Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 13/08/2014 - 07:07
(Thanh tra)- Thực hiện chủ trương của tỉnh, UBND TP đã tổ chức nhiều buổi đối thoại cùng các tiểu thương, nhưng vẫn chưa thể đi đến thống nhất. Các tiểu thương vẫn quyết tâm bám trụ tại chợ cũ dù việc kinh doanh luôn “nhấp nhổm” vì có thể bị dẹp đi bất cứ lúc nào.
Chợ Cốc Lếu đang diễn ra nhiều sai phạm. Ảnh: Hoàng Long
>> BQL Chợ Cốc Lếu lập “kiốt ma” thu hàng trăm triệu?
Nhiều lần đối thoại chưa thể thống nhất
Ngày 18/4/2014, Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh chủ trì thông báo việc triển khai chủ trương đầu tư nâng cấp chợ A Cốc Lếu tại Quyết định số 3523 của UBND tỉnh đến toàn thể các hộ tiểu thương. Nhất trí với phương án đầu tư xây dựng chợ mới nhưng tiểu thương đề nghị xem xét lại một số vấn đề như giá thuê địa điểm kinh doanh quá cao, thời gian nộp tiền, việc di chuyển ra chợ tạm.
Ngày 1/6/2014, Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh tiếp tục tổ chức cuộc họp thông báo kế hoạch đóng cửa chợ A Cốc Lếu cũ trong tháng 6 và thanh lý hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh để thực hiện xây dựng nâng cấp chợ. Các hộ kinh doanh được di chuyển ra chợ tạm kéo dài đến 20/7/2014.
Tại cuộc họp này, các tiểu thương bức xúc về việc thông báo thanh lý hợp đồng của TP là quá đột ngột khi chưa thực hiện việc giải đáp các phản ánh về việc giá thuê địa điểm cao, thời gian thuê ngắn…
Trước bức xúc của người dân, UBND TP và các cơ quan liên quan tiếp tục tổ chức 5 cuộc đối thoại giải đáp các thắc mắc về việc đầu tư xây dựng chợ A Cốc Lếu của UBND tỉnh.
Tuy nhiên, quá thời hạn theo kế hoạch mà việc triển khai dự án xây dựng chợ mới vẫn chưa thể thực hiện do vấp phải sự phản ứng quyết liệt từ phía người dân. Hàng trăm tiểu thương vẫn “cố thủ” kinh doanh tại chợ cũ thay vì di chuyển ra chợ tạm theo kế hoạch, tập trung thành đoàn đông người đến các cơ quan chức năng của tỉnh đề nghị xem xét, giải quyết các kiến nghị của người dân.
Trao đổi với phóng viên Báo Thanh tra, Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Văn Cài cho biết, lãnh đạo TP chia sẻ với những khó khăn của bà con tiểu thương đang gặp phải. Một lúc nộp số tiền lớn như vậy không phải ai cũng có khả năng. Do vậy, TP đã có nhiều buổi làm việc ghi nhận các ý kiến, tâm tư nguyện vọng của các hộ kinh doanh. Trên cơ sở đó, TP sẽ có các kiến nghị lên tỉnh xem xét các giải pháp để giảm bớt khó khăn cho người dân.
Trả lời câu hỏi: Việc bố trí diện tích sử dụng để thực hiện cân đối thu hồi vốn như hiện nay có “ưu ái” cho Ban Quản lý chợ mà tạo thêm gánh nặng cho người dân hay không? Ông Cài cho rằng, nội dung này thuộc thẩm quyền của tỉnh. TP chỉ có thể báo cáo để tỉnh cân nhắc.
Khó khăn bủa vây tiểu thương
Bên cạnh áp lực về giá sàn thuê kiốt phải nộp quá cao, các tiểu thương tiếp tục đối mặt với mối lo gặp rủi ro về an ninh trật tự, thiên tai, bảo quản hàng hóa… khi di chuyển ra chợ tạm.
Các tiểu thương nhiều năm kinh doanh tại chợ cho rằng, việc xây dựng kiốt như hiện nay sẽ rất nóng khi kinh doanh. Không những thế, do không có mái che, ngày nắng, khách hàng không thể đứng lâu giữa nắng mà mua hàng, còn ngày mưa gió, nước mưa có thể hắt ướt hết toàn bộ hàng hóa phía trong. Điều kiện như vậy thì các tiểu thương không thể kinh doanh yên ổn được. Tất cả các vốn liếng của người dân đổ hết vào hàng hóa tại chợ, nếu công việc kinh doanh đình trệ trong nhiều tháng liền thì cuộc sống sẽ ra sao?
Tìm giải pháp khắc phục, các tiểu thương đề xuất xây dựng mái vòm chung kéo dài để các hộ tự đầu tư kiốt. Tuy nhiên, TP cho rằng khu vực chợ tạm không đủ điều kiện để thực hiện theo đề xuất này.
Bởi lẽ, kết cấu mái chợ bằng tôn sẽ không đảm bảo việc chống gió khu vực bờ sông (chợ tạm đặt cạnh sông - PV), đồng thời hạn chế phương án phòng, chống cháy nổ. Mặt khác, việc thực hiện làm chợ như vậy thì chi phí đầu tư sẽ cao hơn, kéo theo đơn giá thuê địa điểm kinh doanh tại chợ cao hơn so với phương án đã được duyệt.
Thừa nhận với kết cấu như chợ tạm gây ra nóng bức, khó khăn trong kinh doanh, tuy nhiên lãnh đạo UBND TP chỉ có thể động viên bà con tiểu thương khắc phục và ủng hộ phương án đã được xây dựng.
Do đó, mặc dù, TP ra sức tuyên truyền, vận động, đến nay cũng chỉ có 27 hộ kinh doanh đăng ký di chuyển ra ngoài chợ tạm.
Dự án nâng cấp Chợ A Cốc Lếu vốn là chủ trương đóng góp vào sự phát triển chung của toàn tỉnh. Vì vậy, UBND tỉnh Lào Cai cần xem xét, tạo điều kiện để giảm bớt khó khăn, đảm bảo ổn định cuộc sống và tạo được sự đồng thuận trong nhân dân.
Hoàng Long
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo UBND huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng, việc trạm trộn bê tông thương phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng giao thông miền Bắc cố tình vi phạm dù đã được nhắc nhở nhiều lần, có nguy cơ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, sức khỏe cộng đồng và an toàn khu vực, có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật.
Trung Hà
19:00 11/12/2024(Thanh tra) - Tìm hiểu về lịch sử đấu thầu của Công ty CP Xây dựng U&I trong thời gian qua, PV Báo Thanh tra tiếp tục phát hiện nhà thầu này đã đề xuất nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tại gói thầu số 10: Xây lắp và thiết bị còn lại thuộc Dự án Trường THCS Hàn Thuyên, Phường 10, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chỉ trong tháng 10/2024, Công ty CP Xây dựng U&I bị phát hiện nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tới 2 lần.
Thùy Dương
08:00 11/12/2024Thành Nam
07:25 11/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024Hoàng Nam
06:53 09/12/2024Văn Thanh
Bùi Bình
CB
Hải Hà
Chính Bình
Trọng Tài
Thái Hải
Hoàng Long
Hải Hà
PV
Trần Lê
Trần Quý