Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 22/01/2013 - 08:41
(Thanh tra)- Trước năm 1991, 7 hộ dân thuộc xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, nay là phường Cộng Hòa, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương lên khai hoang vùng đất dưới chân rừng phòng hộ thuộc địa bàn xã.
Cơ sở sản xuất vật liệu chịu lửa của ông Giang
Năm 1994, UBND xã Cộng Hòa thực hiện giao đất cho 7 hộ theo Quyết định số 327 ngày 15/9/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Quyết định số 436/1993 của UBND tỉnh Hải Dương về thực hiện giao đất để nhân dân trồng cây phủ xanh đất trống, núi trọc. Tổng diện tích đất được giao 5.706m2, thời hạn giao 50 năm. 7 hộ dân gồm các ông, bà: Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Văn Tòng, Nguyễn Văn Bột, Nguyễn Văn Hạ, Nguyễn Văn Tùng, Nguyễn Văn Chín, Nguyễn Thị Ốc đã tiến hành trồng vải thiều, tạo vùng cây xanh trù phú dưới chân núi và có thu nhập khá.
Hơn 10 năm sau kể từ thời điểm giao đất, ngày 12/9/2005, Cty TNHH Hoàn Hảo có đơn xin khai thác đất đồi để san lấp mặt bằng.
Ngày 14/12/2005, UBND tỉnh Hải Dương cấp phép cho Cty TNHH Hoàn Hảo được khai thác đất trên diện tích 6,42ha tại đồi Hồ Phóng (vùng đất đã giao cho các hộ trồng rừng trên). Cty TNHH Hoàn Hảo đã đền bù cây cối trên đất cho các hộ dân.
Sau 2 năm xúc đất bán cho các doanh nghiệp san lấp mặt bằng trên địa bàn tỉnh với số lượng 485 nghìn m3 đất đá, diện tích đất rừng nói trên đã được hạ thấp mặt bằng ngang với độ cao của khu dân cư và tạo ra một mặt bằng đẹp.
7 hộ dân được hoàn trả đất, nhưng không tiếp tục trồng rừng theo tinh thần Quyết định 327 và những cam kết của người nhận đất, mà chuyển nhượng lại toàn bộ diện tích đất rừng nói trên cho ông Nguyễn Quy Giang (người cùng địa phương). Chuyển nhượng này “qua mặt” các cơ quan chức năng. Ông Giang đã tiến hành quy hoạch mặt bằng xây tường rào ngăn cách, xây nhà văn phòng, nhà kho thành phẩm, nhà sản xuất, nhà phơi thành phẩm và một lò nung gạch kiên cố với tổng diện tích xây dựng trên 5.000m2.
Ông Giang thỏa thuận “ngầm”, chuyển nhượng “ngầm” với 7 hộ dân có đất rừng rồi ráo riết tuyển lao động sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu chịu lửa với quy mô lớn. Vậy nhưng, chính quyền phường Cộng Hòa và UBND thị xã Chí Linh không có giải pháp ngăn chặn. Trước thái độ ngang nhiên và bất thường của ông Giang, dư luận đặt câu hỏi: Có ai đó đã “chống lưng” cho ông Giang hoạt động không phép trong những năm qua?
Theo tìm hiểu của PV, có dấu hiệu vi phạm về việc quản lý rừng cũng như lĩnh vực tài nguyên môi trường của UBND thị xã Chí Linh. Cụ thể, ngày 20/11/2012, UBND thị xã Chí Linh mới có Quyết định 355/QĐ-UBND thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất cho ông Nguyễn Quy Giang thuê đất để xây dựng cơ sở sản xuất vật liệu chịu lửa. Theo đó, UBND thị xã thu hồi 552m2 đất giao thông cho ông Nguyễn Quy Giang thuê để xây dựng sản xuất kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp; chuyển mục đích sử dụng 5.706m2 đất mà ông Giang đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng của 7 hộ trồng rừng, cho ông Giang thuê 25 năm để xây dựng cơ sở sản xuất vật liệu chịu lửa có công suất, sản phẩm: Bột cao nhôm, Sa mốt A, Sa mốt B, Sa mốt C sản lượng 10.000 tấn/năm, đạt tiêu chuẩn TCVN 4710:98 và các sản phẩm vật liệu chịu lửa cao nhôm có hàm lượng AL2O3 tới 75% đạt tiêu chuẩn châu Âu, cung cấp cho các nhà máy gạch chịu lửa trên địa bàn và các địa phương.
Điều đáng ngạc nhiên là, hoạt động xây dựng, sản xuất kinh doanh của ông Giang đã diễn ra nhiều năm, nhưng mãi đến ngày 25/6/2012, Phòng Tài chính thị xã Chí Linh mới cấp Đăng kí kinh doanh số 04A-90/CL cho ông Giang. Vậy, khi mua các máy móc thiết bị, nguyên vật liệu để sản xuất vật liệu chịu lửa cũng như khi bán sản phẩm chịu lửa cho các doanh nghiệp đối tác thì việc thanh toán thuế, xuất nhập các hóa đơn trước thời điểm chưa cấp đăng kí kinh doanh được thực hiện như thế nào? Đây cũng là dấu hiệu không bình thường mà thanh tra ngành Thuế cần xem xét, làm rõ.
Xây dựng nhiều hạng mục công trình trong đó có lò nung gạch chịu lửa, cơ sở của ông Giang sản xuất ổn định liên tục 3 năm trước thời điểm UBND thị xã Chí Linh có quyết định chấp thuận. Thế nhưng, theo biên bản họp thẩm định dự án, Hội đồng Tư vấn của thị xã (do ông Nguyễn Đức Hóa, Phó Chủ tịch UBND thị xã Chí Linh giữ chức Chủ tịch Hội đồng) nêu tiến độ thực hiện dự án: Quý III/2012 hoàn thiện thủ tục phê duyệt dự án; quý IV/2012 đền bù giải phóng mặt bằng và triển khai xây dựng; quý II/2013 xây dựng xong đưa dự án vào hoạt động.
Về vấn đề môi trường, trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Dẫu có nhà cạnh dự án cho biết: “Nhà máy gạch và xưởng sản xuất hoạt động trên 3 năm nay, chúng tôi thường xuyên phải hứng chịu khí thải và khói bụi. Cơ quan, doanh nghiệp cũng không hỏi han gì. Các vườn vải và cây ăn quả của các hộ dân trong khu vực càng ngày càng cho thu nhập ít hơn”. Như vậy, đối chiếu với báo cáo tác động môi trường của dự án thì rõ ràng vấn đề môi trường xung quanh nhà máy cần xem xét và đánh giá lại mức độ ảnh hưởng sau khi đã triển khai sản xuất.
Xem xét hồ sơ địa chính của phường Cộng Hòa cũng như quy hoạch khu công nghiệp trên địa bàn thị xã Chí Linh, vị trí cơ sở sản xuất chế biến vật liệu chịu lửa Quy Giang không có trong quy hoạch khu công nghiệp, vùng nguyên liệu làm gạch. Vậy, Quyết định số 355/QĐ-UBND ngày 20/11/2012 của UBND thị xã Chí Linh do Chủ tịch UBND Nguyễn Hồng Sơn ký để thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất cho ông Nguyễn Quy Giang có vi phạm các nguyên tắc về quy hoạch? Đây là vấn đề dư luận đang rất quan tâm.
Về thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, Điều 28 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng tại mục C phần 1 ghi: UBND có thẩm quyền giao, cho thuê rừng nào thì có thẩm quyền thu hồi rừng đó. Tại mục B phần 2: Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định chuyển mục đích sử dụng toàn bộ hoặc một phần khu rừng do Chủ tịch UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương xác lập. Đối chiếu với những cơ sở pháp lý này thì rõ ràng quyết định của UBND thị xã Chí Linh do ông Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch UBND thị xã ký về việc thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất cho ông Nguyễn Quy Giang thuê 25 năm là quá thẩm quyền.
Bài và ảnh: Hoàng Long - Lộc Nga
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo UBND huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng, việc trạm trộn bê tông thương phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng giao thông miền Bắc cố tình vi phạm dù đã được nhắc nhở nhiều lần, có nguy cơ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, sức khỏe cộng đồng và an toàn khu vực, có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật.
Trung Hà
19:00 11/12/2024(Thanh tra) - Tìm hiểu về lịch sử đấu thầu của Công ty CP Xây dựng U&I trong thời gian qua, PV Báo Thanh tra tiếp tục phát hiện nhà thầu này đã đề xuất nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tại gói thầu số 10: Xây lắp và thiết bị còn lại thuộc Dự án Trường THCS Hàn Thuyên, Phường 10, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chỉ trong tháng 10/2024, Công ty CP Xây dựng U&I bị phát hiện nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tới 2 lần.
Thùy Dương
08:00 11/12/2024Thành Nam
07:25 11/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024Hoàng Nam
06:53 09/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC