Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 20/09/2019 - 13:50
(Thanh tra)- Tin rằng sẽ được cấp đất tái định cư (TĐC) khi bị thu hồi đất phục vụ dự án (D.A) đường Quốc lộ (QL) 279, đoạn qua thị trấn Chợ Rã và xã Thượng Giáo. Vậy mà hơn 10 năm qua, nhiều hộ dân mất đất vẫn chưa được cấp đất TĐC. Trong khi đó, một số hộ gia đình không rõ có phải là người nhà của cán bộ lãnh đạo huyện, tỉnh hay không m à được xây nhà to, rộng trên chính phần đất của người dân bị thu hồi. Trước những bất công đó, người dân nhiều lần kêu cứu và phản ánh đến cơ quan chức năng, nhưng chưa nhận được kết quả giải quyết thỏa đáng.
Dọc QL 279 đoạn qua thị trấn Chợ Rã, sau khi hoàn thành có nhiều hộ dân đã xây dựng nhà ở kiên cố, làm quán kinh doanh và trồng cây trên phần đất đã thu hồi GPMB nhưng D.A không dùng. Ảnh: Nhóm PV
Tìm hiểu được biết, để phục vụ giải phóng mặt bằng (GPMB) thực hiện QL 279, đoạn qua thị trấn Chợ Rã và xã Thượng Giáo (đoạn Km28 + 278,7 đến Km30 + 334) ngày 4/6/2008, UBND huyện Ba Bể có Quyết định số 594 về việc thu hồi hơn 122,5 nghìn m2 gồm đất của các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại thị trấn Chợ Rã, xã Thượng Giáo và đất công do UBND thị trấn Chợ Rã và UBND xã Thượng Giáo quản lý.
Ngày 8/1/2009, UBND huyện Ba Bể có Quyết định số 24 thu hồi 74,3 nghìn m2 đất của các hộ gia đình, cá nhân. Ngày 8/2/2012, UBND huyện Ba Bể tiếp tục có Quyết định số 82 thu hồi hơn 5,1 nghìn m2 đất của các hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình tiểu D.A GPMB QL 279, địa phận tỉnh Bắc Kạn thuộc QL 279 đoạn nối QL 3 với QL 2, hạng mục GPMB các nút giao với đường dân sinh và ảnh hưởng thi công di chuyển đường điện.
Theo các quyết định thu hồi đất của UBND huyện Ba Bể, hàng trăm hộ dân thuộc địa bàn xã Thượng Giáo và thị trấn Chợ Rã đã phải di dời nhà cửa để có đất phục vụ D.A, có hộ mất hàng chục nghìn mét vuông đất như hộ gia đình bà Lục Thị Nhình, trú tại thôn Nà Hán, xã Thượng Giáo bị thu hồi hơn 9 nghìn m2 đất (trong đó có 400m2 đất ở nông thôn). Gia đình bà Nhình được nhận hỗ trợ GPMB hơn 515,5 triệu đồng.
Sau khi bị thu hồi đất, cuộc sống gia đình bà Nhình cũng như nhiều hộ gia đình khác rất khó khăn, đất ở không còn, đất sản xuất cũng không có. Mặt khác, do giảm quy mô và điều chỉnh thiết kế, kỹ thuật, thay đổi hướng tuyến, diện tích đất phục vụ đường QL 279 không dùng hết.
Theo UBND huyện Ba Bể, diện tích còn thừa hơn 2,7 nghìn m2 đã thu hồi của 24 hộ gia đình, cá nhân. Do vậy, ngày 13/6/2012, UBND huyện Ba Bể có Văn bản số 588 tiến hành rà soát những vị trí đã thu hồi với diện tích lớn nhưng không sử dụng để trả lại đất cho người dân nếu có nhu cầu. Đồng thời, có văn bản gửi UBND tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường xin chủ trương trả lại đất đã thu hồi của người dân mà D.A chưa sử dụng đến.
Bà Lục Thị Nhình cho biết, toàn bộ diện tích đất ở và đất sản xuất của gia đình bị thu hồi để phục vụ D.A QL 279, gia đình lại chưa được nhận đất TĐC, cuộc sống vô cùng khó khăn, trong khi đất thu hồi thực hiện D.A lại chưa làm hết nên gia đình bà cũng như nhiều hộ dân khác đã dựng quán làm nơi kinh doanh và trồng cây. Nhiều hộ dân còn tiến hành cải tạo, san ủi mặt bằng diện tích còn thừa để làm nhà ở tạm phục vụ cho sinh hoạt, mưu sinh của gia đình.
Thực tế tại khu TĐC Tiểu khu 1, thị trấn Chợ Rã có quy mô bố trí chỗ ở cho hàng trăm hộ nhưng sau nhiều năm triển khai thực hiện, đến nay chỉ có một số hộ gia đình do số tiền được hỗ trợ tiền thuê nhà đã hết, không có tiền thuê tiếp và cũng không thể sống mãi trong cảnh tạm bợ nên đã đến khu TĐC xây dựng nhà ở.
Còn QL 279 mới hoàn thành đoạn qua thị trấn Chợ Rã, xuất hiện tình trạng người dân lấn chiếm xây dựng nhà cửa, trồng cây. Nhiều hộ dân đã xây dựng nhà kiên cố trên diện tích đất đã được Nhà nước thu hồi, đền bù. Điều đáng nói, trong số những hộ xây nhà, dựng quán bán nước dọc tuyến đường này lại chỉ có một số hộ bị chính quyền địa phương đến lập biên bản vi phạm hành chính và tổ chức cưỡng chế, còn một số hộ khác xây dựng nhà kiên cố vẫn “bình yên vô sự”, gây bức xúc cho người dân địa phương.
“Cùng bị thu hồi đất, nhưng D.A không sử dụng hết nên các hộ dân tận dụng dựng nhà ở tạm ổn định cuộc sống chờ được bố trí đất TĐC, nhưng cứ triển khai làm là cán bộ địa phương đến lập biên bản vi phạm hành chính rồi cưỡng chế yêu cầu tháo dỡ. Trong khi một số hộ như hộ ông Nguyễn Văn Chớp, bà Bế Thị Kiên, bà Nghĩa lại có thể san lấp, xây dựng nhà kiên cố trên đất đã bị thu hồi GPMB mà không gặp bất kỳ sự phản đối nào của chính quyền địa phương. Phải chăng, họ là người nhà cán bộ lãnh đạo huyện, tỉnh nên được chính quyền địa phương “làm ngơ” cho việc xây dựng và nghiễm nhiên được ở tại vị trí đất bị thu hồi, trong khi nhiều người dân khác lại không được”, bà Nhình bức xúc.
Bà Đặng Thị Anh Thơ, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ba Bể cho biết, dọc tuyến QL 279 đến nay có đến hơn 50 hộ tái lấn chiếm, một số hộ đã bị chính quyền địa phương ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế tháo dỡ nhưng vẫn không thực hiện mà còn tái lấn chiếm.
Bà Thơ cũng cho biết, phần đất đã bồi thường GPMB D.A QL 279 nhưng không sử dụng, UBND huyện Ba Bể đã nhiều lần có văn bản xin chủ trương để bố trí làm khu dân cư tại các điểm thu hồi đất dọc QL 279 bảo đảm phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
Khu TĐC tại tiểu khu 1, thị trấn Chợ Rã, Ba Bể, đến nay cũng chỉ có một số hộ gia đình nhận đất và xây dựng nhà ở. Ảnh: Nhóm PV
UBND tỉnh Bắc Kạn cũng đã ban hành quyết định thu hồi một phần diện tích đất đã giao cho UBND huyện Ba Bể thực hiện GPMB để trả lại cho các hộ gia đình, cá nhân đã bị thu hồi đất, được tiếp tục sử dụng đất theo quy định.
Hiện, UBND huyện cùng các cơ quan liên quan đã kiểm tra hồ sơ và xác minh thực địa khu đất đề nghị giao lại để quản lý, sử dụng theo quy hoạch đối với diện tích đã thu hồi để GPMB QL 279 nhưng D.A không sử dụng đến.
Nói là vậy, nhưng nhiều năm qua việc bố trí, giải quyết các kiến nghị cũng như bố trí TĐC cho các hộ dân có đất bị thu hồi phục vụ D.A QL 279 vẫn như chưa được chính quyền địa phương quan tâm giải quyết. Không chỉ bà Nhình mà còn nhiều hộ dân khác như ông Hoàng Văn Quyết, Nông Văn Tiến, Nông Văn Hữu, La Văn Luyến, Diệp Văn Thành, La Văn Bạch, Hoàng Văn Thủy và nhiều hộ gia đình dân tộc thiểu số, phải nhiều lần có đơn thư gửi các cấp chính quyền kêu cứu và đề nghị làm rõ việc giải quyết chế độ tạm cư, TĐC có dấu hiệu không công bằng, thiếu minh bạch, làm ảnh hưởng quyền và lợi ích của các hộ dân …
Bài 2: Cần sớm làm rõ những khoảng tối - sáng
Nhóm PV
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo UBND huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng, việc trạm trộn bê tông thương phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng giao thông miền Bắc cố tình vi phạm dù đã được nhắc nhở nhiều lần, có nguy cơ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, sức khỏe cộng đồng và an toàn khu vực, có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật.
Trung Hà
19:00 11/12/2024(Thanh tra) - Tìm hiểu về lịch sử đấu thầu của Công ty CP Xây dựng U&I trong thời gian qua, PV Báo Thanh tra tiếp tục phát hiện nhà thầu này đã đề xuất nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tại gói thầu số 10: Xây lắp và thiết bị còn lại thuộc Dự án Trường THCS Hàn Thuyên, Phường 10, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chỉ trong tháng 10/2024, Công ty CP Xây dựng U&I bị phát hiện nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tới 2 lần.
Thùy Dương
08:00 11/12/2024Thành Nam
07:25 11/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024Hoàng Nam
06:53 09/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh
Thu Huyền
Hương Giang