Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 06/08/2018 - 20:37
(Thanh tra) - Trong thời gian dài, hàng chục điểm khai thác cát trái phép diễn ra ngang nhiên tại sông Krông K'mar, suối Khuê Ngọc Điền... Sự lộng hành trước mặt các cơ quan chức năng của nhóm đầu nậu “cát tặc” đã khiến người dân lo sợ...
Tình trạng "cát tặc" diễn ra trên địa bàn huyện Krông Bông. Ảnh: Thành Thọ
Cát tặc lộng hành, đất nông nghiệp bị xâm hại nghiêm trọng
Chỉ tính đơn giản trong vòng 1km trên dòng sông Krông K’mar (đoạn chảy qua thôn 5 xã Khuê Ngọc Điền, huyện Krông Bông - Đắk Lắk), đã có đến hai điểm hút cát trái phép. Với hệ thống bơm công suất lớn cùng vòi rồng trực tiếp xuống lòng sông, hàng trăm m3 cát nhanh chóng được xe tải chở đi tiêu thụ.
Ghi nhận của PV cho thấy, tại các điểm hút cát trái phép này đã xuất hiện sự sạt lở, có nhiều điểm bị lấn sâu vào bờ hàng chục mét.
Điều đáng nói là, dù khai thác không phép nhưng tại các bến cát này, "cát tặc" vẫn ngang nhiên mở một con đường và mặt bằng chống lún để xe tải có thể dễ dàng xuống tận sát bờ sông lấy cát.
Thời điểm PV xuất hiện, có 03 xe ô tô đang chờ đến lượt để lấy cát. Hầu như những điểm hút cát này chỉ nằm dọc bờ sông thuộc địa phận quản lí của thôn 5 xã Khuê Ngọc Điền, phía bên kia sông là địa phận thuộc xã Cư Kty.
PV tiếp cận với anh T.H, một người dân có nương rẫy tại đây. Anh H. cho biết: “Các điểm hút cát có khoảng 3 năm rồi, họ hút liên tục, mỗi ngày có thể bơm, hút bán đi cả trăm khối cát, làm ảnh hưởng đến người dân nhiều lắm. Bà con phản ánh thì họ bảo, họ hút cát dưới sông chẳng liên quan gì”.
Chúng tôi tiếp tục đi dọc con suối Khuê Ngọc Điền chảy qua địa bàn xã, tại đây cát lậu hoành hành đục khoét bằng bè với quy mô lớn. Dọc bờ suối này có những bãi cát bồi. “Cát tặc” chỉ việc đặt bè, sục thẳng vòi rồng vào bãi hút thẳng lên xe, phương thức và bến bãi cũng giống như tại các điểm trên dòng sông Krông K’mar.
Tại một điểm hút cát, PV tiếp xúc với một chủ xe tên B đi mua cát. Anh này cho biết: “Muốn mua cát cứ đánh xe đến chờ ít phút, bơm đủ khối lượng trả tiền là xong, chẳng giấy tờ hóa đơn gì”.
Cũng theo lời của B, giá mỗi khối cát dao động từ 150 đến 200 ngàn/m3 tùy theo từng loại cát. (giá thuế của tỉnh Đắk Lắk áp dụng là trên 40 ngàn đồng/m3). Mỗi ngày, tại một điểm cát như thế này có đến hàng trăm khối cát được hút mang đi bán - B khẳng định chắc chắn.
Hình ảnh khai thác cát tại dòng sông Krông Kma và con suối Khuê Ngọc Điền thuộc địa bàn huyện Krông Bông. Ảnh: Thành Thọ
Dư luận đặt câu hỏi: Vì sao những hành vi vi phạm pháp luật lại ngang nhiên tồn tại hiện hữu nhiều năm trời lại không thấy được chính quyền vào cuộc xử lý dứt điểm?
Một người dân trú tại thôn 5 cung cấp thêm thông tin: Xe tải về đây mua cát đông lắm, người ta hút trực tiếp lên xe và vận chuyển đi, từ đây vào bãi chưa đầy nửa cây số, muốn mua mấy trăm khối cũng có, cát hút cả ngày lẫn đêm, một khối khoảng 200 ngàn nếu mua xe 7 đến 8 khối thì rẻ hơn.
Chính quyền làm ngơ hay bất lực?
Đó là câu hỏi của người dân thôn 5 xã Khuê Ngọc khi tiếp xúc với PV Báo Thanh tra, mong chúng tôi chuyển đến lãnh đạo cấp ngành có liên quan của huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk.
Sau “mục sở thị” nạn khai thác cát lậu tại các địa bàn trên, PV đã liên hệ thôn trưởng thôn 5 xã Khuê Ngọc Điền để có thể hiểu rõ hơn ngọn ngành sự vụ.
Tại đây, trưởng thôn tên Hậu cho hay: Tình trạng khai thác cát diễn ra trong nhiều năm, chủ yếu có hai đầu nậu, một người hút tại đoạn sông Krông K’mar và người còn lại hút cát tại suối Khuê Ngọc Điền.
Theo ông Hậu, thời gian hút cát diễn ra cả ngày lẫn đêm, xe ra vào liên tục cứ 3 đến 4 chiếc vào hút đầy rồi lại ra, nhiều đoạn sông bị sạt lở nghiêm trọng, hầu hết người dân đều bị mất nương rẫy.
Những đoạn sông bị sạt lở sâu vào bờ. Ảnh: Thành Thọ
Khi được hỏi về sự quản lý vào cuộc của các cấp chính quyền, ông Hậu thẳng thắn: Bà con gửi đơn cầu cứu rất nhiều, thôn cũng làm báo cáo gửi UBND xã, UBND huyện. Xã cũng có lập đoàn kiểm tra và bắt được xe và máy hút cát, nhưng sau đó phạt một số tiền (khoảng 3 triệu đồng) và trả phương tiện. Như “cóc bỏ dĩa” ngay sau khi phương tiện được trả, hai vị chứng nào tật nấy, tiếp tục khai thác như từng xảy ra việc gì. Bà con nhân dân chúng tôi cũng đành bất lực, tình trạng này trước sau gì cũng bỏ xứ mà đi, còn đâu đất mà canh tác.
Điều khiến dư luận nhân dân bức xúc, hoài nghi về “sự cố tình buông lỏng quản lý” của các cơ quan chức năng liên quan là hoàn toàn có cơ sở. Bởi từ thôn 5 xã Khuê Ngọc Điền đến trung tâm huyện Krông Bông chỉ khoảng 2km nhưng chính quyền xã, các cấp lãnh đạo huyện không có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu, dẫn đến sự lộng hành ngày một bất chấp pháp luật của các đầu nậu. Phải chăng đó là sự bất lực, yếu kém trong công tác quản lý của các cấp chính quyền, cơ quan chức năng liên quan? Có hay không câu chuyện về sự tồn tại một “cơ chế” tiếp sức cho các đầu nậu này ngang nhiên hoạt động?
Báo Thanh tra sẽ tiếp tục tìm hiểu và thông tin đến bạn đọc trong các bài viết tiếp theo!
Trần Thọ - Xuân Thành
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Như Báo Thanh tra đã phản ánh, dự án đầu tư xây dựng cơ bản công trình sửa chữa, bảo dưỡng đường trục tiểu khu Đông Đoài đi A27, kết nối vào đường gom thị trấn Phú Xuyên đi Vân Từ - Phú Yên, có tổng chiều dài chỉ 1.039m với tổng vốn đầu tư là 14,989 tỷ đồng và đã được Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên kết luận có nhiều sai phạm.
Nam Dũng
16:00 14/12/2024(Thanh tra) - Tại gói thầu số 12 thuộc Dự án Mở rộng đường Phú Mỹ - Tóc Tiên (từ khu tái định cư 105ha đến đường Hắc Dịch - Tóc Tiên - Châu Pha), thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam đã bị phát hiện có hành vi gian lận trong đấu thầu…
Ngọc Tuấn
08:00 14/12/2024Ngọc Tuấn
19:00 13/12/2024Thanh Giang
16:10 13/12/2024Chu Tuấn
15:37 13/12/2024Trung Hà
19:00 11/12/2024Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Trần Quý