Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Có dấu hiệu lợi ích nhóm?

Thứ sáu, 22/06/2018 - 13:57

(Thanh tra)- Sau nhiều năm ròng rã khiếu nại, những oan khuất của gia đình bà Nguyễn Thị Thìn về quyền sở hữu nhà số 28-30-32 đường Nguyễn Huệ, quận 1, TP Hồ Chí Minh đã từng bước được sáng tỏ. Nhưng sự im lặng đáng sợ của Thường trực UBND TP Hồ Chí Minh trong 20 năm qua đã buộc công dân phải tiếp khiếu đến lãnh đạo Đảng, lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ, với mong muốn làm rõ sai phạm có dấu hiệu lợi ích nhóm mang tên Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Nhà sở hữu hợp pháp của gia đình bà Thìn đã được biến hóa thành cao ốc của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Ảnh: GTN

Khiếu nại có cơ sở

Theo hồ sơ vụ việc, gia đình bà Thìn có quyền sở hữu hợp pháp nhà số 28-30-32 đường Nguyễn Huệ. Vì nhiều lý do khác nhau liên quan đến quá trình thế chấp tài sản cho ngân hàng nên việc công nhận quyền sở hữu nhà cho gia đình bà Thìn chưa được thực hiện. Nhưng lấy lý do nhà thuộc diện vắng chủ, ngày 23/1/1996, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh đã ký Quyết định số 69754/QĐ-UB xác lập sở hữu Nhà nước cho ngôi nhà này.

Sau khi gia đình bà Thìn khiếu nại thì lãnh đạo UBND TP Hồ Chí Minh cũng đã có văn bản giao cơ quan chuyên môn kiểm tra và dự thảo văn bản trả lại nhà cho công dân. Ngoài ra Ngân hàng Nhà nước cũng có nhiều văn bản đề nghị Thường trực UBND TP Hồ Chí Minh xác lập quyền sở hữu cho gia đình bà Thìn để gia đình tiến hành các thủ tục liên quan đến tài sản thế chấp của ngân hàng.

Lý do mà các cơ quan chức năng thuộc UBND TP Hồ Chí Minh viện dẫn để từ chối ban hành quyết định công nhận quyền sở hữu nhà cho gia đình bà Thìn là tài sản này có nguồn gốc của công dân nước ngoài mà không hề đề cập đến việc mua bán giữa các chủ sở hữu đã hoàn thành vào ngày 18/3/1974 theo xác nhận của Ty Trước bạ Sài Gòn IV, với chữ ký của Trưởng ty, kèm theo tem chứng nhận giao dịch.

Tư nhân hưởng lợi

Ngay cả khi Ngân hàng Nhà nước có văn bản đề nghị Thường trực UBND TP Hồ Chí Minh giao cho Phòng Khoa học Hình sự Công an TP Hồ Chí Minh tiến hành giám định tem chứng nhận, dấu mộc của Ty Trước bạ Sài Gòn IV, với chữ ký của Trưởng ty, nhằm làm rõ bản chất sự thật của giao dịch nhà thì trách nhiệm thực hiện cũng không được lãnh đạo UBND TP Hồ Chí Minh thực hiện.

Điều đáng chú ý là, ngay tại thời điểm năm 1993, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Huấn cũng có ý kiến thực hiện theo kiến nghị của Ngân hàng Nhà nước là xác lập sở hữu tư nhân nhà cho gia đình bà Thìn nhưng đến nay việc giải quyết vẫn chỉ là con số không.

Dù gia đình bà Thìn liên tục khiếu nại, nhiều bộ, ngành Trung ương cũng có nhiều văn bản đề nghị Thường trực UBND TP Hồ Chí Minh giải quyết đúng pháp luật, phù hợp lịch sử biến động nhà đất tại quận 1, nhưng nhà số 28-30-32 đường Nguyễn Huệ đã được cho Tập đoàn Vạn Thịnh Phát thuê lại để thực hiện Dự án cao ốc 42 tầng có tên nước ngoài là Tòa nhà Sai Gon Times Square, còn tên tiếng phổ thông là Quảng trường Thời đại Sài Gòn.

Đến nay, mọi thông tin liên quan đến giá thuê đất của Nhà nước mà Tập đoàn Vạn Thịnh Phát ký với cơ quan quản lý tài sản công của UBND TP Hồ Chí Minh vẫn chưa được công khai. Nhiều đoàn giám sát của các cơ quan dân cử đã nhiều lần chất vấn, giám sát về sự việc cho thuê nhà đất, trong đó có nhà số 28-30-32 đường Nguyễn Huệ nhưng dư luận vẫn chưa được thông báo đầy đủ về câu chuyện này. Ngoài ra, quá trình xây dựng Dự án cao ốc 42 tầng cũng phát sinh hàng loạt sai phạm về pháp lý xây dựng, môi trường nhưng tất cả đều rơi vào im lặng.

Nhận định về sự việc này, luật sư Phạm Văn Cương, Cty Luật TNHH MTV T.H thuộc Đoàn luật sư TP Hà Nội cho rằng: Vụ việc của gia đình bà Thìn có dấu hiệu oan sai do thái độ làm việc coi thường công dân của lãnh đạo UBND TP Hồ Chí Minh qua nhiều thời kỳ. Hơn 20 năm khiếu nại, gia đình bà Thìn đã chịu quá nhiều đau thương, mất mát, bị đẩy đến tận cùng nỗi đau mất người, mất nhà. Hiện tại, 15 người trong gia đình bà Thìn đang phải sống tạm bợ tại quận Gò Vấp để chờ đợi công lý và lẽ phải.

Theo luật sư Phạm Văn Cương đây là vụ việc có dấu hiệu lợi ích nhóm trong lĩnh vực đất đai khi tài sản hợp pháp của công dân bị biến hóa thành tài sản công nhưng sau đó lại được Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, do bà Trương Mỹ Lan làm chủ, thuê lại để khai thác thương mại. Với niềm tin vào tinh thần kiến tạo, vì dân của Chính phủ, niềm tin vào quyết tâm giải quyết khiếu nại tại cấp cơ sở của Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân, với hàng loạt chỉ đạo có lý, có tình, luật sư Phạm Văn Cương tin tưởng rằng quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình bà Thìn sẽ được bảo vệ vì sự thật chỉ có một, chân lý chỉ có một.

Giang Tuấn Nhật

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sai từ khi lập dự án cho đến thi công và nghiệm thu thanh toán

Sai từ khi lập dự án cho đến thi công và nghiệm thu thanh toán

(Thanh tra) - Như Báo Thanh tra đã phản ánh, dự án đầu tư xây dựng cơ bản công trình sửa chữa, bảo dưỡng đường trục tiểu khu Đông Đoài đi A27, kết nối vào đường gom thị trấn Phú Xuyên đi Vân Từ - Phú Yên, có tổng chiều dài chỉ 1.039m với tổng vốn đầu tư là 14,989 tỷ đồng và đã được Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên kết luận có nhiều sai phạm.

Nam Dũng

16:00 14/12/2024
Phát hiện Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam kê khai gian lận trong đấu thầu

Phát hiện Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam kê khai gian lận trong đấu thầu

(Thanh tra) - Tại gói thầu số 12 thuộc Dự án Mở rộng đường Phú Mỹ - Tóc Tiên (từ khu tái định cư 105ha đến đường Hắc Dịch - Tóc Tiên - Châu Pha), thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam đã bị phát hiện có hành vi gian lận trong đấu thầu…

Ngọc Tuấn

08:00 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm