Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 01/06/2018 - 14:15
(Thanh tra)- Như thông tin chúng tôi đã đưa trong các ngày 10 và 14/5/2018, UBND tỉnh Quảng Bình đã không những không giải quyết khiếu nại của 18 hộ kinh doanh tại cảng cá Nhật Lệ (theo quy trình của Luật Khiếu nại, mà chỉ trả lời dưới cách gọi là “kiến nghị”), mà còn đưa ra nhiều lý do không thỏa đáng để từ chối quyền lợi hợp pháp của họ, mặc dù được Văn phòng Chính phủ quan tâm, có văn bản chỉ đạo cụ thể nhiều lần. Tiếp tục tìm hiểu vụ việc, chúng tôi phát hiện UBND tỉnh Quảng Bình đã áp dụng sai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đẩy 18 hộ kinh doanh trên ra khỏi đối tượng được hưởng bồi thường. Vì sao vậy?
Đánh tráo khái niệm
Được sự sắp xếp từ phía UBND tỉnh Quảng Bình, người đại diện làm việc với Báo Thanh tra về vụ việc này (ngày 16/1/2018) là ông Lê Văn Lợi - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Quảng Bình. Phải nói, ông là người đi lên từ cơ sở kinh doanh cá, có lịch sử làm ăn, buôn bán với các hộ kinh doanh từ xa xưa nên biết rất rõ họ chính là đối tượng trực tiếp bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển năm 2016. Nhưng cũng theo ông Lợi, các hộ này không thể được hưởng bồi thường từ Chính phủ vì đối chiếu đi, đối chiếu lại, họ không đủ tiêu chuẩn, tiêu chí.
Trong buổi làm việc này, phía Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Bình có đưa ra Văn bản số 73/SNN-CCTS về việc trả lời đơn kiến nghị của bà Đinh Thị Phường, Võ Thị Tùng, Ngô Thị Lanh để giải thích. Cụ thể, “Về bồi thường đối với cơ sở thu mua, tạm trữ thủy sản: Căn cứ Quyết định số 1880/QĐ-TTg ngày 29/9/2016; Quyết định 309/QĐ-TTg ngày 9/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương thì hàng thủy hải sản thu mua, tạm trữ được hỗ trợ phải đáp ứng các tiêu chí cụ thể sau: Cơ sở còn lưu kho các sản phẩm thủy sản được thu mua trước ngày 30/8/2016; Các lô hàng đã được Bộ Y tế kiểm nghiệm và được cơ quan có thẩm quyền kiểm kê thực tế. Như vậy đối với 18 cơ sở thu mua, sơ chế hải sản, có địa điểm kinh doanh tại cảng cá Nhật Lệ, không có kho đông, kho lạnh và không có hàng thủy sản được thu mua, tạm trữ còn lưu kho đáp ứng các yêu cầu trên nên không thuộc đối tượng bồi thường, hỗ trợ”.
Viện dẫn trên của Sở NN&PTNT Quảng Bình cũng như quan điểm của ông Lợi trong buổi làm việc này là không đúng.
Theo Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 6/1/2017 của Thủ tướng về Phê duyệt Đề án “Xác định thiệt hại, thực hiện bồi thường, hỗ trợ; khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế” thì có 7 đối tượng được xác định được bồi thường: a. Khai thác thủy sản; b. Nuôi trồng thủy sản; c. Sản xuất muối; d. Hoạt động kinh doanh thủy sản ven biển; đ. Dịch vụ hậu cần nghề cá; e. Dịch vụ du lịch, thương mại ven biển; g. Thu mua, tạm trữ thủy sản.
Ở đây, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Bình đã đánh tráo khái niệm khi đưa 18 hộ kinh doanh này từ đối tượng thuộc mục “d” (Hoạt động kinh doanh thủy sản ven biển) sang mục “g” (Thu mua, tạm trữ thủy sản).
Hoạt động kinh doanh thủy sản của 18 hộ thuộc gạch đầu dòng thứ nhất của mục “d” là: “- Tổ chức cá nhân có địa điểm kinh doanh hoặc có hộ khẩu thường trú tại các xã/phường/thị trấn ven biển trực tiếp thu mua, sơ chế thủy sản từ các tàu cá, tại cảng cá, bến cá, chợ cá, cơ sở nuôi trồng thủy sản, bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển”.
Xin khẳng định, không thể có sự nhầm lẫn ở đây, bởi lẽ ngay chính trong Văn bản 73/SNN- CCTS của sở này, họ cũng đã xác định “18 cơ sở thu mua, sơ chế hải sản” đúng như chỉ dẫn tại mục “d” nêu trên. Còn đương nhiên, tại mục “g” của Quyết định 12 thì “Thu mua, tạm trữ thủy sản” đương nhiên phải có kho đông, kho lạnh thì mới tạm trữ được.
Việc đánh tráo khái niệm này đã đẩy 18 hộ kinh doanh trên buộc phải có đơn khiếu nại vượt cấp nhiều lần ra Trung ương, gây mất ổn định an ninh chính trị, làm phức tạp tình hình, làm người dân nghi ngờ, mất niềm tin vào chính sách kịp thời, nhân đạo của Đảng, Nhà nước đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển.
Trả lời Văn phòng Chính phủ về kết quả giải quyết kiến nghị (thực tế là khiếu nại nhưng được viết thành kiến nghị) của 18 cơ sở, UBND tỉnh Quảng Bình tự xếp các hộ này thành “cơ sở thu mua tạm trữ thủy sản” và khẳng định “không có hàng thủy sản được tạm trữ còn lưu kho” nên không đủ điều kiện.
Ai, vì mục đích, động cơ gì mà đã tham mưu và trực tiếp đánh tráo khái niệm từ đối tượng “Hoạt động kinh doanh thủy sản ven biển” sang "Thu mua, tạm trữ thủy sản” để không giải quyết bồi thường cho 18 hộ kinh doanh tại Cảng cá Nhật Lệ? Việc này cần được các cơ quan của tỉnh Quảng Bình làm rõ.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin .
Yến Nhi
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Như Báo Thanh tra đã phản ánh, dự án đầu tư xây dựng cơ bản công trình sửa chữa, bảo dưỡng đường trục tiểu khu Đông Đoài đi A27, kết nối vào đường gom thị trấn Phú Xuyên đi Vân Từ - Phú Yên, có tổng chiều dài chỉ 1.039m với tổng vốn đầu tư là 14,989 tỷ đồng và đã được Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên kết luận có nhiều sai phạm.
Nam Dũng
16:00 14/12/2024(Thanh tra) - Tại gói thầu số 12 thuộc Dự án Mở rộng đường Phú Mỹ - Tóc Tiên (từ khu tái định cư 105ha đến đường Hắc Dịch - Tóc Tiên - Châu Pha), thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam đã bị phát hiện có hành vi gian lận trong đấu thầu…
Ngọc Tuấn
08:00 14/12/2024Ngọc Tuấn
19:00 13/12/2024Thanh Giang
16:10 13/12/2024Chu Tuấn
15:37 13/12/2024Trung Hà
19:00 11/12/2024Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh