Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Có biểu hiện bao che đấu thầu sai phạm

Thứ ba, 10/11/2015 - 14:12

(Thanh tra) - Dự án trộn muối i-ốt cho toàn dân ăn để phòng chống các rối loạn do thiếu i-ốt đã được Bộ Y tế Việt Nam thực hiện trong hơn 30 năm. Hóa chất được sử dụng để trộn thành muối i-ốt ban đầu do UNICEF viện trợ, sau này được Bộ Y tế mua đều là hóa chất KIO3 có chất lượng cao của các nước Mỹ La-tinh (Chi-Lê). Tuy nhiên, khi được ủy quyền nhập khẩu KIO3, Bệnh viện Nội tiết Trung ương (Bệnh viện) đã loại ngay sản phẩm truyền thống, chất lượng ổn định để dùng loại của Trung Quốc.

Trộn muối iốt yêu cầu kỹ thuật đối với hoát chất dùng cho người ăn rất cao để đảm bảo chất lượng phòng bệnh và loại trừ các chất nguy hiểm như chì, asen lẫn trong hóa chất. Ảnh: Hoàng Long

Đấu thầu “sai” để có lợi cho hàng Trung Quốc

Sở dĩ phải cầu kỳ trong việc chọn KIO3 là bởi yêu cầu kỹ thuật đối với hóa chất dùng cho người ăn rất cao, phải đảm bảo loại trừ được các chất nguy hiểm cho sức khỏe như chì, asen còn lẫn trong hóa chất. Vậy nhưng, Bệnh viện đã mua KIO3 có nguồn gốc của Trung Quốc về trộn làm muối i-ốt cho toàn dân ăn, bất chấp các thủ tục đấu thầu theo quy định của pháp luật và sức khỏe của người dân.

Căn cứ vào Chứng thư thẩm định giá số 787 của Bộ Tài chính đề xuất Bộ Y tế cho mua 2.673 kg hóa chất KIO3 với giá 1,86 triệu đồng/kg (thành tiền là 4,98 tỷ đồng) và đã được Bộ Y tế phê duyệt, Bệnh viện đã tiến hành đấu thầu theo kế hoạch.

Chứng thư 787 ghi rõ: “Kết quả thẩm định chỉ xác nhận cho tài sản đảm bảo đúng nguồn gốc xuất xứ, thông số kỹ thuật, số lượng theo phụ lục đính kèm và có hiệu lực trong thời gian 4 tháng kể từ ngày phát hành chứng thư này” (từ ngày 26/9/2011). Phụ lục đính kèm ghi rõ nước sản xuất KIO3 là Chi-lê.

Khi tổ chức đấu thầu hóa chất KIO3, Cty Liên doanh Sela-TRAPHACO (chào thầu hóa chất Chi-Lê) đạt điểm kỹ thuật cao nhất (96/100), giá chào thầu thấp hơn giá kế hoạch do Bộ Y tế duyệt (1,69 triệu đồng/kg) nhưng đã bị loại. Thay vào đó, ông Nguyễn Vinh Quang, Phó Giám đốc Bệnh viện đã đề nghị cho Cty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà (nhà thầu Trung Quốc) dù đạt điểm kỹ thuật thấp hơn (93/100) được trúng thầu với giá 1,67 triệu đồng/kg.

Nếu tính tổng số đơn hàng, sản phẩm của Trung Quốc rẻ hơn sản phẩm của Chi lê 33 triệu đồng. Tuy nhiên, sản phẩm KIO3 của Trung Quốc chưa một lần được thử nghiệm và được sử dụng quy mô Việt Nam, trong khi đó sản phẩm của Chi-lê là truyền thống.

Trong hồ sơ mời thầu, Bệnh viện đã đánh giá: sản phẩm có nguồn gốc từ các nước Châu Mỹ La – tinh (có Chi-Lê) được đánh giá 5 điểm, còn sản phẩm của các nước nhóm G20 (trong đó có Trung Quốc) chỉ đạt 3 điểm. Vậy, việc đem sản phẩm của Trung Quốc ra so sánh với sản phẩm của Chi-lê trong trường hợp này là thiếu công bằng.

Hơn nữa, việc chọn sản phẩm của Trung Quốc cũng là trái với Chứng thư thẩm định giá của Bộ Tài chính (được soạn trên cơ sở báo cáo, đề xuất của chính Bệnh viện trước đó).

Nghiệm thu khống để rút tiền ngân sách?

Trong quá trình cung cấp hóa chất, ông Quang cùng kế toán trưởng và một số nhân viên trong Bệnh viện (trong đó có cả 2 bác sỹ đã bị truy tố trong vụ án lớp tập huấn đã được nêu trong số báo trước) đã có dấu hiệu thông đồng với nhà thầu Trung Quốc.

Cụ thể, ông Quang và những đồng sự đã lập biên bản giao nhận hóa chất tại Bệnh viện ngày 6/2/2012 với nội dung:“Hàng hóa đúng chủng loại, chất lượng, số lượng đúng theo yêu cầu của bên A như trong hợp đồng... Bên A đã nhận đủ số hàng hóa trên và các giấy tờ liên quan”. Tuy nhiên, tại thời điểm ông Quang và các nhân viên ký vào biên bản giao nhận trên, số hóa chất này vẫn còn đang được sản xuất tại nhà máy Huanghua Jinhua Trung Quốc (Menufacturing date 29/2/2012).

Bằng sự thông đồng ký biên bản giao nhận khống nêu trên, Bệnh viện đã mất 150 triệu đồng. Bởi tại Điều 7 và Điều 8 Hợp đồng ký ngày 22/12/2011 giữa Bệnh viện (Bên A) và Cty Dược phẩm Nam Hà (Bên B) đã thỏa thuận, thời hạn thực hiện hợp đồng là 45 ngày; giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng là 3%, khoản này “sẽ được trả cho bên A như một khoản bồi thường”, nhưng do đã quá 45 ngày mà chưa có hàng như cam kết nên hai bên đã ký khống bản nghiệm thu nêu trên. Bao che cho việc làm này, Bộ Y tế đã thừa nhận là có hành vi làm sai, nhưng vẫn lấp liếm: “hóa chất KIO3 đang trên đường vận chuyển chưa nhập về kho của Bệnh viện Nội tiết Trung ương”. Thậm chí,  còn nhận định: “Việc giao nhận hóa chất KIO3 theo Hợp đồng 832/HĐ-BVNT ngày 22/12/2011 là có thật và hàng được giao vào cuối giờ chiều của ngày làm việc nhưng ông Nguyễn Vinh Quang không nhớ được ngày giờ cụ thể”?

Mặt khác, giá trúng thầu hóa chất KIO3 mà Bệnh viện mua của Trung Quốc quá cao so với với giá thực tế trên thị trường. Cụ thể, trong khi đi kiểm tra sản xuất muối i-ốt tại Cty cổ phần Muối và thương mại Bạc Liêu, cán bộ Bệnh viện phát hiện trong tháng 4/2013 đơn vị này mua lại hóa chất KIO3 từ Cty TNHH TM hóa chất Uy Long (TP. HCM) để trộn muối i-ốt với giá 1,4 triệu đồng/1 kg. Mức giá này thấp hơn rất nhiều giá hóa chất KIO3 mà Bệnh viện nhập khẩu từ Trung Quốc (1,67 triệu đồng/1 kg) cùng thời điểm. Nếu so với giá hóa chất Công ty Uy Long bán ra thì số tiềnNhà nước phải bỏ ra để nhập khẩu cho đơn hàng này “tăng thêm” trên 800 triệu đồng.

Việc đấu thầu với nhiều dấu hiệu khuất tất kể trên đều được Bộ Y tế “bỏ qua”, giống như những gì đã xảy ra tại vụ tổ chức lớp tập huấn mà chúng tôi đã đăng tải trên số báo trước. Có điều, vụ tập huấn đã được cơ quan công an quan tâm điều tra, khởi tố, còn vụ việc này thì vẫn chưa được phanh phui.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc nhiều dấu hiệu vi phạm khác trong các ngày tới.

Hoàng Long

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật

Có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật

(Thanh tra) - Theo UBND huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng, việc trạm trộn bê tông thương phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng giao thông miền Bắc cố tình vi phạm dù đã được nhắc nhở nhiều lần, có nguy cơ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, sức khỏe cộng đồng và an toàn khu vực, có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật.

Trung Hà

19:00 11/12/2024
Công ty CP Xây dựng U&I tiếp tục bị phát hiện có hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu

Công ty CP Xây dựng U&I tiếp tục bị phát hiện có hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu

(Thanh tra) - Tìm hiểu về lịch sử đấu thầu của Công ty CP Xây dựng U&I trong thời gian qua, PV Báo Thanh tra tiếp tục phát hiện nhà thầu này đã đề xuất nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tại gói thầu số 10: Xây lắp và thiết bị còn lại thuộc Dự án Trường THCS Hàn Thuyên, Phường 10, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chỉ trong tháng 10/2024, Công ty CP Xây dựng U&I bị phát hiện nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tới 2 lần.

Thùy Dương

08:00 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm