00:00
00:00
00:00

Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản phải đạt con số 70 tỷ USD

Trà Vân

Thứ ba, 04/03/2025 - 15:09

(Thanh tra) - Theo ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, để có được mức tăng trưởng kinh tế 8% thì đòi hỏi mức tăng trưởng ngành nông nghiệp khá cao, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản phải đạt con số 70 tỷ USD, chế biến sâu được cho là giải pháp để gia tăng kim ngạch xuất khẩu.

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản phải đạt con số 70 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 2 tháng đầu năm 2025 đạt 9,38 tỷ USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản đạt 4,89 tỷ USD, tăng 4,5%.

Đáng chú ý, có những mặt hàng nông sản ghi nhận mức tăng trưởng rất mạnh. Cụ thể, tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu cà phê 2 tháng đầu năm 2025 đạt 284 nghìn tấn và đạt giá trị 1,58 tỷ USD, giảm 28,4% về khối lượng nhưng tăng 26,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024. Giá cà phê xuất khẩu bình quân 2 tháng đầu năm 2025 ước đạt 5574,5 USD/tấn, tăng 76,3% so với cùng kỳ năm 2024. Năm nay, dự kiến xuất khẩu cà phê có thể đạt 6 tỷ USD.

Giá trị xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm 2025 đạt 1,42 tỷ USD, tăng 18,6%; giá trị xuất khẩu lâm sản đạt 2,68 tỷ USD, tăng 11,9%. Cùng với đó, khối lượng và giá trị xuất khẩu cao su 2 tháng đầu năm 2025 đạt 280,6 nghìn tấn và 532,9 triệu USD, giảm 5,9% về khối lượng nhưng tăng 24,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024.

Tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu hồ tiêu 2 tháng đầu năm 2025 đạt 28 nghìn tấn và đạt 188,7 triệu USD, giảm 9,4% về khối lượng nhưng tăng 51,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024.

Tuy nhiên, tổng giá trị xuất khẩu hàng rau quả 2 tháng đầu năm 2025 đạt 724,5 triệu USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm 2024. Bên cạnh đó, tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo 2 tháng đầu năm 2025 đạt 1,1 triệu tấn và 613 triệu USD, tăng 5,9% về khối lượng nhưng giảm 13,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024.

Như vậy, đa số các ngành hàng xuất khẩu nông sản đều duy trì đà tăng trưởng và có thặng dư.

Trước ý kiến lo ngại những biến động địa chính trị sẽ tác động mạnh đến những ngành hàng xuất khẩu nông, lâm, thủy của Việt Nam, ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường chia sẻ về giải pháp thích ứng trong ngắn hạn.

Sầu riêng, thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam

Cụ thể: Với nông, lâm, thủy sản tôi cho rằng, sẽ chịu sự ảnh hưởng không lớn. Dù vậy, đứng trước những thử thách đòi hỏi chúng ta phải có những nhận định và giải pháp phù hợp để đảm bảo xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam về đích đúng như mục tiêu Chính phủ giao 64-64 tỷ USD và phấn đấu đạt con số 70 tỷ USD.

Thu của xuất khẩu nông, lâm, thủy sản là thu thật và thặng dư xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cũng là thặng dư thật, từ đó, có nguồn ngoại tệ để thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Và để tăng tốc trong những tháng tới đây, tôi cho rằng, cần phát huy những mặt hàng có lợi thế. Với những mặt hàng đang có sự tụt giảm về kim ngạch xuất khẩu, hiện chúng ta cũng đã có hệ thống giải pháp để có thể duy trì được đà tăng trưởng ở những tháng sau này.

Ví dụ với lúa gạo, giá gạo xuất khẩu bình quân 2 tháng đầu năm 2025 ước đạt 553,6 USD/tấn, giảm 18,3% so với cùng kỳ năm 2024. Nhưng những ngày đầu tháng 3/2025, giá gạo xuất khẩu bắt đầu nhích lên. Năm ngoái, xuất khẩu gạo đạt con số 9,15 triệu tấn, năm nay dự kiến xuất khẩu gạo đạt con số trên dưới 9 triệu tấn. Việc đầu tư vào gạo chất lượng cao, cùng với đa dạng hóa thị trường sẽ là cách để có thể duy trì được sản lượng và giá trị xuất khẩu.

Theo ông Phùng Đức Tiến, để có được mức tăng trưởng kinh tế 8% thì đòi hỏi mức tăng trưởng ngành nông nghiệp khá cao, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản phải đạt con số 70 tỷ USD, chế biến sâu được cho là giải pháp để gia tăng kim ngạch xuất khẩu.

Năm 2025, Chính phủ giao chỉ tiêu cho tăng trưởng nông nghiệp là 4%. Với lĩnh vực trồng trọt chiếm khoảng 43% tổng giá trị toàn ngành nông nghiệp, tăng trưởng lĩnh vực này năm cao nhất đạt con số 2,2% còn thông thường ở mức 1,5-1,8%. Lĩnh vực chăn nuôi với quy mô 5% GDP và chiếm khoảng 26% tổng giá trị toàn ngành nông nghiệp, tăng trưởng cao nhất lĩnh vực này là 5,92% (năm 2022); thủy sản chiếm 28% trong tổng giá trị toàn ngành nông nghiệp, tăng trưởng từ 3,5 – 3,8%; lâm nghiệp chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng giá trị toàn ngành nông nghiệp nhưng tăng trưởng bình quân ở mức trên dưới 7%. Đây là những dư địa chúng ta cần phải rà soát để tính toán trong cơ cấu ngành hàng cũng như tốc độ tăng trưởng để đảm bảo về đích 4% như mục tiêu Chính phủ đã đặt ra.

Phải khẳng định dư địa, tiềm năng và lợi thế cho xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của chúng ta vẫn còn. Cũng cần nhấn mạnh khoa học công nghệ là giải pháp đầu tiên, vì thế cần thúc đẩy khoa học công nghệ một cách mạnh mẽ và quyết liệt hơn.

"Khoa học, công nghệ chiếm 55% giá trị gia tăng của toàn ngành, tuy nhiên, tới đây, khoa học công nghệ phải đưa vào chương trình giống, chương trình canh tác, bảo vệ thực vật, thú y, phòng bệnh, từ đó gắn với kinh tế tuần hoàn, truy xuất được nguồn gốc và minh bạch hóa những sản phẩm xuất khẩu", ông Tiến khẳng định.

Đối với chế biến và chế biến sâu, hiện Việt Nam mới chỉ xuất khẩu bằng “bao” (có nghĩa là xuất thô) trong khi thế giới xuất khẩu bằng “gói” (xuất khẩu sản phẩm tinh), giá trị gia tăng chính là ở chỗ này.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nguồn cung bất động sản nhà ở tăng trưởng tích cực

Nguồn cung bất động sản nhà ở tăng trưởng tích cực

(Thanh tra) - Cùng với nguồn cung bất động sản nhà ở tăng trưởng tích cực, trong thời gian qua, nhiều ngân hàng đã tung ra các gói vay ưu đãi cho người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà theo nghị quyết của Chính phủ cũng là tin vui để giúp những gia đình trẻ sớm hiện thực hoá giấc mơ an cư lạc nghiệp trong bối cảnh hiện nay.

Quang Dân

08:03 17/04/2025

Tin mới nhất

Xem thêm