Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hoàng Văn Thụ (Chương Mỹ, Hà Nội): “Chây ì” trong xử lý sau thanh tra

Thứ ba, 25/09/2018 - 19:19

(Thanh tra)- Từ năm 2009, hàng loạt sai phạm trong công tác quản lý sử dụng đất tại xã Hoàng Văn Thụ, huyện Chương Mỹ (Hà Nội), trong quy hoạch cán bộ thôn, trong công tác dồn điền đổi thửa, thực hiện kê khai hỗ trợ thiệt hại do thiên tai… được người dân phát giác, cơ quan chức năng đã ban hành hàng chục kết luận, thông báo kết luận của các cơ quan chức năng đã chỉ rõ đúng, sai, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm khiến người dân bức xúc.

Kỳ I: Giao thầu hàng nghìn m2 đất trái thẩm quyền

Từ nguồn tin tố cáo của công dân, UBND huyện Chương Mỹ đã chỉ rõ, từ năm 2007, lãnh đạo thôn Công An đã ký xác nhận nguồn gốc đất và lập biên bản giao đất cho các hộ dân trái thẩm quyền, thu tiền trái pháp luật; bao che cho người dân xây tường bao, làm nhà ở không đúng quy định của pháp luật.

Cụ thể, ngày 17/1/2007, bà Lê Thị Chắt, quê gốc ở thôn Công An, xã Hoàng Văn Thụ, có đơn đề nghị lãnh đạo thôn Công An xác nhận thửa đất, diện tích 1.440m2 ở xứ Đồng Bều có nguồn gốc là đất cá thể từ năm 1956, do ông nội bà để lại cho bố mẹ bà là ông Lê Viết Tích và bà Nguyễn Thị Được.

Nhưng do bố bà mất sớm, mẹ bà đi lấy chồng, diện tích đất này bỏ lại cho thôn Công An quản lý, nay bà đề nghị lãnh đạo thôn Công An cho xin lại đất cho gia đình ông Lê Viết Lạc sử dụng và trả một phần kinh phí để thôn Công An đưa vào xây dựng công trình phúc lợi của thôn.

Ngày 20/1/2007, ông Cao Văn Liễn, Trưởng thôn Công An ký nhận đơn đề nghị của bà Chắt và ký xác nhận biên bản giao đất cho hộ ông Lê Viết Lạc với diện tích 1.440m2 có nguồn gốc là đất cá thể do ông cha để lại, theo hình thức chuyển nhượng để phục hồi sản xuất nông nghiệp.

Ông Lê Viết Lạc đã nộp số tiền 65 triệu đồng cho thôn Công An (ông Cao Văn Liễn và ông Tấn là người nhận tiền). Tuy nhiên không có giấy tờ, tài liệu chứng minh được việc giao tiền.

Ngoài ra, thôn Công An còn giao trái thẩm quyền cho ông Đinh Văn Thướng hơn 300m2 đất ở khu Gò Sắn, Đồng Lốc. Kiểm tra cho thấy, thửa đất ông Thướng đang sử dụng gồm 2 thửa có diện tích là 334m2 tại khu Gò Sắn, Đồng Lốc là đất công do UBND xã quản lý.

Thửa 1, năm 2004, thôn Công An ký hợp đồng cho thuê trái thẩm quyền, diện tích 100m2, thời hạn sử dụng 50 năm từ ngày 25/12/2004, thu tiền 1 lần, số tiền 10 triệu đồng (ông Cao Văn Liễn và ông Nguyễn Văn Tào đã thu số tiền trên - có giấy biên nhận).

Thửa 2, năm 2005, thôn Công An bán trái trái thẩm quyền cho ông Cao Văn Màn, diện tích 134m2 thu tiền 1 lần 2 triệu đồng. Năm 2007, ông Màn làm hợp đồng tặng, cho ông Thướng được UBND xã Hoàng Văn Thụ xác nhận diện tích là 234m2 (chênh lệch 100m2) với số tiền 110 triệu đồng.

Hiện, ông Thướng đã xây tường bao xung quanh bằng gạch cao 2m và xây nhà tạm lợp mái tôn diện tích 23,8m2. Diện tích còn lại ông Thướng đã trồng cây ăn quả.

Ngoài ông Lạc, ông Thướng được giao thầu trái thẩm quyền, ông Nguyễn Văn Tào cũng được giao thầu trái thẩm quyền, thu tiền 1 lần diện tích 800m2 đất ở Đìa Quàn, Đồng Chương; ông Đinh Văn Thống được giao thầu hơn 1.800m2 khu Vũng Quán; bà Phùng Thị Chung được giao thầu hơn 100m2 ở khu Gò Là, Đồng Lốc đến ngày 25/12/2007, thôn Công An đã ký xác nhận chuyển nhượng quyền sử dụng cho ông Cao Văn Hợp; ông Cao Đình Tấn được giao thầu hơn 2.100m2 đất ở khu Đồng Lốc…

Bên cạnh buông lỏng công tác quản lý đất đai, việc thực hiện dồn điền đổi thửa cũng có nhiều điều đáng nói. Trong đó, UBND xã Hoàng Văn Thụ, ban chỉ đạo dồn điền đổi thửa là ông Trương Văn Cừ (Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch xã), ông Lê Trung Hà, Chủ tịch xã, ông Lê Hoài Thi, Phó Chủ tịch xã đã để thôn Văn Sơn nhập quỹ thôn số tiền hơn 25,3 triệu đồng không đúng quy định.

Ngoài ra, UBND xã Hoàng Văn Thụ còn tạm giao cho 5 hộ gia đình không đủ tiêu chuẩn được giao theo Nghị định 64 của Chính phủ và không nằm trong phương án dồn điền đổi thửa của thôn.

Để 39 hộ không nằm trong quy hoạch tự ý đào ao để nuôi trồng thủy sản. UBND xã chưa có biện pháp ngăn chặn dẫn đến một số hộ dân lấn chiếm hơn 14.616m2 từ năm 1992 - 2012. Không những vậy, có hộ còn sử dụng tăng so với diện tích được giao như hộ ông Trần Duy Biên (vợ là bà Nguyễn Thị Ngân) sử dụng tăng 278,9m2…

Trong việc thực hiện lập hồ sơ diện tích ngập úng trên địa bàn xã, UBND huyện chỉ rõ, với trách nhiệm là người đứng đầu trong công tác quản lý Nhà nước, ông Lê Trung Hà, Chủ tịch xã; ông Lê Hoài Thi, Phó Chủ tịch xã chưa thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, giám sát dẫn đến 5 hộ gia đình kê khai tăng diện tích thiệt hại về thủy sản do thiên tai gây ra là 39.629m2 để chi trả sai chế độ, tiêu chuẩn số tiền hơn 39,2 triệu đồng.

Theo UBND huyện Chương Mỹ, những sai phạm trên trách nhiệm chính thuộc lãnh đạo UBND xã Hoàng Văn Thụ đã buông lỏng quản lý đất đai để cho thôn Công An và các thôn khác trong xã tự ý giao đất trái thẩm quyền, thu tiền trái pháp luật.

Điều đáng nói, nhiều nội dung đã được UBND huyện chỉ rõ và chỉ đạo thực hiện, nhưng UBND xã Hoàng Văn Thụ chưa nghiêm túc tổ chức thực hiện, dẫn đến công dân tiếp khiếu gay gắt.

Kỳ II: Lãnh đạo xã Hoàng Văn Thụ né trách nhiệm?

Lê Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp có vốn 1,5 tỷ, 4 lao động, tham gia loạt thầu trăm tỷ tại UBND huyện Hương Khê

Doanh nghiệp có vốn 1,5 tỷ, 4 lao động, tham gia loạt thầu trăm tỷ tại UBND huyện Hương Khê

(Thanh tra) - Với số vốn khá khiêm tốn 1,5 tỷ đồng cùng số lao động đăng ký là 4 người, thế nhưng, Công ty Sông Ba đã tham gia và trúng 9/9 gói thầu tại huyện Hương Khê, với tổng giá trị trúng thầu hơn 300 tỷ đồng. Đáng nói, đa số các gói thầu doanh nghiệp này góp mặt có tỷ lệ tiết kiệm cho ngân sách rất thấp. Đi kèm với đó, công ty này có cách xoay vòng vốn thú vị.

Quang Dân

11:03 23/11/2024
Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm