Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 13/07/2014 - 08:14
(Thanh tra)- Chuyện lợi dụng công tác dồn điền, đổi thửa (DĐĐT) để thu tiền, lập quỹ “uốn cong” chủ trương của UBND tỉnh Hà Nam đang diễn ra công khai tại một số nơi. Tại thôn Phúc Thành, xã Châu Giang, huyện Duy Tiên, nếu muốn mảnh ruộng tốt hơn, người dân phải chi một khoản tiền để được… gắp thăm.
Ông Vượng chỉ mảnh ruộng của gia đình bị “thu hồi” để tổ chức phân lô, đấu thầu thu tiền. Ảnh: Hoàng Long
“Ép nhận ruộng xấu vì… không được nộp tiền”
Ông Trịnh Văn Vượng, sinh năm 1935, nguyên cán bộ UBND xã Châu Giang phản ánh: Ông và con trai có khoảng 1 mẫu ruộng được chia theo Quyết định số 115, Quyết định số 990 và đất 10% theo tiêu chuẩn. Tháng 11/2013, triển khai công tác DĐĐT, ông có đề xuất dồn diện tích ruộng của gia đình thành 2 thửa (mỗi người 1 thửa - PV) vẫn giữ nguyên vị trí nhưng không được chấp thuận. Lý do, thôn thông báo toàn bộ diện tích đất ruộng phải được dỡ tất ra chia lại, muốn nhận ruộng tốt thì đăng ký, nộp tiền để được gắp thăm.
Sau khi bị “thu” mất ruộng, ông cùng một số con, cháu đành chấp nhận góp tiền lại để đăng ký gắp thăm. Thế nhưng, Tiểu ban Dồn đổi ruộng đất thôn đã thu tiền rồi trả lại do thăm số đã được mua hết. Toàn bộ diện tích của gia đình bị đẩy về khu ruộng xấu.
Ông Vượng cho biết, gia đình đổ biết bao mồ hôi, công sức để tôn tạo, bồi đắp tạo nên các khu ruộng màu mỡ để sản xuất. Đến nay, gia đình lại bị ép phải chuyển về nơi đất xấu mà không hề được bù diện tích. Gia đình phải đi lại xa hơn mấy cây số, công lao vất vả hơn, tốn kém đủ mọi thứ mà năng suất vẫn thấp hơn hẳn. “Giờ tôi già rồi chỉ biết trông cậy vào mấy sào ruộng. Vậy mà…”, ông Vượng lắc đầu ngao ngán.
Tại buổi làm việc cùng PV Báo Thanh tra, ông Vũ Đình Văn, Trưởng thôn Phúc Thành cho biết: Tiểu ban Dồn đổi ruộng đất thôn tổ chức thu tiền để làm thủy lợi nội đồng đến các vị trí đất xấu chứ không thực hiện rút, bù diện tích (dùng hệ số “K” để điều chỉnh diện tích - PV). Các khu vực đất tốt được chia làm các loại với các mức giá 1 triệu đồng/sào, 500 nghìn đồng/sào để người dân nộp tiền tham gia gắp thăm.
Khi được hỏi việc thu tiền có được cơ quan chức năng đồng ý, ông Văn tự tin trả lời: “Có, có”. Vừa nói, ông vừa xòe Phương án Dồn đổi ruộng đất của thôn Phúc Thành được UBND xã Châu Giang chấp thuận vào tháng 12/2012. Tại Phương án, bên cạnh công tác DĐĐT, thôn đưa ra khoản chi 217 triệu đồng để hoàn chỉnh thủy lợi đường mương trước khi gắp thăm, đo giao. Nguồn thu từ hỗ trợ của Nhà nước, đóng góp của nhân dân.
Thậm chí, nhằm hiện thực hóa Phương án này, tháng 8/2013, lãnh đạo thôn tổ chức cuộc họp dân với sự tham gia của Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Nhân. Ông Văn đã thông báo đến người dân thu tiền chênh lệch những lô đất tốt để làm đường thủy lợi nội đồng. Lúc bấy giờ, mức thu chỉ là 500 nghìn đồng, 100 nghìn đồng/sào. Phó Chủ tịch UBND xã cũng đứng lên giải thích về chủ trương DĐĐT đến người dân.
Tuy nhiên, ngay tại cuộc họp, một số người dân không nhất trí thu tiền chêch lệch, cho rằng thực hiện như vậy sẽ không công bằng.
Phân lô, đấu thầu thu hàng trăm triệu đồng
Chẳng những bị ép đổi từ ruộng tốt thành ruộng xấu vì… không được nộp tiền, ông Vượng càng bức xúc hơn khi mảnh ruộng phía đằng sau ông Thành của gia đình chạy dọc khoảng 100m mặt đường lớn bị “thu hồi” để thực hiện DĐĐT, bỗng dưng được hợp nhất cùng thửa liền kề, tổng diện tích 2,423 mẫu ruộng rồi cắt làm 4 mảnh cho tổ chức đấu thầu.
Quy trình tổ chức đầu thầu cũng cực kỳ đơn giản. Ông Vũ Đình Văn, Trưởng thôn ký thay mặt “Ban Điều chỉnh” (Tiểu ban Dồn đổi ruộng đất thôn - PV) vào một tờ giấy thông báo viết tay nguyệch ngoạc vài dòng có nội dung “cho thầu mảnh ruộng phía đằng sau ông Thành… thời gian mở thầu 14 giờ 30 phút ngày 30/11/2013. Tiền cược thầu một phiếu 6 triệu đồng. Địa điểm đấu thầu tại Nhà văn hóa thôn Phúc Thành”.
Sau khi triển khai, 4 hộ dân đã trúng thầu, gồm: Hộ ông Nguyễn Đình Huynh trúng thầu 5,99 sào, nộp 110 triệu đồng; hộ ông Trịnh Văn Lan trúng thầu 6,06 sào, nộp 95 triệu đồng; hộ ông Đỗ Văn Chiểu trúng thầu 6,12 sào, nộp 74 triệu đồng; hộ ông Trịnh Văn Hòa trúng thầu 6,06 sào, nộp 121 triệu đồng.
Sau khi thu được khoản tiền lớn trên, lãnh đạo thôn đã khéo léo hợp thức hóa bằng cách ghi là các khoản “tự nguyện đóng góp” tại báo cáo tình hình dồn đổi ruộng đất thôn Phúc Thành.
Một cán bộ tỉnh Hà Nam cho rằng, sở dĩ người dân chấp nhận bỏ cả trăm triệu đồng để đấu thầu mấy sào ruộng cạnh đường lớn thực chất không phải để sản xuất nông nghiệp mà vì họ kỳ vọng sẽ chuyển đổi mục đích sử dụng các mảnh ruộng này để xây dựng nhà cửa, hàng quán…
Theo tìm hiểu của PV, thôn Phúc Thành đã tiến hành lập thu 559 triệu đồng của người dân (tiền đấu vị trí và đấu thầu thửa đất cạnh đường - PV). Theo báo cáo, số tiền này đã chi hết 144 triệu đồng làm thủy lợi nội đồng và tiền công cho Tiểu ban Dồn đổi ruộng.
Trước sự việc trên, dư luận đang đặt dấu hỏi về trách nhiệm của các cấp, ngành liên quan của tỉnh Hà Nam trong việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác dồn đổi ruộng đất trên bịa bàn?
Hoàng Long
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Như Báo Thanh tra đã phản ánh, dự án đầu tư xây dựng cơ bản công trình sửa chữa, bảo dưỡng đường trục tiểu khu Đông Đoài đi A27, kết nối vào đường gom thị trấn Phú Xuyên đi Vân Từ - Phú Yên, có tổng chiều dài chỉ 1.039m với tổng vốn đầu tư là 14,989 tỷ đồng và đã được Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên kết luận có nhiều sai phạm.
Nam Dũng
16:00 14/12/2024(Thanh tra) - Tại gói thầu số 12 thuộc Dự án Mở rộng đường Phú Mỹ - Tóc Tiên (từ khu tái định cư 105ha đến đường Hắc Dịch - Tóc Tiên - Châu Pha), thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam đã bị phát hiện có hành vi gian lận trong đấu thầu…
Ngọc Tuấn
08:00 14/12/2024Ngọc Tuấn
19:00 13/12/2024Thanh Giang
16:10 13/12/2024Chu Tuấn
15:37 13/12/2024Trung Hà
19:00 11/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền