Theo dõi Báo Thanh tra trên
Công Luận
Thứ bảy, 02/04/2022 - 17:29
(Thanh tra) - Ngày 31/3/2022, Hội đồng Bồi thường và Tái định cư quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, đã ban hành Thông báo số 12 về niêm yết công khai lấy ý kiến phương án bồi thường hỗ trợ chi tiết đối với gia đình bà Nguyễn Thị Tý, phường Thụy Phương.
Thông báo số 12 về niêm yết phương án, bồi thường hỗ trợ ngày 31/3/2022 của Hội đồng Bồi thường và Tái định cư quận Bắc Từ Liêm
Vấn đề chậm trễ giải quyết quyền lợi của người dân sau kết luận thanh tra này từng được Báo Thanh tra phản ánh (http://thanhtra.com.vn/khieu-nai-to-cao/bac-tu-liem-ha-noi-vo-cam-den-bao-gio-181256.html).
Đây là kết quả sau gần 7 năm đại biểu HĐND nêu vấn đề và sau hơn 3 năm kể từ khi UBND TP Hà Nội ban hành Kết luận tố cáo số 13/KL-UBND ngày 11/3/2019 trong đó có nội dung công nhận quyền lợi cho gia đình bà Nguyễn Thị Tý sinh năm 1928.
Suốt từ khi có Kết luận số 13 đến nay, đại diện gia đình phải nhiều lần đơn thư nhắc nhở thì mới có phương án đền bù được công khai vào ngày 01/4/2022 vừa qua.
Trong phương án bồi thường này, tại mục khoản bồi thường, hỗ trợ, hạng mục hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng hình thức giao đất dịch vụ là 80m2 với ghi chú: UBND quận Bắc Từ Liêm ghi nhận diện tích đất ở 80m2 sẽ giao cho hộ gia đình bà Nguyễn Thị Tý trong thời hạn 03 năm theo Văn bản số 14244/VP-ĐT ngày 27/12/2021 của UBND TP Hà Nội.
Đây thực sự là một hành trình dài, mòn mỏi nhưng luôn quyết tâm cao độ tin vào lẽ phải, pháp luật và công lí.
4 năm ban hành các văn bản trái ngược để che chắn
Ngày 23/8/2015, ông Nguyễn Hữu Kiên - đại biểu HĐND quận Bắc Từ Liêm có Văn bản số 22.15/NHK gửi Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm nêu vấn đề UBND huyện Từ Liêm trước đây không thực hiện đúng quy định của pháp luật cho người dân mất đất nông nghiệp tại dự án xây dựng đường vào khu công nghiệp Nam Thăng Long (nối từ đường Hoàng Quốc Việt kéo dài).
Vụ việc xảy ra tại xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm (nay là phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm).
Hộ gia đình bà Nguyễn Thị Tý bị mất tổng cộng 35% diện tích đất nông nghiệp, trong đó riêng tại dự án nối từ đường Hoàng Quốc Việt kéo dài mất 33% trong tổng số diện tích đất nông nghiệp đã được cấp tại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 451866 ngày 17/8/2000.
Trả lời, UBND quận Bắc Từ Liêm cho rằng gia đình bà Tý được cấp 2,5 suất tức là 1.500m2 theo phương án giao đất (mỗi suất là 600m2) chứ không phải là 1.185m2 như tại giấy chứng nhận. Việc con trai bà Tý đi làm hợp đồng theo quy định vẫn được cấp ½ suất là đúng nên gia đình bà Tý chỉ mất 28,1% đất nông nghiệp theo phương án được giao.
Cùng lúc đó, đại biểu HĐND lại phát hiện ra 02 trường hợp cũng thuộc xã Thụy Phương đi làm hợp đồng như trường hợp con trai bà Tý nhưng không được cấp ½ suất đất như những gì UBND quận Bắc Từ Liêm đã trả lời cho trường hợp con trai bà Tý. Các trường hợp này cũng có đơn kiến nghị và được UBND quận Bắc Từ Liêm trả lời, nhưng câu trả lời trái ngược hoàn toàn: Đi làm hợp đồng thì không được cấp ½ suất đất nông nghiệp theo Nghị định 64/CP là đúng!
Tìm hiểu các văn bản quy định về bồi thường có hiệu lực tại thời điểm xảy ra sự kiện thu hồi đất nông nghiệp cuối năm 2007 đầu năm 2008, đại biểu HĐND phát hiện: Ngày 6/9/2001, Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm có Văn bản số 640/UB-ĐCNĐ v/v đền bù, hỗ trợ về đất nông nghiệp khi giải phóng mặt bằng. Trong văn bản này nêu rõ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý của Nhà nước cấp cho người sử dụng đất. Đây là cơ sở để người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
Văn bản 640 cũng nêu rất rõ: “1/Về nguyên tắc chung: Đền bù đất nông nghiệp theo diện tích ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp hoặc diện tích đất được giao trong phương án giao đất nông nghiệp theo Nghị định 64/CP (đối với những hộ chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).”
Ngoài ra, trong Văn bản số 77/UBND-TNMT trả lời đại biểu, UBND quận Bắc Từ Liêm cũng nói rất rõ là Văn bản 640/UB-ĐCNĐ được thực hiện từ 06/9/2001 đến 02/6/2009 tại địa bàn huyện Từ Liêm trong việc bồi thường giải phóng mặt bằng.
“Tự nhiên” phát hiện thông tin mới sau 4 năm dài mòn mỏi
Trong quá trình đơn tố cáo đang được UBND TP Hà Nội xem xét thì đột nhiên các cơ quan của UBND quận Bắc Từ Liêm và phường Thụy Phương phát hiện ra rằng trước đó hộ gia đình bà Tý có một mảnh ruộng 62m2 bị thu hồi tại dự án tái định cư dân cư dọc bờ sông Hồng vào khu ruộng cổng chùa, xã Thụy Phương (dự án khu di dân X2).
Diện tích mới phát hiện đó không nằm trong diện tích đất được cấp trong giấy chứng nhận nhưng nằm trong phương án giao đất nên cùng với những diện tích đất đã bị thu hồi trong số những thửa ruộng nằm trong giấy chứng nhận thì diện tích mất đất của gia đình đã vượt hơn 30% diện tích đất nông nghiệp được giao.
Từ những thông tin nêu trên, tại Kết luận số 13/KL-UBND, UBND TP Hà Nội đã công nhận quyền lợi của gia đình bà Nguyễn Thị Tý và cho rằng trách nhiệm để xảy ra tình trạng trên là do sự thiếu trách nhiệm một số cán bộ thuộc UBND xã Thụy Phương và UBND huyện Từ Liêm nhưng một phần cũng là do gia đình người dân quên không kê khai đủ!
Trong phần giao nhiệm vụ cho Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm tại Kết luận số 13, có nêu rõ: “Rà soát lại tỉ lệ thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình bà Nguyễn Thị Tý ở phường Thụy Phương tại dự án xây dựng đường vào khu công nghiệp Nam Thăng Long (nối từ đường Hoàng Quốc Việt kéo dài), báo cáo UBND TP để thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm theo quy định.”
Giải quyết tà tà mặc cụ già ngóng chờ quyền lợi
Tháng 4/2019, UBND quận Bắc Từ Liêm có Văn bản số 1368/UBND-TNMT và đến ngày 01/10/2019 tiếp tục có Báo cáo số 452/BC-UBND thực hiện nội dung được giao nhiệm vụ tại Kết luận số 13.
Ngày 21/11/2019, Thanh tra TP có Báo cáo số 5554/TTTP-P2 gửi UBND TP Hà Nội.
Căn cứ vào các báo cáo và văn bản trên, lãnh đạo UBND TP Hà Nội giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với UBND quận Bắc Từ Liêm rà soát, thống nhất đề xuất phương án giao đất dịch vụ cho hộ gia đình bà Nguyễn Thị Tý, báo cáo UBND TP Hà Nội trước ngày 15/1/2020.
Tuy vậy, mọi việc vẫn không nhúc nhích.
Cuối năm 2020, công dân có gửi văn bản đôn đốc và Ban Tiếp công dân TP Hà Nội một lần nữa chuyển đơn đôn đốc.
Quá trình khởi động lại của các cấp, ngành tại Hà Nội và UBND quận Bắc Từ Liêm từ cuối năm 2020 đến nay mới có kết quả trả lời cho công dân là quá chậm trễ.
Đây có thể là một ví dụ thực tiễn không vui minh chứng cho thấy câu nói “Hà Nội không vội được đâu” vẫn còn dai dẳng ở đâu đó.
Sợi dây kinh nghiệm này sẽ dừng lại ở đây hay còn phát sinh ở những vụ việc khác hay không trong tương lai? Câu trả lời xin chờ ở hành động quyết liệt nhằm khắc phục thực trạng này của các cấp, ngành Hà Nội.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.
Thành Nam
18:43 20/11/2024(Thanh tra) - Như bài viết trước chúng tôi đã đề cập, năm 2017, Công ty Dương Minh được độc quyền nhập khẩu, phân phối các sản phẩm của Obagi Hoa Kỳ. Tháng 9/2017, Công ty Dương Minh chính thức được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Việt Nam cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với các sản phẩm Obagi và cũng chính thức trở thành nhà nhập khẩu phân phối độc quyền các sản phẩm Obagi ở thị trường Việt Nam.
Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh
08:00 20/11/2024Nam Dũng
07:30 20/11/2024Công Thắng - Bạch Vân
07:30 20/11/2024Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh
10:09 19/11/2024Nam Dũng
10:11 16/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương