Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Những bất thường trong việc “cưỡng chế” sai phạm trên đất nông nghiệp ở Tân Quang

Lê Phương - Trần Quý

Thứ năm, 28/04/2022 - 07:00

(Thanh tra) - Còn nhớ, từ năm 2019, chúng tôi đã được tiếp xúc, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của tập thể các hộ dân thôn Chí Trung, thôn Ngọc Đà, xã Tân Quang khi đoàn công dân đông người đến Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước kêu cứu.

Các công trình kiên cố trên hành lang bảo vệ đê điều (sông Bắc Hưng Hải) từ nhiều năm nay vẫn không bị cơ quan chức năng xử lý. Thậm chí vẫn có điện sinh hoạt bình thường

Khi đó, chúng tôi chỉ hiểu một phần nỗi khắc khoải mưu sinh trên đất ô nhiễm của người dân. Về thực tế tận nơi, chúng tôi mới hiểu được, không có bất kỳ một loại cây nào có thể sống được trên khoảnh đất đã được “bê tông hóa” và bao vây bởi trụ sở các công ty trong khu công nghiệp.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, diện tích đất nông nghiệp mà các hộ dân thôn Chí Trung và thôn Ngọc Đà được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) từ những năm 1993 đã được chuyển mục đích sử dụng. Đây cũng là khoảnh đất khi bốc thăm chia, toàn thôn Chí Trung đã bình chọn các hộ gia đình chính sách, thương binh để đưa ra mặt đường, nhằm tạo điều kiện cho các hộ này sinh sống. Các hộ đã làm thủ tục trang trại, trồng cây ăn quả để bán, sinh sống, mang lại diện mạo mới cho vùng quê nông thôn. Rồi đất bị ô nhiễm quá nặng, cây ăn quả sau vài năm thu hoạch cứ chết dần.

Đứng trước cảnh nhiều hộ dân trong thôn phải bán nhà trả nợ ngân hàng vì vay mượn làm vườn, trang trại. Ông Ngô Văn Mai, sinh năm 1947, nguyên là một trưởng thôn, đã mạnh dạn động viên các hộ dân chuyển sang kinh doanh, dịch vụ, thương mại

Ông Ngô Văn Mai cho biết, ngày 23/5/2012, UBND huyện Văn Lâm ban hành Quyết định số 1371A/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở xã Tân Quang đến năm 2020. Theo đó, đến năm 2020, khu vực mà các hộ dân hiện đang sinh sống, kinh doanh sẽ được chuyển đổi sang đất kinh doanh dịch vụ.

Quyết định cũng nêu rõ, UBND huyện sẽ phát triển mạnh công nghiệp dịch vụ ở các vùng nông thôn theo quy hoạch; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển nhanh và nâng cao chất lượng các loại dịch vụ phục vụ sản xuất, nâng cao đời sống, thu nhập của dân cư nông thôn. Đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn như: Hỗ trợ phát triển hợp tác xã, sản xuất hàng hóa theo mô hình gia trại, trang trại, phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống nông thôn… quan tâm củng cố và phát triển nhân rộng mô hình kinh tế hợp tác làm ăn có hiệu quả…

Thực hiện Quyết định số 1371A/QĐ-UBND và đánh giá được mức độ ô nhiễm của khu đất, sau nhiều nỗ lực giải cứu đất, giải cứu cây, con không thành công mà tiêu tốn rất nhiều tiền, các hộ dân đã nhiều lần có đơn đề nghị gửi UBND xã Tân Quang và UBND huyện Văn Lâm, xin được chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất kinh doanh thương mại, dịch vụ nhằm phát triển kinh tế, bảo đảm cuộc sống, an ninh, chính trị trên địa bàn xã Tân Quang.

Việc đề nghị chuyển đổi mục đích sử dụng đất của các hộ dân là hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển nông thôn đến năm 2030; định hướng phát triển kinh tế - xã hội của xã Tân Quang đã được cấp trên phê duyệt. Mặt khác, trong thời gian qua, các hộ dân đã đầu tư xây dựng các công trình sử dụng trên đất ổn định, không có tranh chấp. Bên cạnh đó, ngày 11/10/2017, UBND huyện Văn Lâm có Thông báo số 728/TB-UBND về việc xử lý, giải quyết đơn thư, đã hướng dẫn các hộ dân liên hệ với UBND xã Tân Quang đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất.

Tuy nhiên, từ năm 2012 đến nay, UBND xã Tân Quang, UBND huyện Văn Lâm không có bất kỳ văn bản nào trả lời cho người dân.

Trong khi cố gắng đảm bảo đời sống, góp phần xây dựng quê hương, được biết, năm 2017, UBND tỉnh Hưng Yên ban hành Kế hoạch số 93a ngày 31/3/2017 về việc giải tỏa các công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp; vi phạm hành lang bảo vệ công trình giao thông, thủy lợi và hoạt động bến bãi, khai thác cát trái phép.

Mục đích của Kế hoạch số 93a là rà soát, giải tỏa các trường hợp xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp; vi phạm hành lang bảo vệ các công trình giao thong, thủy lợi; hoạt động bến bãi vật liệu xây dựng và khai thác cát trái phép trên sông Hồng, sông Luộc, sông trục hệ thống Bắc Hưng Hải. Ngăn chặn, chấm dứt các trường hợp vi phạm mới phát sinh; tái vi phạm pháp luật về đất đai, khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Lập lại trật tự, kỷ cương pháp luật trong việc bảo vệ công trình giao thông, thủy lợi và kịp thời xử lý nghiêm những hành vi xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ giao thông, thủy lợi.

Cửa hàng cơm trên đất ruộng của thôn Chí Trung (cạnh nhà xưởng của các hộ gia đình) tối ngày 19/4 vẫn sáng điện

Kế hoạch số 93a yêu cầu các cấp chính quyền cơ sở phải tiến hành đồng bộ, kiên quyết, dứt điểm, khách quan, nghiêm minh, đúng trình tự theo qui định của pháp luật.

Việc thực hiện Kế hoạch số 93a được chia thành 2 bước. Bước 1, đến tháng 6/2017 tháo dỡ các công trình nhà ở kể từ khi UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 02/CT-CTUBND ngày 16/3/2016 đến nay. Bước 2, từ tháng 7/2017 trở đi, phá dỡ các công trình nhà ở xây dựng vượt quy mô cho phép ở trước thời điểm ban hành Chỉ thị số 02/CT-CTUBND ngày 16/3/2016 (diện tích 36m2 theo quy định tại Quyết định số 46/2005/QĐ-UBND ngày 15/6/2005 của UBND tỉnh ban hành quy định tạm thời về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại).

Căn cứ Kế hoạch số 93a, UBND huyện Văn Lâm đã ban hành Kế hoạch số 48/KH-UBND về việc giải tỏa các công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp; vi phạm hành lang bảo vệ công trình giao thông, thủy lợi và hoạt động bến bãi, khai thác cát trái phép năm 2017. Kế hoạch này kế thừa toàn bộ mục đích, yêu cầu, tiến độ và nội dung thực hiện của Kế hoạch số 93a và nêu rõ Chủ tịch UBND huyện Văn Lâm làm Trưởng ban chỉ đạo thực hiện Kế hoạch số 93a.

Đại diện các hộ dân, ông Ngô Văn Mai cho biết: Sau khi bị cưỡng chế lần 1 vào năm 2019, chúng tôi đi hỏi xin thì được biết đến Kế hoạch số 93a và Kế hoạch số 48 nói trên của tỉnh và huyện. Là người dân, chúng tôi trước hết xác định mình tuân thủ các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy hàng loạt dấu hiệu sai phạm trong việc tổ chức thực hiện Kế hoạch số 93a.

Thứ nhất, kế hoạch nhấn mạnh đến việc giải tỏa các công trình trái phép trên đất nông nghiệp, vi phạm hành lang bảo vệ các công trình giao thông, thủy lợi.

Ở Tân Quang, tại thời điểm này (khi các hộ dân bị cắt điện phục vụ cưỡng chế - PV), các công trình kiên cố “mọc” trên hành lang bảo vệ đê điều (hệ thống sông Bắc Hưng Hải) vẫn còn nguyên, thậm chí mọc nhiều thêm kể từ khi có Kế hoạch số 93a. Các hộ gia đình này vẫn được cung cấp điện sinh hoạt bình thường.

Thứ 2, toàn bộ các công trình xây dựng trên đất nông nghiệp do xã cho thuê sát bên cạnh nhà xưởng của các hộ gia đình vẫn được cung cấp điện và hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường.

Thứ 3, công trình nhà xưởng, nhà ở của các hộ dân được xác định là xây dựng vượt qui mô cho phép ở trước thời điểm ban hành Chỉ thị số 02/CT-CTUBND ngày 16/3/2016 (diện tích 36m2 theo quy định tại Quyết định số 46/2005/QĐ-UBND ngày 15/6/2005 của UBND tỉnh ban hành quy định tạm thời về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại.

Từ 2012 trở về đây, các hộ dân không xây dựng thêm, không tiếp tục vi phạm. Các hộ dân cũng liên tục làm đơn đề nghị các cấp chính quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất kinh doanh dịch vụ vì khu vực hiện không có hệ thống thủy lợi, đất đai ô nhiễm không thể nuôi trồng được cây, con.

Tuy nhiên, đề nghị này của các hộ dân không được các cấp có thẩm quyền trả lời cũng không cho biết đề nghị đó có đúng quy định pháp luật hay không.

“Bao nhiêu năm qua, chúng tôi vẫn chờ đợi quyết định của các cấp chính quyền về nội dung này. Các hộ gia đình đã nhiều lần làm đơn đề nghị các cấp có thẩm quyền về địa phương kiểm tra thực tế và đối thoại với dân để tìm ra hướng giải quyết, nhưng không có cấp nào về đối thoại và nghe ý kiến của dân”, ông Mai bức xúc.

Liên quan đến vụ việc này, Báo Thanh tra đã đăng tải nhiều bài viết. Chúng tôi cũng đã nhiều lần liên hệ và về làm việc với UBND huyện Văn Lâm về những kiến nghị của người dân thôn Ngọc Đà, thôn Chí Trung xã Tân Quang.

Tại các buổi làm việc này, đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Văn Lâm cho biết, tháng 11/2018, UBND tỉnh Hưng Yên đã ban hành Quyết định số 2893/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất năm 2018 ở huyện Văn Lâm. Theo đó, diện tích đất ở khu vực này là đất ở.

Còn ông Đỗ Hoàng Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Lâm cho biết, công trình của ông Ngô Văn Mai và nhiều hộ dân thôn Chí Trung là công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp. Không có chuyện hộ gia đình xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất (từ đất nông nghiệp sang đất thương mại, dịch vụ - PV) được.

Tại buổi làm việc này, ông Tùng nhiều lần nhấn mạnh đây là đất nông nghiệp, không phải đất ở.

Việc 22 hộ dân của thôn Chí Trung xây dựng nhà xưởng, nhà ở trên đất nông nghiệp là vi phạm. Tuy nhiên, cần phải xác định  rõ, đây là việc xây dựng nhà xưởng vượt qui mô cho phép 36m2 theo quy định tại Quyết định số 46/2005/QĐ-UBND ngày 15/6/2005 của UBND tỉnh ban hành quy định tạm thời về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại. Và, trước, trong khi tiến hành cưỡng chế, UBND huyện Văn Lâm cần đối thoại, làm rõ những đề nghị của người dân về việc cần bám đất đảm bảo kế mưu sinh; cần đối thoại và tuyên truyền để người dân hiểu, tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Chúng tôi sẽ trở lại khi có diễn biến mới.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Công ty CP Xây dựng U&I tiếp tục bị phát hiện có hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu

Công ty CP Xây dựng U&I tiếp tục bị phát hiện có hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu

(Thanh tra) - Tìm hiểu về lịch sử đấu thầu của Công ty CP Xây dựng U&I trong thời gian qua, PV Báo Thanh tra tiếp tục phát hiện nhà thầu này đã đề xuất nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tại gói thầu số 10: Xây lắp và thiết bị còn lại thuộc Dự án Trường THCS Hàn Thuyên, Phường 10, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chỉ trong tháng 10/2024, Công ty CP Xây dựng U&I bị phát hiện nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tới 2 lần.

Thùy Dương

08:00 11/12/2024
Nho Quan, Ninh Bình: Cần xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm

Nho Quan, Ninh Bình: Cần xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm

(Thanh tra) - Trước sự bức xúc của người dân sinh sống xung quanh Nhà máy Tinh bột sắn xuất khẩu Elmaco (thuộc Công ty cổ phần tinh bột sắn Elmaco), chính quyền sở tại đã trực tiếp kiểm tra và thuê đơn vị chức năng kiểm tra, ngoài việc mẫu nước có chất lượng rất xấu, vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, còn có nhiều vi phạm theo đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt.

Thành Nam

07:25 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm