Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 02/01/2019 - 21:23
(Thanh tra) - Gần một năm, kể từ ngày Bản án dân sự phúc thẩm số 39/2018/DSPT (ngày 09/2/2018) có hiệu lực, việc thi hành án vẫn không thể thực hiện. Các đối tượng chống đối ngày càng liều lĩnh, bất chấp pháp luật, trong khi cơ quan thi hành án thì vẫn đang bế tắc trong việc thực thi quyết định cưỡng chế thi hành án.
Sự chống đối có tổ chức!
Như Báo Thanh tra đã thông tin, vụ kiện vi phạm hợp đồng giao khoán giữa Công ty Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm và ông Phan Xuân Lương (trú tại thôn 1 xã Ea Kiết, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) đã được giải quyết tại TAND tỉnh Đắk Lắk, bằng Bản án số 39/2018/DSPT ngày 09/2/2018.
Phán quyết của Tòa án buộc gia đình ông Phan Xuân Lương phải chuyển giao quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất cho Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm, bao gồm: Thửa đất có diện tích 0,6ha và các loại cây trên thửa đất số 86 cụm sản xuất II (C2+12) thuộc thôn 14, xã Ea Kiết, huyện Cư M’gar (Đắk Lắk).
Ngày 02/4/2018, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Cư M’gar ban hành Quyết định số 593/QĐ-CCTHADS về việc thi hành bản án nói trên.
Do ông Phan Xuân Lương không tự nguyện thi hành án nên ngày 01/6/2018, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Cư M’gar tiếp tục ban hành Quyết định số 22/QĐ-CCTHADS về việc cưỡng chế thi hành bản án.
Các đối tượng xúi giục người già và trẻ em cản trở thi hành việc cưỡng chế ngày 05/12. Ảnh: Nhóm PV
Ngày 05/12/2018, Chi cục Thi hành án huyện Cư M’gar tiến hành cưỡng chế thi hành Bản án số 39/2018/DSPT.
Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng có mặt tại hiện trường để thực hiện nhiệm vụ, ông Phan Xuân Lương đã huy động hàng trăm người tụ tập chống đối.
Các đối tượng chống đối đã hô hào, cản trở, dùng bẫy đinh và dụ dỗ cả trẻ em để gây sức ép với cơ quan chức năng. Việc cưỡng chế thi hành án đã không thể tiến hành.
Theo thông tin mà Báo Thanh tra thu thập được, đây không phải là lần đầu xảy ra việc cản trở, chống người thi hành công vụ xảy ra tại xã Ea Kiết, có liên quan tới ông Phan Xuân Lương.
Trước đó, vào ngày 12/6/2018, Công an huyện Cư M’gar đã cử lực lượng đến nhà ông Phan Xuân Lương để thực hiện quyết định áp giải ông này về trụ sở làm việc, liên quan đến việc ông Lương bị tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tuy nhiên, vợ chồng ông Lương đã chống đối, cố thủ trong nhà, đồng thời sử dụng trang Facebook cá nhân kêu gọi hàng chục người (đa số là phụ nữ) tới để ngăn cản lực lượng chức năng thực thi công vụ.
Manh động hơn, bà Võ Thị Lĩnh (vợ Phan Xuân Lương) đã dùng xô nước bẩn hắt lên người Đại tá Hà Khắc Nghinh (thời điểm đó là Trưởng Công an huyện Cư M’gar).
Công tác thi hành án bế tắc, đối tượng vi phạm “nhờn thuốc” lấn tới!
Trao đổi với PV Báo Thanh tra xung quanh vụ việc, ông Nguyễn Văn Minh - Phó Chủ tịch UBND huyện Cư M’gar khẳng định: Việc tụ tập gây rối, chống đối lực lượng thi hành án của các đối tượng tại xã Ea Kiết là hết sức manh động và có tổ chức.
“Hôm đó (ngày 05/12/2018), lúc các đối tượng đang chống đối quyết liệt thì chúng tôi nhận được thông tin các đối tượng đã chuẩn bị một can xăng cỡ lớn, sẵn sàng cho bốc cháy. Trước tình hình diễn biến phức tạp, UBND huyện báo khẩn cấp lên UBND tỉnh xin ý kiến chỉ đạo và chúng tôi đã có lệnh hoãn cưỡng chế thi hành án”, ông Nguyễn Văn Minh cho biết.
Cũng theo Phó Chủ tịch UBND huyện Cư M’gar thì việc hoãn cưỡng chế thi hành án được chỉ đạo qua điện thoại, không có công văn.
Xung quanh câu chuyện các đối tượng chống đối đã lợi dụng, dụ dỗ trẻ em là những học sinh trên địa bàn tham gia tụ tập nhằm gây sức ép với lực lượng thi hành án, PV Báo Thanh tra đã có cuộc trao đổi với ông Lê Hữu Quynh, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Cư M’gar.
Ông Quynh cho biết, thời điểm đó các trường học trên địa bàn thống kê được gần 100 em nghỉ học, tuy nhiên các trường nắm chắc chắn có 21 em tham gia vào việc phản đối lực lượng cưỡng chế thi hành án.
Trưởng phòng GD&ĐT huyện Cư M’gar khẳng định: “Chúng tôi không chỉ đạo các trường trên địa bàn xã Ea Kiết kiểm điểm hành vi của các em, cũng không làm ảnh hưởng tinh thần các em. Chúng tôi chỉ định hướng nhiệm vụ của giáo dục là vận động tuyên truyền cho các em, những việc nào nên làm và việc nào không nên mà thôi”.
Ông Quynh cho biết thêm, đối tượng Phan Xuân Lương đã lên mạng xã hội facebook nói về việc lãnh đạo xã áp đặt, bắt giáo viên kiểm điểm những học sinh tham gia biểu tình chống cưỡng chế thi hành án. “Đây là thông tin hoàn toàn bịa đặt, UBND xã cũng không làm, thầy cô cũng không làm việc này. Đó là sự xuyên tạc của Phan Xuân Lương, cần bị trừng trị theo quy định của pháp luật…”, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Cư M’gar nói.
Liên quan đến hành vi gây rối, cản trở và lôi kéo trẻ em tham gia vào việc chống đối lực lượng thi hành án xảy ra tại xã Ea Kiết, PV đã liên hệ với ông Vũ Hồng Quân - Chi cục trưởng Thi hành án dân sự huyện Cư M’gar. Tuy nhiên, vị này đã từ chối trả lời với lý do “không có thẩm quyền phát ngôn”.
Theo Đơn kiến nghị gửi đến Tòa soạn Báo Thanh tra của Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Buôn Ja Wầm, từ năm 2015 đến nay, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Cư M’gar đã ban hành quyết định thi hành án đối với các bản án phúc thẩm dân sự có hiệu lực thi hành tại địa bàn thuộc sự quản lý của công ty tổng cộng là 13 vụ. Đáng nói là, “cho đến thời điểm hiện nay (tháng 1/2019), Chi cục Thi hành án huyện Cư M’gar chưa thi hành được cũng là 13 vụ”!
Để thực hiện đúng quy trình phát ngôn theo lời ông Vũ Hồng Quân - Chi Cục trưởng Thi hành án dân sự huyện Cư M’gar, chúng tôi đã liên hệ với Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk. Ông Hoàng Đức Sĩ - Chánh Văn phòng cho biết: Vụ cưỡng chế lô đất đối với ông Phan Xuân Lương đang tiến hành thực hiện, đây là vụ án hết sức quan trọng, bởi nó liên quan đến tính chính trị nên Cục Thi hành án đang chờ sự chỉ đạo từ UBND tỉnh, thời gian tới có thông tin chúng tôi sẽ thông báo cụ thể hơn.
Trụ sở Cục thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: Nhóm PV
Khi được hỏi về trách nhiệm của 13 vụ việc cưỡng chế không được Chi cục Thi hành án huyện Cư M’gar thực thi, sau phán quyết của tòa án có hiệu lực, ông Sĩ khẳng định: Cục Thi hành án hoàn toàn không biết về các thông tin sự vụ này, chúng tôi sẽ liên hệ với Chi cục Thi hành án huyện Cư M’gar và sẽ trả lời cho báo chí sau!
Báo Thanh tra sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về nội dung này trong các bài viết tiếp theo!
Nhóm PV
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo UBND huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng, việc trạm trộn bê tông thương phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng giao thông miền Bắc cố tình vi phạm dù đã được nhắc nhở nhiều lần, có nguy cơ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, sức khỏe cộng đồng và an toàn khu vực, có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật.
Trung Hà
19:00 11/12/2024(Thanh tra) - Tìm hiểu về lịch sử đấu thầu của Công ty CP Xây dựng U&I trong thời gian qua, PV Báo Thanh tra tiếp tục phát hiện nhà thầu này đã đề xuất nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tại gói thầu số 10: Xây lắp và thiết bị còn lại thuộc Dự án Trường THCS Hàn Thuyên, Phường 10, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chỉ trong tháng 10/2024, Công ty CP Xây dựng U&I bị phát hiện nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tới 2 lần.
Thùy Dương
08:00 11/12/2024Thành Nam
07:25 11/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024Hoàng Nam
06:53 09/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC