qua bụi bay vào nhà trắng xóa, mỗi khi có cơn mưa ập đến, hai máy bơm phải hoạt động hết công suất để bơm nước ra ngoài. Những lúc mưa to, tôi phải thuê thêm máy nổ, bơm hơn hai ngày mới hết nước. Thân là thương binh, con cái đi làm ăn xa, vợ lại tai biến đi lại khó khăn… cuộc sống hiện tại khổ sở vô cùng", ông Ngọc nói.

Hạng mục cầu ô tô số 9 thuộc Dự án Thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang (giai đoạn 2) sau khi hoàn thành cao hơn cầu cũ 1,5 m. Ảnh: Hải Yến

Bây giờ muốn ổn định ở đây thì phải đổ đất lấp nền cho cao bằng đường, nhưng để đổ đất cao bằng ít cũng phải mất vài trăm triệu đồng, chưa nói đến việc sửa sang lại nhà cửa. “Những ngày tháng tuổi già này chỉ mong sao chính quyền và chủ đầu tư có phương án hỗ trợ ít kinh phí để đổ đất, làm căn nhà tạm sinh sống”, ông Ngọc nhìn xa xăm.

Tương tự hộ ông Ngọc, bà Trần Thị Thanh (60 tuổi, trú thôn Tân Tiến) có căn nhà chính rộng hơn 150 m2, hiện thấp hơn mặt đường 2 m. Đợt mưa lớn cách đây không lâu khiến nhà bà bị ngập nhiều ngày, sợ căn nhà đổ sập nên bà Thanh phải phá bỏ một phần căn nhà nhằm đảm bảo an toàn.

Sau trận mưa đó, sợ cả căn nhà bị sập nên bà Thanh xây bịt các cửa để nước không tràn vào phòng khác, đồng thời mua đất về đổ làm “thành lũy” chống nước phía tiếp giáp với mặt đường chạy qua.

"Giờ nhà chỉ còn phòng ngủ phía sau, sinh hoạt hàng ngày vô vàn sự bất tiện và vất vả, những hôm trời mưa thì cả nhà đều bất an lo lắng… Vẫn biết dự án đi qua thì người dân cũng được lợi nhiều thứ nhưng cuộc sống hiện tại như thế này gặp nhiều bí bách quá. Khẩn thiết mong các cấp chính quyền, chủ đầu tư có phương án hỗ trợ để người dân sớm ổn định, đặc biệt khi Tết đến cận kề”, bà Thanh nói.

Căn nhà của bà Trần Thị Thanh nằm dưới đường gần 2m và bị phá vỡ sau trận mưa lớn.

Ngoài ảnh hưởng cuộc sống, việc kinh doanh hai bên đường của người dân cũng gặp trở ngại.

Anh Ngô Bá Đường (41 tuổi, thôn Tân Tiến) cũng là một trong những hộ dân bị ảnh hưởng khi dự án đi qua. Căn nhà và cũng là tiệm sửa chửa điện cơ của anh nằm thấp hơn mặt đường 0,5m. Với đặc thù ngành nghề sửa chữa điện cơ nên thấy mưa là cả nhà lại loạn lên, bố trí người ngăn nước, người kê đồ, ngắt điện, kinh doanh trì trệ vì lấy hàng nhiều thì sợ mưa ngập không kê kịp, lấy ít thì tiền công tăng thêm, khách hàng cũng ái ngại…

“Giờ phương án khắc phục là chỉ có đập bỏ hết căn nhà rồi đổ đất cao hơn đường để xây lại căn khác. Nhưng những hộ như chúng tôi vốn liếng không có, nói chuyện làm nhà là cả chuyện dài…”, anh Đường buồn bã nói.

Chị Nguyễn Thị Thuỷ (42 tuổi, trú thôn Tân Tiến) có nhà và ki ốt kinh doanh may mặc bên quốc lộ 15A. Sau khi nâng đường, nhà và kiốt của chị Thuỷ thấp hơn một mét. Chị Thuỷ đã làm một rãnh nhỏ phía trước ki ốt để ngăn nước tràn vào trong nhưng cũng chỉ là đối phó.

"Từ khi ki-ốt thấp hơn đường, tiệm may ít khách hẳn. Người trẻ thì họ lái xe vào được, còn người lớn tuổi do độ dốc cao nên họ không dám vào", chị Thuỷ nói.

Đề xuất hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng

Ông Trần Mạnh Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc cho biết, huyện đã nắm rõ phản ánh và thấu hiểu những nỗi khổ, sự vất vả mà người dân đang phải gánh chịu.

"Huyện có tổ chức kiểm tra và báo cáo, đề xuất tỉnh cùng các sở, ban, ngành nhằm tháo gỡ những khó khăn cho người dân. Có 19 hộ bị ảnh hưởng nhưng không nằm trong mốc giải phóng mặt bằng. Vì vậy, cần xin chủ trương của tỉnh để thực hiện. Tỉnh cũng đang rà soát lại để cử các ngành kiểm tra", ông Sơn nói.

Sau một đợt mưa lớn căn nhà bà Trần Thị Thanh bị ngập nhiều ngày, sợ căn nhà đổ sập nên gia đình bà phải phá bỏ một phần căn nhà nhằm đảm bảo an toàn

Theo ông Hà Văn Trà, Giám đốc Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh cho biết, việc 19 hộ dân bị ảnh hưởng khi dự án đi qua Ban cũng đã nắm được, cũng rất ái ngại khi các hộ dân bị ảnh hưởng như vậy.

Trách nhiệm Ban cũng đã phối hợp với chính quyền địa phương nhiều lần để tìm cách tháo gỡ cho người dân. Tuy nhiên, với các quy định hiện tại thì còn gặp nhiều khó khăn vì 19 hộ này không nằm trong mốc giải toả mặt bằng. Sau nhiều lần rà soát, Ban cũng như chính quyền địa phương đang trình tỉnh  để có phương án "đặc biệt" nhằm hỗ trợ cho người dân sớm ổn định.

"Hiện, tiền dành cho giải phóng mặt bằng vẫn đang còn, Ban đang chờ phương án từ Hội đồng đền bù của huyện để có hướng giải quyết vì các hộ dân trên nằm ngoài phạm vi, ảnh hưởng là có thật nhưng chính sách hỗ trợ ảnh hưởng thì chưa có" - ông Trà nói.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp có vốn 1,5 tỷ, 4 lao động, tham gia loạt thầu trăm tỷ tại UBND huyện Hương Khê

Doanh nghiệp có vốn 1,5 tỷ, 4 lao động, tham gia loạt thầu trăm tỷ tại UBND huyện Hương Khê

(Thanh tra) - Với số vốn khá khiêm tốn 1,5 tỷ đồng cùng số lao động đăng ký là 4 người, thế nhưng, Công ty Sông Ba đã tham gia và trúng 9/9 gói thầu tại huyện Hương Khê, với tổng giá trị trúng thầu hơn 300 tỷ đồng. Đáng nói, đa số các gói thầu doanh nghiệp này góp mặt có tỷ lệ tiết kiệm cho ngân sách rất thấp. Đi kèm với đó, công ty này có cách xoay vòng vốn thú vị.

Quang Dân

11:03 23/11/2024
Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm