Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cần làm rõ việc UBND xã Tân Chi vay hàng chục tỷ đồng của người dân?

Nam Dũng

Thứ sáu, 13/01/2023 - 07:00

(Thanh tra) - Một dự án đấu giá quyền sử dụng đất có giá trị hàng chục tỷ đồng, nhưng UBND xã lại đứng ra đi vay của người dân khoảng 27 tỷ đồng để bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) liệu có đúng luật?

Khu vực UBND xã Tân Chi thu hồi đất của người dân. Ảnh: ND

Theo phản ánh của người dân ở xã Tân Chi, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh: Tháng 10/2017, UBND tỉnh Bắc Ninh có văn bản gửi các đơn vị về việc giới thiệu địa điểm lập quy hoạch Dự án Đầu tư xây dựng khu nhà ở đấu giá quyền sử dụng đất tạo vốn tại xã Tân Chi.

Ngay sau đó, UBND huyện Tiên Du có Quyết định phê duyệt hồ sơ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500.

Dự án đấu giá đất được quy hoạch tại xứ đồng thôn Tư Chi, xã Tân Chi với diện tích hơn 9,7ha, quy mô dân số khoảng 2.000 người

Đến ngày 30/9/2020, UBND huyện Tiên Du ra Quyết định phê duyệt phương án bồi thường GPMB cho dự án. Theo đó, diện tích đất bồi thường là hơn 81.000m2, với tổng kinh phí hơn 33 tỷ đồng; nguồn kinh phí bồi thường do chủ đầu tư chi trả…

Cùng ngày 30/9/2020, UBND huyện Tiên Du đã ban hành một loạt quyết định thu hồi đất đối với các hộ dân để thực hiện dự án đấu giá đất, đồng thời giao nhiệm vụ cho Phòng Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn UBND xã Tân Chi thực hiện bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất.

Trả lời báo chí trước đó, ông Nguyễn Phụng Nghĩa, Chủ tịch UBND xã Tân Chi cho biết, Dự án Đầu tư xây dựng khu nhà ở đấu giá quyền sử dụng đất tạo vốn tại xã Tân Chi được thực hiện từ năm 2017, được UBND tỉnh Bắc Ninh cho phép UBND xã lập hồ sơ, bản vẽ thiết kế kỹ thuật và các vấn đề liên quan đến dự án này và làm chủ đầu tư của dự án.

Sau đó, huyện Tiên Du thành lập hội đồng GPMB, trong đó, Chủ tịch UBND và cán bộ địa chính xã Tân Chi là thành viên của hội đồng. Sau khi có quyết định phê duyệt phương án bồi thường thì UBND xã đứng ra chi trả bồi thường cho các hộ dân.

Ông Nghĩa cho biết thêm, hiện tại, xã đã thu hồi được 81.000m2 đất, đền bù xong trong giai đoạn 1 và phần còn lại là đất trang trại, diện tích nuôi trồng thủy sản, hoa màu, cây cối, tài sản trên đất sẽ được GPMB trong giai đoạn 2 vì một số nhà cuối năm nay mới hết hạn thuê đất.

Chia sẻ về nguồn tiền GPMB, ông Nghĩa cho hay, xã sử dụng nguồn ngân sách xã là 6,1 tỷ đồng. Số tiền này xã thu từ nguồn đất dân cư dịch vụ, nhưng chưa sử dụng đến nên xã lấy nguồn đó chi trả cho nhân dân. Bên cạnh đó, xã còn sử dụng nguồn tiền vay cá nhân. Trên địa bàn xã, công dân có nguồn tiền muốn đóng góp, ủng hộ địa phương và cho vay với lãi suất bằng 0 nên xã vay của họ với số tiền khoảng gần 27 tỷ đồng.

Cá nhân họ có doanh nghiệp ở địa phương nhưng làm ăn ở chỗ khác và có điều kiện kinh tế ủng hộ cho địa phương. Xã đã thông báo cho nhân dân, ai có vốn nhàn rỗi không sử dụng đến thì cho địa phương vay để thực hiện việc chi trả này. Người dân có kinh tế nên đã làm đơn tự nguyện cho xã vay và đã ký biên bản vay tiền, cam kết khi nào thu được tiền từ việc đấu giá đất thì trả công dân.

Theo quy định tại Điều 68 Luật Đất đai năm 2013: “Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB, bao gồm: Tổ chức dịch vụ công về đất đai, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư”.

Điều 31 Quyết định số 528/2014/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 của UBND tỉnh Bắc Ninh (quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư và thực hiện trình tự thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất; bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh) quy định, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB bao gồm: Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cấp huyện; tổ chức phát triển quỹ đất…

Theo các quy định trên thì UBND cấp xã không được thực hiện nhiệm vụ bồi thường, GPMB nhưng không hiểu sao, UBND huyện Tiên Du vẫn giao UBND xã Tân Chi làm chủ dự án và thực hiện bồi thường từ nguồn tiền “tự huy động”?

Như vậy, UBND xã Tân Chi vừa là cơ quan xây dựng, trình duyệt phương án bồi thường, vừa là cơ quan chi trả tiền bồi thường, và lại vừa là cơ quan nhận tiền hỗ trợ (mức 70% đối với đất tạm giao; kinh phí bảo vệ và phát triển đất trồng lúa…). Việc UBND xã Tân Chi có nhiều "vai" như vậy có đúng quy định pháp luật hay không?

Nhà Văn hóa thôn Văn Trung có phản ánh về việc đầu tư sửa chữa gây lãng phí, thất thoát. Ảnh: ND

Ngoài phần tài chính liên quan đến đền bù GPMB tại dự án hàng chục tỷ nêu trên, phóng viên còn nhận được phản ánh của nhiều đảng viên tại thôn Văn Trung nghi ngờ có dấu hiệu sai phạm về tài chính tại dự án tu sửa, chỉnh trang Nhà Văn hóa thôn, và đổ bê tông một đoạn đường trong thôn với số vốn lên đến gần 700 triệu đồng gây thất thoát lãng phí.

Liên quan đến vấn đề này, phóng viên Báo Thanh tra cũng đã đến UBND xã Tân Chi để tìm hiểu, làm rõ, thông tin trả lời cho dư luận, nhưng đã nhiều tháng trôi qua vẫn chưa nhận được hồi âm.

Báo Thanh tra sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

 Năm 2021, Thanh tra tỉnh Bắc Ninh kết luận việc chấp hành chính sách, pháp luật đất đai, đầu tư, xây dựng và thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu nhà ở xã Tân Chi và phát hiện ra nhiều vi phạm. Trong đó, có trách nhiệm của UBND xã Tân Chi, đã yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm UBND xã để xảy ra các vi phạm, khuyết điểm.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Lấn chiếm vỉa hè để bàn nhậu, quán nhậu Tự Do nói do khách tự kê bàn

Lấn chiếm vỉa hè để bàn nhậu, quán nhậu Tự Do nói do khách tự kê bàn

(Thanh tra) - Theo đại diện quán nhậu Tự Do, hiện trạng bàn nhậu lấn chiếm vỉa hè có thể do khách kê ra. Còn chính quyền thường xuyên nhắc nhở, có những thời điểm đã bị phạt hành chính. Ở khía cạnh khác, nếu nhìn vào con số tăng trưởng về nguồn vốn, tài sản, doanh thu của chủ sở hữu hệ thống quán nhậu Tự Do, có thể lý giải được phần nào việc đơn vị này thường xuyên vi phạm.

Thanh Giang - Trang Nhung

08:00 21/11/2024
Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm