Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 23/12/2013 - 10:57
(Thanh tra) - Thanh tra Chính phủ và Tòa án nhân dân (TAND) TP Cao Bằng đều khẳng định việc giải quyết tranh chấp tài sản nhà bà Bế Thị Cẩm Nhung thuộc thẩm quyền của TAND, không thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh. Tuy nhiên, UBND tỉnh vẫn “lấn sân” Tòa, làm phức tạp hóa một tranh chấp dân sự.
Trong khi chờ Tòa án ra phán quyết thì UBND TP Cao Bằng đã tiến hành cưỡng chế phần đất tranh chấp. Ảnh (chụp lại): ND
Từ năm 1989, bố đẻ của bà Bế Thị Cẩm Nhung (phường Hợp Giang, TP Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng) là ông Bế Trác đã lập văn tự cho con gái trưởng (là bà Nhung) mảnh đất số 48 mà ông được thừa kế và toàn bộ diện tích đất xung quanh đang sử dụng (chưa được cấp giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất (QSDĐ)).
Sau khi được cho đất, bà Nhung đã xây nhà và ở trên mảnh đất này từ năm 1991.
Năm 1992, khu đất này được quy hoạch thành 4 lô đất gồm: Lô 48, 49, 134, 135. Bà Nhung vẫn tiếp tục sử dụng ổn định.
Trong quá trình sử dụng, bà liên tục cải tạo lô đất 48 và diện tích đất xung quanh. Cụ thể: Năm 1991, bà xây nhà cấp 4 trên lô đất 48; năm 1992, xây nhà trên lô 134, lô 135. Năm 1997, bà dựng 1 nhà xưởng trên lô 134, lô 135 và xây tường bao để giữ đất.
Gia đình bà đã thực hiện việc nộp thuế SDĐ từ năm 1984, trước khi được ông Bế Trác cho đất.
Sau khi làm thủ tục sang tên, bà Nhung bán lô số 48 và chuyển tiền cho bố đẻ mua nhà chung cư bởi thời gian này, bố bà Nhung phải ở nhờ nhà người khác trong TP Hồ Chí Minh.
Năm 1999, theo bà Nhung, vợ chồng người em trai là ông Bế Hải Đăng đã vào TP Hồ Chí Minh xin ông Bế Trác viết di chúc hủy QSDĐ của bà ở 3 lô đất còn lại. Tuy nhiên, bà Nhung không đồng ý vì cho rằng lúc này bố mình không còn quyền đối với diện tích đất cho tặng đã được cơ quan chức năng xác nhận. Cần nói thêm, thời điểm đó, 3 lô đất trên chưa có giấy tờ chính thức như lô 48.
Sự việc trở nên phức tạp khi gia đình ông Vũ Ngọc Huy, con trai của một lãnh đạo tỉnh Cao Bằng thời bấy giờ, đặt vấn đề mua lô số 49. Họ nói là sẽ lo thủ tục, bà Nhung không đồng ý thì họ chuyển sang giao dịch với em trai bà Nhung là ông Bế Hải Đăng trong khi đất còn đang tranh chấp.
Năm 2002, UBND tỉnh Cao Bằng giao cho ông Bế Trác lô đất số 49 theo đơn đề nghị của ông Bế Hải Đăng. Theo bà Nhung, Luật Đất đai năm 2003 quy định: Đất có nhà xây dựng trước ngày 15/10/2003 và sử dụng ổn định thì được coi là đất thổ cư, như vậy cần ưu tiên xét cấp GCNQSDĐ thửa 134, 135 cho bà Bế Thị Cẩm Nhung. Việc UBND thị xã (nay là thành phố) Cao Bằng cấp GCNQSDĐ cho ông Bế Trác, thường trú tại quận 5, TP Hồ Chí Minh là trái với tinh thần Luật Đất đai hiện hành.
Sau đó, lô 49 được chuyển nhượng cho bà Nguyễn Thị Lý, vợ ông Vũ Ngọc Huy. Thời điểm chuyển nhượng, trên lô 49 vẫn còn căn nhà cấp 4 bà Nhung sử dụng từ lâu.
Đáng nói là, trong khi bà Nhung đang khiếu kiện, UBND tỉnh lại tiếp tục cấp sổ đỏ cho 2 lô còn lại là 134, 135, để rồi, ngay sau đó lại được chuyển nhượng cho con rể ông Bế Hải Đăng.
Đáp lại các đơn khiếu nại của bà Nhung là hàng loạt quyết định cưỡng chế, bác đơn bà Nhung từ phía UBND thị xã Cao Bằng và UBND tỉnh Cao Bằng. UBND thị xã và UBND tỉnh Cao Bằng đều không chấp nhận đơn khiếu nại của bà Nhung đòi QSD 3 lô đất với lý do ông Bế Trác viết giấy chuyển quyền thừa kế cho bà Nhung trong thời gian các lô đất này vẫn do Nhà nước quản lý nên phần đất ông Bế Trác làm giấy tờ cho bà Nhung trước khi có quyết định giao đất là không có giá trị.
Việc UBND thị xã và UBND tỉnh Cao Bằng “bật đèn xanh” cho các cá nhân chuyển nhượng các lô đất đang có tranh chấp là trái quy định pháp luật. Để “chữa cháy”, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng đã ban hành Quyết định số 13/QĐ-UBND ngày 10/1/2011. Tuy nhiên, quyết định này vẫn có sai sót. Bản án phúc thẩm số 11/2013/HC-PT ngày 25/1/2013 của Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội khẳng định “quyết định trên được ban hành không đúng thẩm quyền”. UBND thị xã Cao Bằng đã có quyết định giao các lô đất (134, 135) cho hộ gia đình ông Bế Trác sử dụng. Việc bà Nhung tranh chấp QSD với ông Bế Trác thì thẩm quyền thuộc TAND theo quy định tại khoản 1 Điều 136 Luật Đất đai, không thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND. (Trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng đã phải ban hành Quyết định số 1055/QĐ-UBND ngày 8/8/2012 để hủy bỏ Quyết định số 13/QĐ-UBND).
Theo tìm hiểu của chúng tôi, TAND TP Cao Bằng đã thụ lý đơn khởi kiện của bà Nhung “đúng thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật”. Vào tháng 5/2013, TAND TP Cao Bằng đã đề nghị tạm dừng mọi thủ tục hành chính về chuyển nhượng, về giải phóng mặt bằng đối với lô đất 134, 135 ở khu dân cư phố Kim Đồng, phường Hợp Giang.
Tuy nhiên, “bỏ ngoài tai” tất cả, UBND TP Cao Bằng vẫn tiến hành cưỡng chế lô đất số 135 bà Nhung đang quản lý, sử dụng. Hiện nay, việc cưỡng chế đã xong và ông Bế Hải Đăng, em trai bà Nhung, được giao đất, đang tiến hành xây dựng. Và, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến việc bà Nhung tiếp tục có đơn gửi tới các cơ quan bảo vệ pháp luật và các phương tiện truyền thông để kêu cứu nhằm đòi lại quyền lợi hợp pháp của mình.
Cần nhắc lại, Bản án phúc thẩm số 11/2013/HC-PT ngày 25/1/2013 của Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội đã khẳng định: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp không thuộc UBND mà thuộc thẩm quyền của TAND vì đất tranh chấp đã có quyết định giao đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Hay như, hồi năm 2010, Thanh tra Chính phủ cũng đã có văn bản trong đó nêu rõ “việc khiếu nại của bà Nhung có tính chất của quan hệ dân sự, bắt nguồn từ chỗ ông Trác đã có giấy cho nhà và đất cho bà Nhung, giấy chuyển quyền thừa kế cho bà Nhung, nhưng sau đó lại thay đổi bằng việc lập di chúc hủy các giấy tờ đã tặng, cho, chuyển quyền cho bà Nhung trước đây. Tất cả các giấy tờ đều có chứng nhận của chính quyền địa phương. Theo quy định của pháp luật về việc này thuộc thẩm quyền của TAND. Vì vậy, bà Nhung cần thực hiện quyền của mình, khởi kiện dân sự tại TAND”. Ngoài ra, Tổ Công tác của Thanh tra Chính phủ còn đề nghị “địa phương khi xét cấp cho người khác phải xem xét, giải quyết đền bù về cây cối, hoa màu, vật kiến trúc và công tôn tạo đất, bố trí tái định cư cho bà Nhung theo quy định của pháp luật”.
Nam Dũng
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo UBND huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng, việc trạm trộn bê tông thương phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng giao thông miền Bắc cố tình vi phạm dù đã được nhắc nhở nhiều lần, có nguy cơ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, sức khỏe cộng đồng và an toàn khu vực, có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật.
Trung Hà
19:00 11/12/2024(Thanh tra) - Tìm hiểu về lịch sử đấu thầu của Công ty CP Xây dựng U&I trong thời gian qua, PV Báo Thanh tra tiếp tục phát hiện nhà thầu này đã đề xuất nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tại gói thầu số 10: Xây lắp và thiết bị còn lại thuộc Dự án Trường THCS Hàn Thuyên, Phường 10, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chỉ trong tháng 10/2024, Công ty CP Xây dựng U&I bị phát hiện nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tới 2 lần.
Thùy Dương
08:00 11/12/2024Thành Nam
07:25 11/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024Hoàng Nam
06:53 09/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC