Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cần Thơ: Huyện Phong Điền bị tố sai phạm trong sử dụng ngân sách

Thứ tư, 18/05/2016 - 09:31

Vừa qua, Báo Công lý nhận được phản ánh của bạn đọc về nhiều sai phạm trong sử dụng tiền ngân sách nhà nước tại huyện Phong Điền, TP Cần Thơ.

Hàng loạt quyết định thông qua được Chủ tịch UBND huyện ký nhưng không có chủ trương

Theo đó, Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của HĐND huyện Phong Điền phê duyệt chỉ tiêu chi ngân sách 2016 cho UBND huyện; trong đó chi mua sắm, sửa chữa trường học là 11 tỷ đồng. Cụ thể số tiền ngân sách này được duyệt chi cho “sự nghiệp giáo dục” như mua sắm, sửa chữa tài sản, trang thiết bị phục vụ công nhận và tái công nhận trường đạt chuẩn quốc gia; trang bị phòng tinhọc, phòng Lab ngoại ngữ và phục vụ cho năm học 2015-2016, 2016-2017. Chủ tịch huyện chỉ định Phòng GD-ĐT làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, việc quản lý và sử dụng nguồn ngân sách này có nhiều dấu hiệu nghi vấn không minh bạch trong dự toán công trình tại các trường được nhận tiền ngân sách.Theo độc giả phản ánh, được sự tham mưu của Phòng Tài chính và Phòng GD-ĐT, Chủ tịch huyện đã ban hành hàng loạt quyết định thông qua mà không cần kiểm chứng. Điều đáng nói là trong các quyết định của vị Chủ tịch này đều không có văn bản đề đạt hay đề nghị thay đổi về chủ trương của Thường vụ Huyện uỷ.Liên quan đến các dự án, Phòng GD-ĐT đã tham mưu cho lãnh đạo huyện thông qua việc chỉ định nhà thầu cho nhiều công trình. Trong số đó, có những dự án hơn cả tỷ đồng nhưng được “xé” ra từng hạng mục nhỏ để chỉ định thầu. Việc làm này đã vi phạm Điều 89 về các hành vi bị cấm trong Luật Đấu thầu: “Chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu trái với quy định của Luật này nhằm mục đích chỉ định thầu hoặc hạn chế sự tham gia của các nhà thầu”.Cụ thể, tại Trường THCS Tân Thới, với số tiền đầu tư hơn tỷ đồng được chia nhỏ làm 4 gói thầu, mỗi gói từ 300-400 triệu đồng. Hiệu trưởng trường được Trưởng phòng GD-ĐT chỉ định làm đại diện chủ đầu tư và có trách nhiệm giám sát, nghiệm thu sau khi hoàn thành. Theo nguồn tin riêng của chúng tôi, các bản dự toán của hầu hết các công trình đều không được cơ quan chuyên môn thẩm định.Việc bản dự toán không được thẩm định thể hiện rõ nhất ở gói thầu “Nâng cấp sân khấu Trường mầm non Trường Phú”. Trong báo cáo dự toán của Công ty Thành Tươi (công ty thi công được chỉ định thầu trước đó) ghi rất rõ chi phí xây lắp là 438.721.000 đồng và được Chủ tịch huyện ký Quyết định thông qua. Tuy nhiên điều đáng ngờ là trong biên bản nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng thì số tiền không hề thay đổi dù chỉ một đồng, vẫn là con số 438.721.000 đồng trước đó.Ngoài ra, Trường mầm non Trường Phú đã được công nhận là trường chuẩn. Theo quy định, nguồn vốn này chỉ dùng cho nâng cấp sửa chữa để các trường khác được công nhận đạt chuẩn, tuy nhiên đây là sân khấu được xây mới hoàn toàn chứ không phải là nâng cấp, sửa chữa?Dự toán nâng cấp sân khấu trường mầm non Trường Phú được Cty Thành Tươi lập, Hiệu trưởng trình lên các tuyến trên ký quyết định thông qua đến khi nghiệm thu trước sau vẫn là một con số 438.721.000 đồng.Một vấn đề khác xảy ra tại huyện Phong Điền là việc chủ đầu tư thực hiện công trình đều không thông qua thẩm định dự toán của cơ quan chuyên môn. Trong khi đó, theo quy định trong lĩnh vực này, với cương vị là chủ đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì trong mỗi hạng mục công trình thuộc nhóm 4 đều phải được Phòng Kinh tế - Hạ tầng thẩm tra, thẩm định bản dự toán trước khi dự án được thực hiện. Vì vậy, dư luận tại đây cho rằng việc Phòng GD-ĐT thuê công ty ngoài làm bản dự toán với giá cả không được cơ quan chuyên môn thẩm định, sau đó được Chủ tịch UBND huyện ký thông qua liệu có xảy ra tiêu cực (!?). Ông Nguyễn Thanh Vũ, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng Phong Điền cho biết: “Chúng tôi không hề biết các dự án liên quan đến gói ngân sách 11 tỷ đồng dùng để nâng cấp, sửa chữa trường học nên không có bất kỳ sự thẩm định nào”.Mặt khác, việc công ty thi công đưa bản dự toán, Phòng GD-ĐT trên cương vị là chủ đầu tư lại tham mưu cho Chủ tịch huyện với con số không thay đổi và sau khi nghiệm thu vẫn không tăng giảm, dư luận cho rằng, đây là sự sắp đặt trước.Một chuyên gia trong ngành xây dựng cho biết: “Không có một công trình thi công nào của Nhà nước mà kinh phí duyệt "trước sau như một" như vậy. Khi công ty thi công đưa bản dự toán thì chủ đầu tư thường có sự điều chỉnh giá cả, nhất là sau khi hoàn tất thì ít nhiều cũng có phát sinh tăng giảm. Hơn nữa, đây là công trình của Nhà nước thì phải được cơ quan chuyên môn thẩm tra về mặt giá cả”. Mặt khác, theo các chuyên gia phân tích, bản dự toán mà Công ty Thành Tươi đưa ra có giá cao hơn tại thời điểm mà Sở Xây dựng TP Cần Thơ niêm yết.Kết quả kiểm tra dự toán 2 công trình Trường mầm non Trường Phú: Nâng cấp sân khấu; sửa chữa nâng cấp mái che và hệ thống cấp nước, xét về mặt đơn giá vật tư, cả 2 công trình đều áp dụng đơn giá theo thông báo giá VLXD số 01/SXD_QLCLXD ngày 19/01/2016 của Sở Xây dựng TP. Cần Thơ. Tuy nhiên, sau khi chạy lại dự toán và áp giá VLXD theo đúng thông báo giá nêu trên thì có chênh lệch, cụ thể như sau: Đối với công trình nâng cấp sân khấu chênh lệch 39.534.425 đồng; sửa chữa nâng cấp mái che và hệ thống cấp nước chênh lệch 19.693.171 đồng. Vấn đề đặt ra, số tiền chênh lệch trên có phải là sự thất thoát ngân sách nhà nước không và nó lọt vào túi ai!?Lý giải về các vấn đề trên, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Nguyễn Thanh Cường trả lời: “Tôi không biết, không nhớ. Tôi được cấp trên cho làm chủ đầu tư nhưng tôi không có chuyên môn quản lý, giám sát. Vì thế tôi giao toàn bộ lại cho Hiệu trưởng các trường tự thuê công ty bên ngoài vào làm rồi báo cáo". Khi chúng tôi yêu cầu cho xem bản dự toán một công trình gần nhất của Trường THCS Tân Thới thì ông Cường nói: “Có gì chúng tôi xin ý kiến của cấp trên rồi mới cung cấp. Nguyên tắc lưu giữ hồ sơ là do Phòng kế toán giữ. Giờ nó (kế toán - PV) đi ra ngoài và không biết khi nào về” (?).Liên quan đến số tiền ngân sách trên chúng tôi được biết, mọi việc đều nằm trong "vòng khép kín" giữa cán bộ quản lý Phòng Tài chính - Kế toán, Phòng GD-ĐT và Hiệu trưởng các trường có công trình thi công. Như vậy, việc Phòng GD-ĐT ủy quyền cho Hiệu trưởng Trường THCS Tân Thới làm các công việc trên có đúng với chuyên môn, trình độ nghiệp vụ khi chính ông này với cương vị là lãnh đạo cũng thừa nhận mình không có chuyên môn. Một cán bộ của Phòng GD-ĐT bức xúc: “Ông Cường được Chủ tịch giao làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, ông Cường ký quyết định chỉ định thầu và quyết định ủy quyền cho Hiệu trưởng trường ký hợp đồng để “né tránh” trách nhiệm…Theo tìm hiểu được biết mọi thủ tục về chọn thầu, thực hiện hợp đồng, quyết định chỉ định thầu, biên bản nghiệm thu, giấy chuyển tiền... đều do bà O. (Phó phòng Tài chính) và ông C. (kế toán Phòng GD-ĐT) làm sẵn. Ông C. mang xuống trường cho Hiệu trưởng ký rồi mang về nộp cho Kho bạc chuyển tiền; Trường học chỉ cần làm bản đề nghị, ký tên vào giấy tờ, mọi thủ tục đều do ông C. làm hết. Hồ sơ lưu lại trường chỉ có chứng từ chuyển tiền để quyết toán, các hồ sơ kỹ thuật hầu như không được lưu giữ.Đa số các công ty thi công trên đều là người nhà, "sân sau" của bà O đứng tên và bao thầu trong nhiều năm qua. Theo đó, Công ty TMTHDV Phúc Duyên do mẹ bà O là bà Trần Thúy Hằng làm Giám đốc; Công ty TMDV Huy Phát, Giám đốc Trần Quốc Huy là anh em con cậu Năm của bà O đứng tên; Công ty TMDV Thành Xuyên do ông Xuyên làm Giám đốc. Ông Xuyên hiện là cán bộ TTVH của huyện, trước đây là cán bộ xây dựng của xã Giai Xuân được bà O rút về làm cán bộ huyện gần đây. Hầu hết các công ty này đều có chung một địa chỉ 161/1 QL1A, phường Lê Bình, quận Cái Răng... Được biết, thành phố đã thành lập Đoàn thanh tra để làm rõ nhiều vấn đề bất cập trên. Tuy nhiên, dư luận cho rằng kết luận thanh tra đưa ra thiếu khách quan, chỉ được công bố nội bộ, không hề có các bên liên quan để đối chất và người lãnh đạo cao nhất tại huyện từ chối cung cấp thông tin về kết luận thanh tra vì theo vị này, đây là chỉ đạo của cấp trên. Thiết nghĩ, lãnh đạo TP Cần Thơ cần sớm vào cuộc làm rõ trách nhiệm của cá nhân, người đứng đầu và tổ chức đã để xảy ra những sai phạm nêu trên.Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về sự việc này trong thời gian tới.

Theo Bảo Trân/http://congly.com.vn

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật

Có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật

(Thanh tra) - Theo UBND huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng, việc trạm trộn bê tông thương phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng giao thông miền Bắc cố tình vi phạm dù đã được nhắc nhở nhiều lần, có nguy cơ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, sức khỏe cộng đồng và an toàn khu vực, có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật.

Trung Hà

19:00 11/12/2024
Công ty CP Xây dựng U&I tiếp tục bị phát hiện có hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu

Công ty CP Xây dựng U&I tiếp tục bị phát hiện có hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu

(Thanh tra) - Tìm hiểu về lịch sử đấu thầu của Công ty CP Xây dựng U&I trong thời gian qua, PV Báo Thanh tra tiếp tục phát hiện nhà thầu này đã đề xuất nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tại gói thầu số 10: Xây lắp và thiết bị còn lại thuộc Dự án Trường THCS Hàn Thuyên, Phường 10, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chỉ trong tháng 10/2024, Công ty CP Xây dựng U&I bị phát hiện nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tới 2 lần.

Thùy Dương

08:00 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm