Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ai chỉ đạo "làm xiếc" vụ vi phạm Luật Đấu giá để trục lợi?

Chủ nhật, 18/03/2018 - 18:00

(Thanh tra) - 375 lô đất thuộc mặt bằng “đắc địa” nằm ở TP Thanh Hóa, được coi là vị trí lõi của TP được đưa ra đấu giá khi chưa thực hiện đúng các quy trình, thủ tục về niêm yết, công khai, vi phạm Luật Đấu giá tài sản năm 2016. Ngoài ra, đơn vị trúng đấu giá cũng chỉ ở mức giá “bèo” so với giá thị trường hiện nay nên đang tạo sự hoài nghi, bất bình trong dư luận xã hội.

375 lô đất vàng được đưa ra đấu giá với giá trúng thầu quá bèo so với giá thị trường. Ảnh: Văn Thanh

Đất vàng đấu giá bèo

Theo tìm hiểu của PV, ngày 19/9/2017, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Thị Thìn ký quyết định phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất (đợt 1) Dự án Khu dịch vụ thương mại, văn phòng và dân cư thuộc Khu đô thị Đông Hương, TP Thanh Hóa. 

Vị trí khu đất nằm trên địa bàn phường Đông Hải, diện tích đưa ra đấu giá đợt 1 này là 57.908,24m2 (gồm 375 lô đất, thuộc Mặt bằng quy hoạch 3241/QĐ-UBND ngày 7/6/2013 của UBND TP Thanh Hóa). Hiện trạng khu đất đã được bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) và hoàn thành cơ bản đầu tư hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch được duyệt. UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đã phê duyệt giá khởi điểm cho khu đất đấu giá là 534.311.800.000 đồng, giá cụ thể theo 1m2 là 7.500.000 đồng.

Phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất của UBND tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Văn Thanh

Mới đây, khi UBND TP Thanh Hóa chuẩn bị có tân Chủ tịch thì “bất ngờ” Trung tâm Phát triển quỹ đất, đơn vị được UBND TP Thanh Hóa giao là đầu mối chính trong việc đấu giá khu đất, ký hợp đồng với Công ty Bán đấu giá tài sản Năm Châu thực hiện việc đấu giá 375 lô đất này.

Ngày 22/1/2018, đơn vị này đã tổ chức bán đấu giá khu đất nói trên. Đơn vị trúng đấu giá là Công ty Cổ phần Nakama Việt Nam, do bà Mai Thị Thắm làm Chủ tịch HĐQT. Điều đáng ngạc nhiên trong thương vụ đấu giá này chỉ vẻn vẹn có 2 đơn vị tham gia đấu giá và kết quả trúng đấu giá quá bất ngờ là 437.786.300.000 đồng, chỉ cao hơn giá sàn hơn 3 tỷ đồng/375 lô đất vàng. Vụ việc này đang tạo nên làn sóng hoài nghi, tranh luận, bất bình trong cộng đồng dân cư trên địa bàn Thanh Hóa.

Theo nhiều người dân ở xung quanh khu vực có đất bán đấu giá phản ánh, khu đất được đưa ra đấu giá có tới 375 lô đất, với 57.908,24m2 mà lại chỉ thu về cho Nhà nước chưa đầy 7,6 triệu đồng/m2. Trong khi đó, vị trí khu đất có mặt tiền là Đại lộ Lê Lợi kéo dài, gần khu Trung tâm Triển lãm (nay là Đài Phát thanh truyền hình tỉnh Thanh Hóa). Đây là khu đất được cho là đắc địa, có giá trị lớn, nhiều tiềm năng, nhưng khi đấu giá lại chỉ có 2 doanh nghiệp tham gia là quá bất ngờ, vô lý. 

Đáng nói hơn, giá đất hiện tại ở các khu vực xung quanh mặt bằng này mặt đường chính Lê Lợi có nơi lên đến 50 triệu/m2, mặt đường bên trong các khu dân cư dao đông từ 15-23 triệu đồng/m2.

Chỉ cần nhẩm tính sơ sơ thì Nhà nước cũng mất hàng 100 tỷ đồng ở khu "đất vàng" đấu giá “bèo” này.

Cần xem xét hủy kết quả trúng thầu

Theo điều tra của PV Báo Thanh tra, thương vụ đấu giá 375 lô đất này đã vi phạm các quy trình thủ tục của Luật Đấu giá tài sản năm 2016. 

Khi UBND tỉnh Thanh Hóa đang phê duyệt điều chỉnh một số nội dung, phương án đấu giá ở Quyết định 3245/QĐ-UBND ngày 30/8/2017 bằng Quyết định 261/QĐ-UBND ngày 19/1/2018 và Quyết định 353/QĐ-UBND ngày 24/1/2018 thì cuộc đấu giá đã nhanh chóng diễn ra thành công rất gọn gàng.

Theo quy định thì những thay đổi, điều chỉnh này phải được niêm yết, công khai để thông báo toàn bộ nội dung điều chỉnh đến khách hàng tham gia đấu giá theo quy định tại Điều 35, Điều 57 Luật Đấu giá tài sản do Quốc hội ban hành ngày 17/1/2016. 

Tuy nhiên, qua xác minh thì những quyết định điều chỉnh, thay đổi này của UBND tỉnh Thanh Hóa không được công khai tới người dân, doanh nghiệp biết để tham gia đấu giá.

Ngoài ra, theo Khoản 1, Điều 56 của Luật đấu giá tài sản thì: Sau khi có quyết định của người có thẩm quyền về việc đấu giá tài sản, người có tài sản đấu giá phải thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của mình và trang thông tin điện tử chuyên ngành về đấu giá tài sản về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản.

Vụ đấu giá sai với Luật đấu giá tài sản, liệu có được UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo, xủ lý nghiêm minh. Ảnh: Văn Thanh

Trong khi đó, theo kiểm tra và theo dõi tại Cổng Thông tin điện tử TP Thanh Hóa từ đầu năm 2017 đến khi cuộc đấu giá thành công không hề có bất kỳ thông tin nào công khai về thương vụ đấu giá 375 lô đất vàng này. Kể cả trên trang thông tin điện tử chuyên ngành về đấu giá tài sản cũng không thấy công khai về quy trình, thủ tục lựa chọn tổ chức tham gia đấu giá những lô đất này. 

Như vậy, có khả năng những thông tin thay đổi về khu đất này có thể bị “ỉm đi” hoặc có người cố tình chỉ đạo không thực hiện theo đúng các quy định của Luật Đấu giá tài sản để ít người dân, doanh nghiệp biết đến và dễ dàng thâu tóm, đấu giá thành công thương vụ “đất vàng giá bèo này?”

Nếu đúng như những gì đã diễn ra ở trên thì có thể khẳng định việc vi phạm các quy định về Luật Đấu giá tài sản của UBND TP Thanh Hóa đã quá rõ ràng và việc đưa ra đấu giá vội vàng, bỏ qua các quy trình, thủ tục nói trên khiến người dân ở TP Thanh Hóa không khỏi nghi ngờ đặt nhiều câu hỏi: Vì sao trong khi UBND tỉnh đang điều chỉnh một số nội dung, phương án đấu giá thì UBND TP Thanh Hóa lại nhanh chóng cho tổ chức đấu giá thành công 375 lô đất này? Có hay không việc ai đã chỉ đạo câu kết, lợi dụng, "làm xiếc"thương vụ đấu giá khu “đất vàng giá bèo” này để trục lợi bất chính hoặc "lợi ich nhóm"? 

Việc làm chưa đúng quy trình, vi phạm Luật Đấu giá tài sản này cần được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa sớm chỉ đạo các ban, ngành chức năng điều tra, xem xét, hủy bỏ kết quả trúng đấu giá. Có như thế mới tránh được những tai tiếng, thất thoát hàng trăm tỷ đồng của Nhà nước.

Liên quan đến vụ đấu giá đầy “tai tiếng” này và những “chiêu thức” huy động vốn của đơn vị trúng thầu, Báo Thanh tra sẽ tiếp tục đăng tải trong những bài báo tiếp theo.

Văn Thanh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật

Có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật

(Thanh tra) - Theo UBND huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng, việc trạm trộn bê tông thương phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng giao thông miền Bắc cố tình vi phạm dù đã được nhắc nhở nhiều lần, có nguy cơ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, sức khỏe cộng đồng và an toàn khu vực, có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật.

Trung Hà

19:00 11/12/2024
Công ty CP Xây dựng U&I tiếp tục bị phát hiện có hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu

Công ty CP Xây dựng U&I tiếp tục bị phát hiện có hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu

(Thanh tra) - Tìm hiểu về lịch sử đấu thầu của Công ty CP Xây dựng U&I trong thời gian qua, PV Báo Thanh tra tiếp tục phát hiện nhà thầu này đã đề xuất nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tại gói thầu số 10: Xây lắp và thiết bị còn lại thuộc Dự án Trường THCS Hàn Thuyên, Phường 10, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chỉ trong tháng 10/2024, Công ty CP Xây dựng U&I bị phát hiện nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tới 2 lần.

Thùy Dương

08:00 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm