Theo dõi Báo Thanh tra trên
Bùi Bình
Thứ hai, 21/10/2024 - 08:58
(Thanh tra) - Hồ Thác Bà, được mệnh danh là “Hạ Long trên núi”, là một trong những hồ nhân tạo lớn nhất Việt Nam, sở hữu cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với hơn 1.300 hòn đảo lớn nhỏ nằm ẩn hiện giữa mặt nước trong xanh.
Hồ Thác Bà được ví như “Hạ Long trên núi”. Ảnh: Bùi Bình
Nằm trên địa bàn huyện Yên Bình và Lục Yên, tỉnh Yên Bái, hồ Thác Bà không chỉ là điểm đến hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước mà còn là nguồn tài nguyên quý giá, có tiềm năng phát triển mạnh mẽ về du lịch sinh thái và văn hóa.
Quy hoạch toàn diện và đồng bộ
Nhận thức được vai trò quan trọng của hồ Thác Bà trong việc thúc đẩy kinh tế địa phương, Yên Bái đã tích cực triển khai quy hoạch tổng thể, tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển du lịch toàn diện và bền vững. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu Du lịch Quốc gia hồ Thác Bà đến năm 2040, với mục tiêu định hướng phát triển khu vực này thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng và văn hóa tầm cỡ quốc tế.
Cụ thể, việc triển khai quy hoạch này đã được xây dựng trên cơ sở cụ thể hóa các chủ trương và Nghị quyết của Đảng, Quốc hội về việc thúc đẩy phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Đồng thời, phát huy các tiềm năng, lợi thế và nguồn lực phát triển kinh tế xã hội của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, gắn liền với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa, các giá trị truyền thống tốt đẹp của các dân tộc.
Việc này cũng bao gồm các giải pháp bảo vệ môi trường và thiên nhiên, giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm, an sinh xã hội, và đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Quy hoạch tổng thể này nhằm mục tiêu xây dựng hồ Thác Bà thành một trong những động lực phát triển du lịch của tỉnh Yên Bái, cũng như vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
Theo đó, sản phẩm du lịch sẽ được phát triển đa dạng, gắn với văn hóa truyền thống và hệ sinh thái lòng hồ, góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện khu vực. Quy hoạch tổng thể đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đóng vai trò quan trọng trong việc đưa hồ Thác Bà trở thành một điểm đến hấp dẫn không chỉ của tỉnh Yên Bái mà còn của cả nước.
Khai thác giá trị sinh thái và văn hóa
Bên cạnh cảnh sắc thiên nhiên, hồ Thác Bà còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa lịch sử quý giá. Nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Cao Lan. Quy hoạch phát triển du lịch hồ Thác Bà tập trung không chỉ vào khai thác cảnh quan mà còn bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa, tạo nên những sản phẩm du lịch đa dạng và phong phú.
Các làng văn hóa du lịch cộng đồng ven hồ sẽ được xây dựng, tôn trọng nguyên bản, bảo vệ kiến trúc truyền thống. Hoạt động trải nghiệm văn hóa, như tham quan làng nghề, thưởng thức điệu múa, lời ca của đồng bào, sẽ giúp du khách hiểu sâu hơn về đời sống địa phương. Du khách cũng có thể tham gia vào các hoạt động du lịch sinh thái như chèo thuyền kayak, thăm quan các đảo và khám phá các hang động hùng vĩ.
Tỉnh Yên Bái đang không ngừng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, từ giao thông, viễn thông đến các khu nghỉ dưỡng và khách sạn. Các khu nghỉ dưỡng cao cấp ven hồ, du thuyền trên hồ, và dịch vụ homestay sẽ mang đến những trải nghiệm đặc biệt cho du khách.
Phấn đấu đến năm 2040, toàn Khu Du lịch Quốc gia hồ Thác Bà sẽ trở thành một trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, văn hóa có thương hiệu, với hệ thống hạ tầng xã hội và kỹ thuật, cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại. Các sản phẩm du lịch đặc sắc, chất lượng cao và có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và quốc tế là mục tiêu quan trọng trong lộ trình phát triển.
Việc xây dựng lộ trình này được thực hiện theo các tiêu chí quy định trong Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ, đảm bảo hồ Thác Bà đạt các tiêu chí của một Khu Du lịch Quốc gia. Đồng thời, quy hoạch cũng đóng vai trò là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc quản lý xây dựng và phát triển khu vực này theo hướng bền vững và hiệu quả.
Phát triển bền vững luôn gắn liền với sự tham gia của cộng đồng. Người dân tại các xã ven hồ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch, thông qua việc cung cấp các dịch vụ homestay, hướng dẫn viên, và thủ công mỹ nghệ. Điều này không chỉ gia tăng thu nhập mà còn giúp người dân địa phương trở thành những đại sứ du lịch.
Quy hoạch phát triển Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà là một bước đi chiến lược và đột phá, đưa Yên Bái trở thành trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc. Với sự đồng lòng của chính quyền và người dân, hồ Thác Bà hứa hẹn trở thành điểm du lịch hấp dẫn, đóng góp quan trọng vào nền kinh tế địa phương và mang lại diện mạo mới cho du lịch Việt Nam trong tương lai.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Mỗi đêm show diễn Bản giao hưởng đại dương - Symphony of the Sea vẽ dải ngân hà bằng pháo hoa trên biển trời, kết hợp cùng cuộc “so tài” của những quán quân và á quân jetski, flyboard, hứa hẹn mang đến một hành trình đầy cảm xúc tại Phú Quốc.
(Thanh tra) - Những năm gần đây, tình hình kinh tế - xã hội, đời sống của huyện U Minh (Cà Mau) từng bước khởi sắc, nhiều mô hình kinh tế mới được hình thành, phát triển ổn định, tạo nền tảng để địa phương bức phá trong tương lai.
Tuấn Khải
17:00 30/11/2024Bùi Bình
Chính Bình
Hương Giang
PV
Hương Trà
Thu Huyền
Trọng Tài
Văn Thanh
Chính Bình
Chính Bình - Khánh Tân
Anh Minh