Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 09/04/2015 - 08:46
(Thanh tra)- Cơ sở Dạy nghề Khu vực Tây Nam Bộ (CSDNTNB) tọa lạc tại xã Tân Kim, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An được đầu tư gần 100 tỷ đồng xây dựng khang trang, hiện đại, nhưng nay lại mang vẻ “đìu hiu” bởi nhiều khó khăn trong quá trình quản lý, điều hành và những lình xình xuất phát từ mâu thuẫn nội bộ.
Nhìn từ bên ngoài CSDNTNB không một bóng người. Ảnh: Trúc Lâm
Bề ngoài vắng “như chùa bà đanh”
Không thấy bảo vệ “hỏi ai” khi vào cổng, tôi dựng xe ngay trước cửa phòng Giám đốc CSDNTNB đã khóa. Đi tất cả các phòng hành chính, phòng học của khu nhà chính 5 tầng hầu như đều khóa cửa, không có giáo viên và học viên.
Phía trước, trong khuôn viên của CSDNTNB là nhà “Nhóm trẻ Mầm non tư thục Tân Kim”. Một người đàn ông cho biết: Nhóm trẻ Mầm non tư thục ở đây do anh “thuê mặt bằng” của CSDNTNB giá 5 triệu đồng/tháng, thời hạn có thể đến 15 năm, hiện có khoảng 30 cháu, tiền giữ mỗi cháu mỗi tháng trên 1 triệu đồng, nếu sử dụng hết công suất thuê có thể giữ 100 cháu.
Trở lại khu nhà 5 tầng, nơi được lắp toàn máy lạnh, sau một hồi gõ cửa phòng khắp từ tầng dưới lên trên, tôi mới thấy một thanh niên hé cửa. Người này cho biết, là công nhân cho Nhà máy Phân bón Hà Lan mới vào thuê phòng của CSDNTNB.
Lên tầng nữa, thấy phòng có người đang ru trẻ trên võng. Chị đến ở giữ cháu cho em đang làm công nhân tại khu công nghiệp Kizuna. Chị cho biết, khu nhà 5 tầng này toàn cho thuê, giá phòng từ 1,2 - 1,7 triệu đồng/tháng tùy tầng cao hay thấp, chưa tính tiền điện.
Khi từ tầng 5 xuống, tôi bất ngờ gặp một người đi lên. Người này trợn mắt hỏi “ông ở đâu tới đây”, tôi trả lời, “nghe nói ở đây cho thuê phòng nên tôi tìm đến hỏi nhưng chưa gặp ai”. Lúc này, người đàn ông mới cho biết, anh “bảo vệ” ở đây và cùng tôi đi xuống.
Phòng ở học viên của CSDNTNB đang cho công nhân bên ngoài thuê. Ảnh: Trúc Lâm
Chỉ vào căn phòng mình đang ở (đối diện với căn nhà chứa máy móc thiết bị phục vụ học tập đang đóng cửa), anh này cho hay, ở đây chỉ có 2 nhân viên thu tiền phòng, tiền điện và sổ sách kế toán, còn giám đốc hôm nay đi đâu không biết.
Cũng theo lời anh bảo vệ: “Đúng ra ở đây dạy nghề, nhưng vừa rồi mở lớp không có người học, nên cho thuê thêm để trang trải. Ngoài mặt bằng cho Nhóm trẻ thuê, còn phòng từ tầng 2, tầng 3 trở lên, đầy đủ tiện nghi, giá cho thuê 1,5 triệu đồng/tháng, chưa tính tiền điện, nước”.
Bên trong “tanh bành” sự vụ
CSDNTNB được hình thành từ năm 2007 trên phần đất khoảng 40.000m2 của Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu thuộc Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã giải thể.
Năm 2010, cơ sở mang tên Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ Việc làm nông dân khu vực Tây Nam Bộ.
Sau khi được đầu tư xây dựng khu nhà chính (bao gồm phòng học, phòng chức năng, phòng ở cho học viên, các công trình phụ trợ và máy móc trang thiết bị phục vụ học tập) với tổng kinh phí gần 100 tỷ đồng, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã ban hành Quyết định số 358/QĐ ngày 24/4/2014 giải thể Trung tâm và chuyển toàn bộ cơ sở vật chất và con người về Trường Trung cấp Nghề Hội Nông dân Việt Nam (TTCNHND). Hiện nay, CSDNTNB có tư cách pháp nhân và được sử dụng con dấu riêng tại Kho bạc Nhà nước (theo Quyết định 362/QĐ ngày 25/4/2014 của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam) thuộc TTCNHND do Hiệu phó Lê Văn Tấn làm Giám đốc.
Nhóm trẻ Mầm non tư thục Tân Kim thuê mặt bằng của CSDNTNB hoạt động.
Tiếp xúc với chúng tôi, ông Tấn cho biết “có người tố cáo tôi”, đồng thời đưa ra bản “báo cáo sự việc đồng chí Lê Văn Tấn, Phó Hiệu trưởng - Giám đốc CSDNTNB” do Hiệu trưởng Nguyễn Văn Đại ký gửi Đảng Đoàn Hội Nông dân Việt Nam.
Theo báo cáo: “Đồng chí Tấn không đủ năng lực quản lý, điều hành và đứng đầu cơ sở đào tạo. Ký các văn bản, hợp đồng không đúng thẩm quyền, không báo cáo Hiệu trưởng. Không chấp hành Quyết định số 358/QĐ ngày 24/4/2014 của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, quy chế tổ chức hoạt động của CSDNTNB và các văn bản chỉ đạo của nhà trường. Vi phạm Luật Kế toán, sử dụng người ngoài thu tiền, sai phạm quản lý tài chính, thu tiền để ngoài sổ sách từ tháng 5 - 9/2014 là 96.854.000 đồng. Để bảo đảm hoạt động của CSDNTNB tại Long An được hiệu quả và ổn định tư tưởng cho cán bộ, viên chức, giáo viên và nhân viên, TTCNHND báo cáo và đề nghị Đảng Đoàn Hội Nông dân Việt Nam xem xét, cho hướng giải quyết hoặc điều chuyển công tác đồng chí Tấn sang đơn vị khác”.
Tuy nhiên, theo ông Tấn, việc tố cáo vừa nêu là “quy chụp và không phản ánh đúng thực trạng” khó khăn của cơ sở. Khi ông về làm giám đốc năm 2008, cơ sở chỉ có 2 biên chế, gồm ông và 1 chuyên viên hưởng lương từ Trung ương Hội Nông dân. Sau khi người chuyên viên chuyển về Bình Phước, từ năm 2014 đến nay hầu như một mình ông vừa là giám đốc vừa làm mọi việc.
Trước tình hình đó, ông phải ký hợp đồng làm việc với 1 bảo vệ, 1 nhân viên tạp vụ và 1 làm công tác dạy nghề. Sau đó, cơ sở tổ chức chiêu sinh theo hệ thống của Hội Nông dân, nhưng “có vẻ như từ Trung tâm thành cơ sở dạy nghề chưa thu phục” nên 3 tháng trời chỉ được 3 hồ sơ nộp về.
Giám đốc Lê Văn Tấn tại buổi làm việc với chúng tôi. Ảnh: Trúc Lâm
Không được cấp kinh phí hoạt động, ông phải vận dụng quy chế cũ cho nhà trẻ và công nhân thuê mặt bằng và phòng trọ còn bỏ trống, đồng thời ký Hhợp đồng với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cần Giuộc tổ chức 7 lớp học tại các xã, thuê người dạy nghề từ 1 đến 1,5 tháng cho trên 200 lao động nông thôn để tạo nguồn thu duy trì hoạt động của CSDNTNB.
Cũng theo ông Tấn, ông đã “nghiêm chỉnh chấp hành” quyết định của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, còn quy chế tổ chức hoạt động của CSDNTNB ông chưa được bàn bạc và đi đến thống nhất. Trong điều kiện hầu như một mình phải làm tất cả, nên có việc đã, đang và sẽ thực hiện ông có “chậm báo cáo hoặc chưa xin ý kiến” của Ban Giám hiệu kể từ tháng 5/2014. Nếu các khoản thu, chi do ông tự ghi vào sổ sách là vi phạm Luật Kế toán như có người đã tố cáo thì ông “cũng phải làm, không để ngoài sổ sách” vì CSDNTNB không có kế toán. Nhiều lần ông đã “báo cáo kiến nghị xin thêm người” để hoàn thiện bộ máy tổ chức hoạt động của CSDNTNB, nhưng không được giải quyết.
Chúng tôi cho rằng, những “thực trạng đáng buồn” vừa nêu không những phản ánh khó khăn của CSDNTNB, mà còn bộc lộ những mâu thuẫn từ nội bộ TTCNHND. Thiết nghĩ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cần chỉ đạo kiểm tra, đưa ra những biện pháp xử lý để phát huy năng lực, chức năng và nhiệm vụ của CSDNTNB, không để một cơ sở vật chất lớn của Nhà nước bị lãng phí như vậy.
Trúc Lâm
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo UBND huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng, việc trạm trộn bê tông thương phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng giao thông miền Bắc cố tình vi phạm dù đã được nhắc nhở nhiều lần, có nguy cơ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, sức khỏe cộng đồng và an toàn khu vực, có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật.
Trung Hà
19:00 11/12/2024(Thanh tra) - Tìm hiểu về lịch sử đấu thầu của Công ty CP Xây dựng U&I trong thời gian qua, PV Báo Thanh tra tiếp tục phát hiện nhà thầu này đã đề xuất nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tại gói thầu số 10: Xây lắp và thiết bị còn lại thuộc Dự án Trường THCS Hàn Thuyên, Phường 10, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chỉ trong tháng 10/2024, Công ty CP Xây dựng U&I bị phát hiện nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tới 2 lần.
Thùy Dương
08:00 11/12/2024Thành Nam
07:25 11/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024Hoàng Nam
06:53 09/12/2024Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải