Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 13/05/2016 - 09:55
(Thanh tra)- Hạt Kiểm lâm Hương Khê (thuộc Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh) thừa nhận: Trước năm 2013, có 171,32ha rừng (chủ yếu là rừng đầu nguồn phòng hộ) bị người dân xẻ, phát, chiếm đất.
Trạm Kiểm lâm thuộc Hạt Kiểm lâm Hương Khê nằm ngay dưới chân rừng có hàng trăm ha rừng bị phá và chiếm dụng trái phép. Ảnh: Thế Lữ
Trong khi đó, ông ĐHL (đã nghỉ hưu) với gần 20 năm làm Giám đốc Lâm trường Hà Đông và Trưởng Ban Quản lý Rừng phòng hộ (BQLRPH) sông Ngàn Sâu có đơn gửi các cơ quan trong tỉnh tố cáo: Khoảng 300ha rừng phòng hộ xung yếu trên địa bàn huyện Hương Khê đã bị chặt phá và chiếm dụng đất. Nguyên nhân là do một số cán bộ lãnh đạo kiểm lâm trong tỉnh bao che.
Phá rừng phòng hộ xung yếu
Để có đủ nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu cho địa bàn vùng núi, ngày 28/5/2012, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Quyết định số 1511/QĐ-UBND về việc điều chỉnh quy hoạch rừng, trong đó Tiểu khu 251A có 403,3ha và tiểu khu 257 có 540,3ha là rừng tự nhiên phòng hộ xung yếu. Những dải rừng này nằm gần đường Hồ Chí Minh và ở ngay trên đầu nhiều hồ chứa nước. Trạm kiểm lâm của Hạt kiểm lâm Hương Khê và Trạm bảo vệ rừng của BQLRPH sông Ngàn Sâu nằm dưới các vạt rừng, rất thuận tiện cho việc kiểm soát. 300ha rừng ở vị trí đặc biệt như vậy, nhưng đã bị lâm tặc ngang nhiên chặt phá lấy gỗ. Phá xong, đốt hết mọi thứ còn lại rồi chiếm đất trồng cây trái phép. Điều không bình thường là, rừng nằm gần đường Hồ Chí Minh, người, xe qua lại tấp nập mà còn bị phá như thế, còn ở những dải rừng khác xa hơn, sức tàn phá và lấn chiếm còn lớn hơn nhiều.
Ông ĐHL tính toán: Tại một khu vực rừng thưa cây bị chặt phá cũng có trữ lượng gỗ từ 13 đến 14 m3/ha. Như vậy, với 300ha rừng thì có trên 4.000m3gỗ rừng tự nhiên đã bị khai thác trái phép.
Không chỉ ông ĐHL là cán bộ cũ của lâm trường, mà nhiều người dân trên địa bàn cùng bức xúc: Rừng không xa trạm kiểm tra, nhưng rừng bị đốt cháy suốt ngày đêm rồi đưa máy đào, máy xúc vào rừng làm đường vận chuyển gỗ ầm ầm… thế mà qua mặt được cơ quan chức năng.
Trong đơn tố cáo, ông ĐHL kiến nghị xem xét trách nhiệm một số cán bộ Hạt Kiểm lâm Hương Khê, cán bộ Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh đã bao che cho cấp dưới, để cấp dưới bao che cho người phá rừng. Điều đáng buồn là, trong hàng trăm ha rừng bị phá và chiếm đất trái phép, có 41,7ha rừng mà bà Nguyễn Thị Cảnh (vợ ông ĐHL) được BQLRPH sông Ngàn Sâu giao khoán theo Nghị định 135/NĐ-CP. Trong nỗi đau chung có nỗi đau riêng của gia đình ông ĐHL.
Che đậy sai phạm
Để làm rõ nội dung tố cáo của ông ĐHL, UBND huyện Hương Khê lập đoàn kiểm tra giao cho BQLRPH sông Ngàn Sâu chủ trì phối hợp cùng UBND các xã, chủ nhận khoán rừng, kiểm tra, rà soát lại diện tích 23ha (thuộc diện tích 41,7ha của bà Nguyễn Thị Cảnh) báo cáo về Hạt Kiểm lâm Hương Khê trước ngày 5/6/2015.
Tuy nhiên, sau khi được giao nhiệm vụ, trưởng đoàn đã thiếu đôn đốc, theo dõi nên chưa có kết quả kiểm tra dẫn đến chậm thời gian trong việc trả lời đơn thư của ông ĐHL. Việc thực hiện kiểm tra đã chậm trễ, nội dung kiểm tra báo cáo lên cấp trên lại sai. Đó là lý do Chi cục Kiểm lâm (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh) lại phải đứng ra chủ trì, phối hợp với các ban, ngành liên quan tiến hành kiểm tra lại hiện trường vào ngày 31/7/2015 trên diện tích đất rừng của bà Nguyễn Thị Cảnh.
Trước đó, Hạt Kiểm lâm Hương Khê và các thành viên trong đoàn kiểm tra của huyện Hương Khê đã báo cáo sai với cấp trên: “Tại thời điểm kiểm tra, đoàn xác định không có tình trạng phá rừng, đốt rừng của các hộ dân trên diện tích 41,7ha nói trên”.
Đến ngày 7/8/2015, Kết luận số 285/KL-TTPC của Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh đã phủ nhận kết quả báo cáo trên của Hạt kiểm lâm Hương Khê: “Kết luận trên của đoàn (Hạt kiểm lâm) chưa đúng thực tế, chưa toàn diện. Vì tại thời điểm đó đoàn kiểm tra của huyện chỉ tiến hành kiểm tra trên diện tích 18,7ha đất rừng sản xuất mà đã đưa kết luận kiểm tra trên 41,7ha của bà Cảnh… Tiến hành kiểm tra hiện trường trên diện tích 23ha đất lâm nghiệp quy hoạch rừng phòng hộ có tình trạng chặt cây, đốt thực bì, trồng rừng trái phép với diện tích lớn đúng như nội dung đơn phản ánh”.
Việc để mất hàng trăm ha rừng, người tố cáo “đe tay, chỉ mặt” gắn trách nhiệm cho một số cán bộ kiểm lâm. Tuy nhiên, Hạt kiểm lâm Hương Khê lại đẩy “quả bóng” trách nhiệm sang hoàn toàn cho BQLRPH sông Ngàn Sâu mà không nhận một phần trách nhiệm về mình.
Cụ thể: Trong Báo cáo số 24/BC-KL ngày 29/3/2016 (xác minh đơn thư của công dân), Hạt Kiểm lâm Hương Khê khẳng định: “Việc kiểm tra phát hiện các vụ việc của BQLRPH sông Ngàn Sâu chậm, không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, dẫn đến một diện tích lớn rừng bị sẻ, phát, lấn chiếm trái phép. Trong tổng số 171,32ha bị sẻ, phát, lấn chiếm trái phép, Ban chỉ phát hiện, lập biên bản được 42 vụ trên diện tích 42,55ha. Hầu hết các vụ việc được phát hiện, lập biên bản đều không có đối tượng nên không xử lý được đối tượng vi phạm. Việc xử lý các hành vi sẻ, chiếm đất rừng trái phép chưa đủ sức răn đe, chỉ dừng lại ở mức xử phạt hành chính”.
Nhìn lại quá trình giải quyết đơn thư của ông ĐHL, nhận thấy Hạt Kiểm lâm Hương Khê, Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh đã tiến hành kiểm tra, xác minh vụ việc nhưng cả hai đoàn kiểm tra đều hoạt động khiếm khuyết. Cụ thể: Đơn thư phản ánh 300ha rừng bị chặt lấy gỗ, chiếm đất thì lẽ ra đoàn phải kiểm tra đủ diện tích, vị trí rừng mà ông ĐHL chỉ ra, đằng này cả hai đoàn chỉ kiểm tra trong khuôn khổ diện tích đất rừng của bà Nguyễn Thị Cảnh, đó là là sự bao che cho những sai phạm về quản lý rừng. Trong kết luận của hai cấp kiểm tra đều khẳng định chưa thấy rõ dấu hiệu có sự bao che cho đối tượng phá rừng. Vậy, rừng bị phá và chiếm với diện tích hàng trăm ha ai chịu trách nhiệm?
Trước vấn đề nóng đang được dư luận quan tâm, UBND tỉnh Hà Tĩnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức nănglàm rõ nội dung tố cáo.
Báo Thanh tra sẽ thông tin tới bạn đọc những diễn biến mới nhất.
Thế Lữ
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo UBND huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng, việc trạm trộn bê tông thương phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng giao thông miền Bắc cố tình vi phạm dù đã được nhắc nhở nhiều lần, có nguy cơ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, sức khỏe cộng đồng và an toàn khu vực, có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật.
Trung Hà
19:00 11/12/2024(Thanh tra) - Tìm hiểu về lịch sử đấu thầu của Công ty CP Xây dựng U&I trong thời gian qua, PV Báo Thanh tra tiếp tục phát hiện nhà thầu này đã đề xuất nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tại gói thầu số 10: Xây lắp và thiết bị còn lại thuộc Dự án Trường THCS Hàn Thuyên, Phường 10, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chỉ trong tháng 10/2024, Công ty CP Xây dựng U&I bị phát hiện nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tới 2 lần.
Thùy Dương
08:00 11/12/2024Thành Nam
07:25 11/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024Hoàng Nam
06:53 09/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC