Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 19/11/2013 - 08:00
(Thanh tra)- Có thể nói rằng, không hội nghề nghiệp nào lại được Nhà nước ưu ái về trụ sở, đất đai như đối với Hội Mỹ thuật Việt Nam (MTVN). Ngoài trụ sở chính tại tầng 3, số 51 Trần Hưng Đạo, Hội MTVN còn được quyền quản lý, sử dụng những diện tích đẹp nhất nhì Thủ đô như: Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền, 44B Hàm Long và Trung tâm Đương Đại số 17 Thành Công.
Mặc dù bị phạt, truy thu gần 1 tỷ đồng và bị đình chỉ việc cho thuê, song, đến nay Gallery “Hương - Xuyên” vẫn ngang nhiên tồn tại ở tầng 1 Trung Tâm triển lãm 16 Ngô Quyền. Ảnh: Yến Nhi
>> Kỳ I: Một kiểu dùng người phi pháp
Chiểu theo các quy định của Nhà nước thì Hội MTVN không có chức năng và không được phép kinh doanh cho thuê bất động sản, chuyển nhượng đất đai mà Nhà nước đã cấp. Vậy mà, gần hai chục năm nay, tại những diện tích mặt tiền đẹp nhất của cả 3 cơ sở: Số 16 Ngô Quyền, số 44B Hàm Long, số 17 Thành Công đều được một số lãnh đạo Hội MTVN và cán bộ có chức quyền trong Hội đem cho thuê vô tội vạ kiếm lời bất chính nhiều tỷ đồng.
Tại 44B Hàm Long, sau khi Nhà nước bỏ ra gần 4 tỷ đồng để cải tạo, chỉnh trang, khi hoàn thành thì phần diện tích đẹp nhất bị đem cho tư nhân thuê bán hoa.
Tại 17 Thành Công thì từ năm 1996, ông Ngô Doãn Kinh, Phó Văn phòng T.Ư Hội MTVN ký hợp đồng cho thuê một gian sảnh tầng 1. Ngày 24/2/2003, ông Trần Khánh Chương, Chủ tịch Hội có bút phê “đồng ý” cho bà Lê Thị Kim Oanh, Phó Văn phòng Hội ký hợp đồng cho thuê 88m2 với giá 2,5 triệu đồng/tháng.
Đặc biệt, tại Trung tâm Triển lãm số 16 Ngô Quyền có 2 mặt tiền rất đẹp là Ngô Quyền và Tràng Tiền, thì vợ và con gái ông Nguyễn Bá Trạch, Phó Giám đốc Trung tâm Triển lãm Ngô Quyền thuê từ những năm 90 của thế kỷ XX cho đến nay với “Gallery Hương - Xuyên” lấy tên vợ (Hương), con gái (Xuyên). Trên tầng 4 tại 16 Ngô Quyền lúc đầu cho tư nhân thuê làm nhà hàng ăn uống, sau đó cho một tổ chức nước ngoài thuê từ hàng chục năm nay. Như vậy, toàn bộ Nhà Triển lãm 16 Ngô Quyền chỉ còn tầng 2 và một phần tầng 1 để cho các hội viên triển lãm tranh. Với tần suất mỗi năm chỉ trưng bày tối đa được 50 triển lãm thì trong số 1.500 hội viên, nếu mỗi hội viên muốn được đem tác phẩm của mình cho công chúng thưởng thức, ít nhất cũng phải đợi trên 30 năm và phải ký hợp đồng trước 3 tháng, nộp 6 triệu đồng/phòng tầng 1, 7 triệu đồng/phòng tầng 2…
Tượng bán thân của các bậc đại thụ trong ngành Mỹ thuật bị xếp ngoài hành lang tại 17 Thành Công. Ảnh: Yến Nhi
Hai năm sau khi họa sĩ Ngô Chính có đơn tố cáo, Chi cục Thuế quận Hoàn Kiếm đã kiểm tra xác minh và ngày 31/8/2001 đã ra kết luận nội dung tố cáo đối với Nhà Triển lãm Ngô Quyền. Kết quả, chỉ tính từ năm 1999 - 2010, Chi cục Thuế quận Hoàn Kiếm đã ra quyết định phạt và truy thu tổng cộng hơn 961 triệu đồng.
Đến đây, một câu hỏi khác được đặt ra: Liệu có đúng là ông Trần Khánh Chương không sử dụng bất cứ một mét vuông nhà nào của Hội, vì vậy không có gì phải trả lại Hội?
Dưới đây là câu trả lời:
Đáp lại nhu cầu xin cấp đất của Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam (tên gọi cũ của Hội MTVN) để xây dựng trụ sở và nhà trưng bày các tác phẩm kinh điển, ngày 24/2/1986, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trương Tùng đã ký “Giấy sử dụng đất”, trong đó cho phép Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam được sử dụng 3.000m2 đất để “xây dựng trụ sở Hội”. Đây là diện tích đất rất rộng và đẹp với 2 mặt tiền là phố Thành Công và Đê La Thành. Để tránh việc sử dụng đất tùy tiện, tại Điều 3 của quyết định trên ghi rất rõ: “Không được tự ý nhượng đất sử dụng cho cơ quan khác hoặc tư nhân, không được tự ý thay đổi mục đích công trình”.
Quy định là thế, nhưng Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam đã tự ý thành lập “Hội đồng Phân phối nhà ở” và quyết định phân phối cho ông Trần Khánh Chương 35,28m2 do Tổng Thư ký, họa sĩ Dương Viên ký. Trong khi đó, ông Chương đã có nhà riêng tại 34 Trương Hán Siêu. Nhằm ngăn chặn việc mua bán trái phép, kiếm lời, trong quyết định, Tổng Thư ký Dương Viên đã quy định rõ tại Điều III là: “Ông Trần Khánh Chương không có quyền sở hữu đất và sử dụng đất vào các mục đích khác”.
Bất chấp quy định của UBND TP Hà Nội và Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam, chọn thời điểm họa sĩ, Tổng Thư ký Dương Viên nghỉ hưu, ông Trần Khánh Chương đã “luồn lách” bằng cách viết một “Giấy ủy quyền” với nội dung: “Tôi là họa sĩ Trần Khánh Chương, Phó Tổng thư (thiếu chữ “ký” - PV) Thường trực Hội MTVN (trước đây là Hội Nghệ sỹ tạo hình Việt Nam) - 51 Trần Hưng Đạo - Hà Nội. Tôi được Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam nay đổi tên là Hội MTVN phân phối sở hữu diện tích nhà ở 35,28m2, nhà thuộc đơn nguyên A, phòng A4 - tầng 1 - khu tập thể 2C Thành Công - Ba Đình - Hà Nội… Nay tôi làm giấy này cho con gái tôi là Trần Thị Khánh Phương sinh năm 1971, hiện là nhân viên Nhà Triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền - Hà Nội được toàn quyền sử dụng căn hộ này…”. Sau khi có “Giấy ủy quyền” trên, con gái ông Trần Khánh Chương đã bán diện tích trên cho một người khác được 34,5 cây vàng 999.
Theo tài liệu mà chúng tôi có trong tay, ít nhất 18 người, đa số là quan chức trong Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam lúc đó, đã được phân phối nhà trái phép như vậy và hầu hết đều bán đi kiếm lời bất chính.
Tuy nhiên, việc bán nhà trái phép, thu lợi bất chính hàng chục tỷ đồng này chỉ là “cái móng tay” so với việc Hội MTVN đã để thất thoát hàng ngàn m2 đất tại 17 Thành Công. Trước khi viết bài báo này, chúng tôi đã nhiều lần tới khảo sát thực địa và thấy rằng, trên toàn bộ diện tích 3.000m2 đất mà Nhà nước cấp cho Hội MTVN, đến nay, chỉ còn lại vỏn vẹn chưa đầy 500m2. (Vả lại, những diện tích đẹp nhất trong số 500m2 còn lại này, suốt mấy chục năm qua đều đem cho thuê). Như vậy, hơn 2.500m2 đất 2 mặt tiền trị giá nhiều trăm tỷ đồng của Nhà nước đã bị bay biến dưới bàn tay của một số lãnh đạo Hội MTVN.
Lẽ nào các cơ quan chức năng của Nhà nước và TP Hà Nội vẫn tiếp tục bỏ qua như đã lãng quên từ hàng chục năm qua?
Yến Nhi
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo UBND huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng, việc trạm trộn bê tông thương phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng giao thông miền Bắc cố tình vi phạm dù đã được nhắc nhở nhiều lần, có nguy cơ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, sức khỏe cộng đồng và an toàn khu vực, có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật.
Trung Hà
19:00 11/12/2024(Thanh tra) - Tìm hiểu về lịch sử đấu thầu của Công ty CP Xây dựng U&I trong thời gian qua, PV Báo Thanh tra tiếp tục phát hiện nhà thầu này đã đề xuất nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tại gói thầu số 10: Xây lắp và thiết bị còn lại thuộc Dự án Trường THCS Hàn Thuyên, Phường 10, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chỉ trong tháng 10/2024, Công ty CP Xây dựng U&I bị phát hiện nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tới 2 lần.
Thùy Dương
08:00 11/12/2024Thành Nam
07:25 11/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024Hoàng Nam
06:53 09/12/2024Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải