Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kỳ II: Lãnh đạo xã Hoàng Văn Thụ né trách nhiệm?

Thứ sáu, 28/09/2018 - 08:20

(Thanh tra)- Từ năm 2009, hàng loạt sai phạm trong công tác quản lý sử dụng đất tại xã Hoàng Văn Thụ, huyện Chương Mỹ (Hà Nội), trong quy hoạch cán bộ thôn, trong công tác dồn điền đổi thửa, thực hiện kê khai hỗ trợ thiệt hại do thiên tai… được người dân phát giác, cơ quan chức năng đã ban hành hàng chục kết luận, thông báo kết luận của các cơ quan chức năng đã chỉ rõ đúng, sai, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm khiến người dân bức xúc.

Sau hơn 1 tháng làm việc với PV Báo Thanh tra, ông Lê Trung Hà vẫn không cung cấp được thông tin cụ thể về kết quả thực hiện sau thanh tra, dù nhiều lần thất hứa.

Đưa người không đủ tiêu chuẩn vào quy hoạch trưởng thôn

Năm 2015, ông Cao Văn Võ, người thôn Thuần Lương được giới thiệu ứng cử trưởng thôn, mặc dù có nhiều sai phạm và đã được người dân phát giác, nhưng vẫn được giới thiệu ứng cử và trúng cử chức Trưởng thôn Thuần Lương.

Kiểm tra cho thấy, trong quá trình sử dụng 300m2 đất giao trái thẩm quyền năm 2003, ông Cao Văn Võ đã có hành vi lấn chiếm 132m2 (đã xây dựng chuồng trại chăn nuôi năm 2008) giáp với diện tích 300m2 đất được giao năm 2003.

Năm 2009, UBND xã Hoàng Văn Thụ đã có kết luận về việc lấn chiếm của ông Võ và ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính, nhưng chưa tổ chức thực hiện cưỡng chế khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật. Ông Võ cũng không tự khắc phục vi phạm trên phần đất lấn chiếm.

Điều đáng nói, với những sai phạm của mình, ông Võ không những không bị xử lý mà lại được giới thiệu ứng cử Trưởng thôn Thuần Lương nhiệm kỳ 2015 - 2017.

Thời điểm giới thiệu danh sách ứng cử trưởng thôn, công dân đã có đơn phản ánh, kiến nghị việc tham gia ứng cử của ông Võ đến cơ quan có thẩm quyền.

Tuy nhiên, theo ông Lê Trung Hà, Chủ tịch UBND xã Hoàng Văn Thụ, ông Võ mới bị xử lý về Đảng đối với người vi phạm đất đai theo kết luận của UBND xã Hoàng Văn Thụ, mà chưa bị xử lý về vi phạm hành chính khắc phục hậu quả triệt để từ năm 2009. Tuy nhiên, tập thể UBND xã vẫn thống nhất đưa ông Võ vào danh sách để bầu trưởng thôn.

Việc đưa người vi phạm pháp luật tham gia và trúng cử Trưởng thôn Thuần Lương là không quán triệt, thực hiện đúng quy định về tiêu chí, tiêu chuẩn trưởng thôn theo quy định tại Điều 9 Quyết định số 50/2013/QĐ-UBND quy định: “… bản thân và gia đình gương mẫu về đạo đức, lối sống, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước...”.

Về những vi phạm này, UBND huyện Chương Mỹ đã đề nghị Đảng ủy, UBND xã Hoàng Văn Thụ xem xét, kiểm điểm trách nhiệm tập thể UBND xã Hoàng Văn Thụ và cá nhân ông Lê Trung Hà, Chủ tịch UBND xã Hoàng Văn Thụ, ông Lê Hoài Thi, Phó Chủ tịch UBND xã.

Đồng thời, giao Chủ tịch UBND xã Hoàng Văn Thụ rà soát hồ sơ quy hoạch sử dụng đất, báo cáo đề xuất hướng xử lý đối với diện tích 300m2 đất tại khu Cửa Cầu (thôn Thuần Lương) giao trái thẩm quyền cho ông Võ năm 2003.

Thực hiện hồ sơ xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi của ông Võ lấn chiếm 132m2 đất và hành vi vi phạm hành chính của bà Cao Thị Liên lấn chiếm 161m2 đất; giao Phòng Nội vụ huyện căn cứ quy định của TP Hà Nội hướng dẫn UBND xã Hoàng Văn Thụ về quy trình xem xét, xử lý đối với quyết định công nhận chức danh Trưởng thôn Thuần Lương của ông Võ.

Xác nhận chuyển nhượng hàng nghìn m2 trái quy định

Liên quan đến việc quản lý sử dụng đất tại Nhà máy gạch Tuynel, từ năm 2015, Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Nguyễn Minh Ngọc đã kết luận, diện tích 4.838m2 tại khu đồng Cây Trì, xã Hoàng Văn Thụ có nguồn gốc là đất trồng cây hàng năm thuộc quỹ đất II, UBND xã Hoàng Văn Thụ quản lý.

Việc UBND xã Hoàng Văn Thụ ký hợp đồng kinh tế với bà Nguyễn Nhị Hà, Nhà máy gạch Tuynel - Công ty TNHH kim khí Hồng Hà là trái với quy định của Luật Đất đai năm 2003.

Năm 2003, UBND xã Hoàng Văn Thụ đã đồng ý xác nhận cho các hộ chuyển nhượng quyền sử dụng diện tích đất 6.531m2 khu Đồng Lốc, Cây Trì, thôn Công An, xã Hoàng Văn Thụ là đất 5% của 10 hộ gia đình cho Nhà máy gạch Tuynel không đúng quy định của pháp luật.

Ngày 3/12/2012, UBND xã Hoàng Văn Thụ đã có quyết định hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng này nhưng thực hiện chưa triệt để, chưa có biện pháp xử lý hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền để xử lý.

Để giải quyết dứt điểm những tồn tại này, UBND huyện đã yêu cầu UBND xã Hoàng Văn Thụ có trách nhiệm đình chỉ ngay việc Nhà máy gạch Tuynel tập kết nguyên liệu sản xuất gạch mộc trên diện tích đất khu đồng Cây Trì và đình chỉ việc nhà máy sử dụng diện tích đất tại khu Đồng Lốc, Cây Trì, thôn Công An làm bến bãi sản xuất gạch.

Khuôn viên trụ sở UBND xã Hoàng Văn Thụ

Phối hợp với Nhà máy gạch Tuynel trong việc thống nhất mở rộng quy mô nhà máy với diện tích đất khu đồng Cây Trì và diện tích đất của 10 hộ dân khu Đồng Lốc, Cây Trì phải được sự thống nhất đồng thuận và có các văn bản chỉ đạo, nghị quyết thực hiện của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân xã và bảo đảm đúng quy định của pháp luật…

Thế nhưng, chỉ đạo này đến nay vẫn bị bỏ ngỏ, dẫn đến người dân bức xúc có đơn tiếp khiếu đến các cơ quan chức năng đề nghị xem xét trách nhiệm của những người đứng đầu xã.

Chưa xử lý dứt điểm sau thanh tra

Tại các kết luận thanh tra, UBND huyện Chương Mỹ đã khẳng định UBND xã Hoàng Văn Thụ buông lỏng quản lý đất đai để cho thôn Công An và các thôn khác trong xã tự ý giao đất trái thẩm quyền, thu tiền trái pháp luật; giới thiệu người không đủ tiêu chuẩn ứng cử chức trưởng thôn và chậm thực hiện chỉ đạo của UBND huyện, dẫn đến khiếu kiện bức xúc, kéo dài.

UBND huyện Chương Mỹ đã yêu cầu UBND xã Hoàng Văn Thụ lập hồ sơ xử lý đối với 1.440m2 để đưa vào quản lý đất nông nghiệp theo quy định của Luật Đất đai năm 2013; lập hồ sơ xử lý, báo cáo UBND huyện ra quyết định thu hồi 334m2 đất thôn Công An tự ý giao đất trái thẩm quyền thu tiền 1 lần tại khu Gò Sắn, Đồng Lốc.

Lập hồ sơ xử lý để đưa vào quản lý đất nông nghiệp theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 đối với 800m2 đất giao thầu dài hạn cho ông Nguyễn Văn Tào, 1.500m2 giao cho ông Cao Văn Tấn tại khu Cống Đầm, Gò Điu.

UBND huyện cũng yêu cầu UBND xã Hoàng Văn Thụ lập hồ sơ xử lý, báo cáo UBND huyện ra quyết định thu hồi diện tích 100m2 đất do chuyển nhượng trái thẩm quyền cho ông Cao Văn Hợp tại khu Gò Là, Đồng Lốc và 590m2 thôn Công An giao dài hạn cho ông Phạm Văn Thủy, Nguyễn Văn Hải tại khu Gò Là, Đồng Lốc; lập hồ sơ xử lý hợp đồng thầu 1.800m2 đất công của ông Đinh Văn Thống với thôn Công An để đưa vào quản lý quỹ đất công theo quy định của Luật Đất đai năm 2013.

Đồng thời, yêu cầu UBND xã Hoàng Văn Thụ tổ chức kiểm điểm trách nhiệm và có hình thức xử lý đối với tập thể, cá nhân theo từng thời điểm để xảy ra sai phạm…

Đối với sai phạm trong dồn điền đổi thửa, UBND huyện Chương Mỹ yêu cầu UBND xã Hoàng Văn Thụ rà soát lại quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch đồng ruộng, nếu phù hợp thì bổ sung quy hoạch cho các hộ vi phạm, nếu không thì phải xử lý triệt để; lập hồ sơ quản lý diện tích các hộ còn thừa hơn 14.616m2 theo quy định.

Lập hồ sơ xử lý và thực hiện quy trình đấu giá quỹ đất công theo Quyết định số 71 của UBND TP Hà Nội đối với diện tích 1.370m2 thôn Văn Sơn đã tạm giao cho 5 hộ không nằm trong tiêu chuẩn được giao; lập hồ sơ quản lý diện tích đất nông nghiệp được dồn điền đổi thửa của hộ ông Trần Duy Biên sử dụng tăng là 278,9m2 và thanh lý hợp đồng giao thầu dài hạn trái thẩm quyền cho ông Biên, bà Ngân với diện tích 193,7m2; thu hồi số tiền 25,3 triệu đồng về ngân sách xã…

Nhiều diện tích đất nông nghiệp được người dân tự ý chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản không đúng quy hoạch.

Làm việc với PV Báo Thanh tra, Chủ tịch UBND xã Hoàng Văn Thụ Lê Trung Hà cho biết, từ năm 2009 đến nay, UBND huyện Chương Mỹ có đến hàng chục kết luận và thông báo kết luận nội dung tố cáo của công dân. Trong các nội dung tố cáo, có nhiều nội dung cơ quan chức năng sau khi kiểm tra kết luận không có cơ sở, cũng có nhiều nội dung đúng hoặc đúng một phần.

Ông Hà cũng cho biết, UBND huyện Chương Mỹ đã có những chỉ đạo, yêu cầu UBND xã Hoàng Văn Thụ triển khai thực hiện. Đến nay, việc thực hiện xử lý sau thanh tra được khoảng 50 - 60% chỉ đạo của UBND huyện tại các kết luận liên quan đến công tác quản lý đất đai, dồn điền đổi thửa.

Tuy nhiên, khi hỏi chi tiết từng nội dung, ông Hà lại không trả lời được với lý do chưa chuẩn bị kỹ hồ sơ làm việc, hay cán bộ lưu giữ hồ sơ đang đi cơ sở và hẹn sẽ cung cấp sau.

Song, đến nay đã hơn 1 tháng trôi qua với nhiều lần lỡ hẹn của ông Hà, Báo Thanh tra vẫn chưa nhận được hồi âm.

Chúng tôi sẽ thông tin tiếp nội dung này.

Phương Hiếu

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024
Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

(Thanh tra) - Như bài viết trước chúng tôi đã đề cập, năm 2017, Công ty Dương Minh được độc quyền nhập khẩu, phân phối các sản phẩm của Obagi Hoa Kỳ. Tháng 9/2017, Công ty Dương Minh chính thức được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Việt Nam cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với các sản phẩm Obagi và cũng chính thức trở thành nhà nhập khẩu phân phối độc quyền các sản phẩm Obagi ở thị trường Việt Nam.

Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh

08:00 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm