Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 12/03/2014 - 14:12
(Thanh tra)- Cụ Trần Đình Tân, 85 tuổi cho biết: Tôi là đảng viên có 55 tuổi đảng đang rất bức xúc trước những việc làm dối trên lừa dưới của cán bộ xã Lương Tài. 20 năm qua, chúng tôi sản xuất, nộp công điền đầy đủ từng mùa vụ. Vậy mà đùng một cái, diện tích ruộng 2 vụ lúa của chúng tôi bị thu hồi giao cho doanh nghiệp làm gạch và chúng tôi không được một đồng tiền nào hỗ trợ.
Cụ Trần Đình Tân, 85 tuổi đề nghị các cơ quan báo chí nêu rõ những bất thường trong quản lý đất tại địa phương
Cụ thể, trong Phương án bồi thường số 01/PA-HĐBT ngày 10/11/2010 của Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Văn Lâm về việc bồi thường, hỗ trợ chi tiết giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án đầu tư Nhà máy sản xuất gạch tuynel Thành Đạt của Cty Thành Đạt tại xã Lương Tài, chúng tôi không thấy cơ quan này căn cứ vào Quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh Hưng Yên giao Cty Thành Đạt. Tuy nhiên, đến Quyết định số 2420/QĐ-UBND của UBND huyện Văn Lâm về việc phê duyệt phương án chi tiết bồi thường hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư Nhà máy gạch tuynel của Cty Thành Đạt, đơn vị này đã căn cứ Quyết định số 2563/QĐ-UBND ngày 13/12/2010 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc thu hồi đất tại xã Lương Tài giao Cty Thành Đạt.
Theo ông Tuy, đáng nói là, phần lớn diện tích này lại là đất nông nghiệp được giao cho các hộ dân theo diện công điền. Trong khi đó, tại Quyết định số 17/2008/QĐ-UBND về việc phê duyệt qui hoạch các điểm sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng trong tỉnh đến năm 2020 của UBND tỉnh Hưng Yên đã nghiêm cấm việc lấy đất nông nghiệp để xây dựng nhà máy sản xuất gạch.
Lật giở Quyết định số 2420 do ông Nguyễn Văn Thịnh, Chủ tịch UBND huyện Văn Lâm ký, ông Tuy cho biết, trong số 42.256m2 đất được thu hồi, có đến 39.325m2 đất nông nghiệp. Diện tích đất được xác định là đất công ích do UBND xã quản lý. Tuy nhiên, trên thực tế, đây là số đất công điền chia theo khẩu cho thôn Tảo C từ năm 1993. Cả xã có 14 thôn thì 13 thôn được chia bình quân 1,13 sào/nhân khẩu. Riêng thôn Tảo C chỉ được 1,11 sào/nhân khẩu. Và, phần đìa thôn Tảo C (là phần đất bị thu hồi - PV) vừa đủ để chia 2 thước/nhân khẩu, là bằng các thôn khác. “Đây là lý do vì sao nhân dân thôn Tảo C bất bình và bức xúc khi bị thu hồi diện tích đất nông nghiệp này” - ông Tuy khẳng định.
Ông Nguyễn Hữu Vận cho biết: Nhà tôi có 6 nhân khẩu, bị thu hồi 1,6 sào tại khu vực thôn Đìa. Nhà ông Nguyễn Ngọc Thà có 4 nhân khẩu, bị thu 14 thước đất. Nhà ông trần Đình Sĩ có 3 nhân khẩu, bị mất 10,5 thước. Nhà cụ Nguyễn Thị Thành có 3 nhân khẩu, bị thu 10,5 thước… Toàn bộ diện tích này là ruộng chân trũng chúng tôi đã cải tạo, canh tác từ năm 1993 đến nay. Tuy nhiên, tất cả 84 hộ dân (đến nay là 115 hộ) không được nhận một khoản tiền nào. Trong quyết định lại ghi toàn bộ số tiền gần 3 tỷ đồng tiền bồi thường hỗ trợ đều do UBND xã được thụ hưởng… Nhân dân chúng tôi cho rằng cán bộ xã Lương Tài đã dối trên lừa dưới khi thực hiện dự án của Cty Thành Đạt và đẩy hàng trăm hộ dân chúng tôi vào tình cảnh thiệt thòi.
Cụ Trần Đình Tân bất bình: Người dân chúng tôi được biết là lãnh đạo UBND tỉnh Hưng Yên đã có văn bản quán triệt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm không được sử dụng đất trồng lúa để sản xuất gạch. Tuy nhiên, hàng loạt việc làm gần đây của cán bộ xã, huyện là đi ngược lại với chỉ đạo của Thủ tướng. Việc làm này đề nghị các cơ quan báo chí nêu lên để cơ quan chức năng làm rõ.
Văn bản số 108/TB-UBND ngày 29/4/2008 thông báo ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên xung quanh việc quán triệt Quyết định số 391/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, kiểm tra thực trạng việc quản lý quy hoạch, kế hoạch và sử đụng đất 5 năm 2006 - 2010 trên địa bàn cả nước. Mục 4 của Thông báo nêu rõ: “Nghiêm cấm sử dụng diện tích đất trồng lúa để sản xuất gạch. Sở Xây dựng rà soát lại dự kiến qui hoạch các điểm sản xuất khai thác vật liệu xây dựng, nếu có điểm nào qui hoạch vào đất trồng lúa thì loại bỏ, sớm trình UBND tỉnh phê duyệt qui hoạch”…
Như vậy, các văn bản chỉ đạo (bao gồm cả Quyết định số 17/QĐ-UBND về việc phê duyệt qui hoạch các điểm sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 mà chúng tôi đã đề cập trong bài viết trước) của lãnh đạo tỉnh Hưng Yên chưa ráo mực thì lãnh đạo UBND huyện Văn Lâm và xã Lương Tài đã “vượt mặt”, làm khác đi. Vì sự phát triển của địa phương? vì “quan hệ”? hay vì lợi nhuận? Và, UBND tỉnh Hưng Yên cần làm gì để yên lòng dân?
PV
Kỳ III: UBND tỉnh Hưng Yên cần sớm yên dân!
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo UBND huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng, việc trạm trộn bê tông thương phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng giao thông miền Bắc cố tình vi phạm dù đã được nhắc nhở nhiều lần, có nguy cơ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, sức khỏe cộng đồng và an toàn khu vực, có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật.
Trung Hà
19:00 11/12/2024(Thanh tra) - Tìm hiểu về lịch sử đấu thầu của Công ty CP Xây dựng U&I trong thời gian qua, PV Báo Thanh tra tiếp tục phát hiện nhà thầu này đã đề xuất nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tại gói thầu số 10: Xây lắp và thiết bị còn lại thuộc Dự án Trường THCS Hàn Thuyên, Phường 10, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chỉ trong tháng 10/2024, Công ty CP Xây dựng U&I bị phát hiện nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tới 2 lần.
Thùy Dương
08:00 11/12/2024Thành Nam
07:25 11/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024Hoàng Nam
06:53 09/12/2024Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải