Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kỳ I: Cơ quan điều tra cần vào cuộc!

Thứ ba, 16/10/2012 - 07:07

(Thanh tra)- Báo Thanh tra đã có loạt bài phản ánh về những bất thường trong thu hồi, đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) Khu làng nghề chợ sắt Tề Lỗ, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Mới đây, Thanh tra huyện Yên Lạc đã ban hành kết luận giải quyết đơn tố cáo của các hộ dân về những sai phạm này.

Các hộ dân phản ánh bức xúc khi sai phạm lớn của cán bộ xã Tề Lỗ được "giơ cao đánh khẽ"

>> Kỳ I: Nước mắt giải phóng mặt bằng
>> Kỳ II: “Chân dung đen” của lãnh đạo xã Tề Lỗ

Tìm hiểu kỹ thêm câu chuyện, chúng tôi tiếp tục nhận ra một cách hành xử bất thường mà cơ quan điều tra cần sớm làm rõ!

Hàng loạt hành vi sai phạm trong sử dụng, quản lý ngân sách Nhà nước đã được lãnh đạo huyện Yên Lạc “bỏ nhỏ”. Không chỉ “kết” vênh với cơ quan cấp trên, lãnh đạo huyện còn phán xử kiểu “giơ cao đánh khẽ” và né tránh trách nhiệm…

Gian dối trong sử dụng ngân sách


Kết luận xác minh đơn tố cáo do Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Lạc Nguyễn Ngọc Thông ký khẳng định: Năm 2004, ông Nguyễn Kim Hữu (khi đó là Chủ tịch UBND xã Tề Lỗ) đã chỉ đạo ông Nguyễn Đức Dần, cán bộ địa chính xã lập một số bản kê khai diện tích đất bị thu hồi để GPMB xây dựng công trình cụm công nghiệp làng nghề xã Tề Lỗ. Danh sách các cán bộ đứng tên gồm: Nguyễn Ngọc Khu (thủ quỹ), khai bị thu hồi 10 thửa, diện tích 2.895m2; Tạ Quang Hiếu (cán bộ tư pháp), kê khai bị thu hồi 10 thửa, diện tích 3.017m2; Nguyễn Ngọc Thế kê khai bị thu hồi 25 thửa, diện tích 3.720m2; Nguyễn Văn Minh (cán bộ văn phòng) kê khai bị thu hồi 5 thửa, diện tích 1.581m2; Nguyễn Văn Quang kê khai bị thu hồi 3 thửa, diện tích 1.049m2.

Người trực tiếp viết các tờ khai là ông Đào Xuân Qua, cán bộ địa chính. Các tờ khai có đầy đủ chữ ký xác nhận của các ông: Nguyễn Đức Dần, cán bộ địa chính; Đào Hồng Mến, cán bộ thuế; Nguyễn Kim Bản, Trưởng khu 2; Dương Văn Sáng, Trưởng khu 1, thôn Giã Bàng và ông Nguyễn Kim Hữu, Chủ tịch UBND xã.

Số tiền đền bù, hỗ trợ của 5 trường hợp là trên 375 triệu đồng, nhưng không được ghi chép, hạch toán vào hệ thống sổ sách chính thức của UBND xã.

Ngổn ngang sắt vụn, làng nghề chợ sắt Tề Lỗ còn chồng chất những đơn thư

Theo ông Nguyễn Ngọc Khu, xã Tề Lỗ đã nộp vào ngân sách huyện 135 triệu đồng. Số tiền còn lại đã được chi cho các khoản phục vụ công tác đền bù, GPMB cụm công nghiệp làng nghề xã Tề Lỗ nhưng đến nay vẫn chưa quyết toán với hội đồng bồi thường, GPMB!

Trách nhiệm thuộc về các ông: Nguyễn Kim Hữu, Chủ tịch UBND xã Tề Lỗ giai đoạn 2004 - 2010; Nguyễn Hữu Chữ, kế toán; Nguyễn Ngọc Khu, thủ quỹ.

Về nội dung tố cáo ông Nguyễn Ngọc Thế, hiện là Chủ tịch UBND xã Tề Lỗ đứng tên nhận tiền đền bù thửa đất số 608 diện tích 158m2 của ông Tạ Quang Hội, bố chồng bà Nguyễn Thị Phương, kết luận thanh tra nêu: Đúng là ông Thế có đứng tên hưởng tiền bồi thường của thửa đất số 608 tờ bản đồ số 2, diện tích 158m2 của ông Tạ Quang Hội. Lý do: Ông Hội kê khai sót diện tích này. Tuy nhiên, ông Thế không biết và không được nhận tiền đền bù!

Liên quan đến nội dung có 2 lần ông Tạ Quang Sơn (Tạ Văn Sơn) nhận tiền đền bù, kết luận thanh tra cho rằng: Khi viết bản kê khai diện tích đất bị thu hồi, cán bộ thống kê của thôn viết tên hộ Tạ Quang Sơn thành Tạ Văn Sơn nhưng không hủy bỏ bản viết nhầm. Do vậy, có 2 ông Sơn cùng nhận một số tiền, cùng một diện tích như nhau. Số tiền đền bù trùng này là trên 10 triệu đồng.

Thanh tra huyện Yên Lạc cũng xác định, lỗi thuộc về tập thể UBND xã Tề Lỗ nhiệm kỳ 2006 - 2010 và 6 cá nhân: Nguyễn Kim Hữu, Chủ tịch UBND xã; Nguyễn Ngọc Thế, Phó Chủ tịch UBND xã; Nguyễn Đức Dần, cán bộ địa chính; Nguyễn Hữu Chữ, kế toán ngân sách; Nguyễn Ngọc Khu, thủ quỹ và ông Đào Xuân Qua, cán bộ giúp việc cho cán bộ địa chính.

Kết của huyện “vênh” với tỉnh

Nghi án về việc lập danh sách khống để “kiếm” tiền từ ngân sách Nhà nước đã rõ. Những ai sai phạm cũng đã được chỉ đích danh. Tuy nhiên, kết luận của UBND huyện Yên Lạc do ông Nguyễn Ngọc Thông ký đã khiến dư luận không khỏi ngạc nhiên.

Điều 73 Luật Ngân sách Nhà nước 2002 qui định: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về ngân sách thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Như các bài viết trước chúng tôi đã phân tích, các Kết luận số 48, 49, 50, 51 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã khẳng định: Các ông: Nguyễn Kim Hữu, Chủ tịch UBND xã Tề Lỗ; Đào Hồng Chiêm, Phó Chủ tịch UBND xã Tề Lỗ, thành viên Tiểu ban Thu hồi GPMB; Tạ Xuân Hòa, Phó Bí thư Đảng ủy xã Tề Lỗ, Phó Trưởng Tiểu ban Thu hồi GPMB, đã có hành vi gian dối, biến 15.002m2 đất công ích của xã (đất 5%) thành đất quỹ 1 (đất giao cho dân theo Nghị định 64/CP của Chính phủ), cho một số người đứng tên số diện tích đó, để nhận tiền đền bù cao, thu lợi bất chính 459,2 triệu đồng, bỏ ngoài ngân sách xã, vi phạm nghiêm trọng Luật Ngân sách và Luật Kế toán.

Việc giảm gần 100 triệu đồng trong kết luận của Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Lạc có ý nghĩa gì? Chưa kể, 8 cán bộ xã Tề Lỗ nhận tiền GPMB từ năm 2004 nhưng báo cáo thống kê diện tích thu hồi khu công nghiệp làng nghề quỹ đất 5% và các hộ đăng ký kê khai còn thiếu thì đến tận năm 2007 mới có. Đó là các hộ: Vũ Văn Tỵ, Hoàng Văn Thua, Tạ Văn Đính, Tạ Quang Hùng, Trần Văn Sơn, Trần Thanh Hoa, Hoàng Thị Ý, Nguyễn Kim Bạo, Hoàng Văn Hồng (Hằng) và Vũ Văn Tiến.

Việc hợp thức hóa hồ sơ khi người dân phát hiện hành vi gian lận trong đền bù GPMB của lãnh đạo xã Tề Lỗ, một lần nữa được “bỏ nhỏ”.

Chúng tôi nhắc lại: Năm 2007, các hộ dân thôn Giã Bàng đã có đơn gửi đến các cơ quan chức năng huyện Yên Lạc nhưng lãnh đạo huyện này không xem xét. Đến tận ngày 27/10/2011, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Vĩnh Phúc mới ban hành thông báo kết luận kiểm tra tổ chức Đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy xã Tề Lỗ tại các Kết luận số 48, 49, 50, 51. Khi đó, ông Nguyễn Kim Hữu đã giữ cương vị Bí thư Đảng ủy xã Tề Lỗ!

Có chuyện né tránh trách nhiệm của lãnh đạo huyện Yên Lạc? Vì sao việc nhập nhèm gần nửa tỷ đồng với nhiều chiêu thức khai khống, giả mạo hồ sơ, chiếm dụng… lại không được xử lý đúng theo các qui định của pháp luật? Trách nhiệm của lãnh đạo huyện Yên Lạc đến đâu?


Đan Quế

Kỳ II: Trách nhiệm của lãnh đạo huyện Yên Lạc?

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sai từ khi lập dự án cho đến thi công và nghiệm thu thanh toán

Sai từ khi lập dự án cho đến thi công và nghiệm thu thanh toán

(Thanh tra) - Như Báo Thanh tra đã phản ánh, dự án đầu tư xây dựng cơ bản công trình sửa chữa, bảo dưỡng đường trục tiểu khu Đông Đoài đi A27, kết nối vào đường gom thị trấn Phú Xuyên đi Vân Từ - Phú Yên, có tổng chiều dài chỉ 1.039m với tổng vốn đầu tư là 14,989 tỷ đồng và đã được Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên kết luận có nhiều sai phạm.

Nam Dũng

16:00 14/12/2024
Phát hiện Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam kê khai gian lận trong đấu thầu

Phát hiện Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam kê khai gian lận trong đấu thầu

(Thanh tra) - Tại gói thầu số 12 thuộc Dự án Mở rộng đường Phú Mỹ - Tóc Tiên (từ khu tái định cư 105ha đến đường Hắc Dịch - Tóc Tiên - Châu Pha), thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam đã bị phát hiện có hành vi gian lận trong đấu thầu…

Ngọc Tuấn

08:00 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm