Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Xử lý vướng mắc các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đảm bảo 3 nguyên tắc

Phương Hiếu

Thứ sáu, 26/05/2023 - 23:01

(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An đã nhấn mạnh như vậy tại cuộc họp báo diễn ra chiều ngày 26/5 về tình hình sản xuất và sử dụng điện hiện nay cũng như vấn đề dư luận quan tâm về năng lượng tái tạo chuyển tiếp.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An phát biểu tại buổi họp báo. Ảnh: LP

Sản lượng điện nhập thấp

Tại buổi họp báo, chia sẻ thông tin liên quan đến việc Việt Nam nhập khẩu điện do thiếu điện, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết, hiện nay Việt Nam đang nhập khẩu điện từ Lào, Campuchia và Trung Quốc. Tuy nhiên, tổng sản lượng nhập khẩu khoảng 10 triệu kW/giờ, tương đối thấp so với nhu cầu tiêu dùng.

Việc nhập khẩu điện là chiến lược dài hạn dựa trên các mối quan hệ chính trị, kinh tế của Việt Nam nhằm đảm bảo an ninh năng lượng dài hạn của quốc gia và được xác định trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia từng thời kỳ và được tính toán kỹ lưỡng các kịch bản nhằm đảm bảo tỷ trọng nhỏ, đảm bảo tự chủ, an ninh năng lượng quốc gia và phù hợp với các điều kiện quan hệ chính trị - kinh tế - thương mại với các nước trong khu vực.

Cũng theo ông An, hiện nay hệ thống điện quốc gia, đặc biệt là hệ thống điện miền Bắc đang trong cao điểm mùa khô, vận hành trong tình trạng hết sức khó khăn, do phụ tải hệ thống tăng cao, lưu lượng nước về của các nhà máy thủy điện tiếp tục kém, tình hình nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện than nhiều khó khăn. Hiện có 8 nhà máy điện mặt trời và 77 nhà máy điện gió đã ký kết hợp đồng mua bán điện với EVN trước ngày 1/1/2021, nhưng không đáp ứng điều kiện áp dụng giá bán điện FIT tại Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ với tổng công suất của 85 nhà máy điện chuyển tiếp này là 4.736 MW.

Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 15/2022/TT-BCT và Quyết định số 21/QĐ-BCT làm cơ sở cho EVN và các dự án chuyển tiếp thỏa thuận giá điện bảo đảm không vượt qua khung giá phát điện do Bộ Công Thương ban hành (được xác định căn cứ trên cơ sở các số liệu suất đầu tư dự án có xét đến xu hướng giảm suất đầu tư của các loại hình mặt trời, điện gió trên thế giới).

Cụ thể, suất đầu tư dự án điện mặt trời nối lưới giai đoạn 2018-2021 giảm từ 1.267 USD/kW xuống còn 857 USD/kW (tương đương 11%/năm), suất đầu tư dự án điện gió trên bờ nối lưới giảm từ 1.636 USD/kW xuống còn 1.325 USD/kW (tương đương 6,3%/năm) dẫn đến kết quả tính toán khung giá có sự thay đổi so với giá FIT đã được ban hành.

Ông An cũng cho biết, khung giá phát điện do Bộ Công Thương được xác định căn cứ trên cơ sở các số liệu suất đầu tư dự án có xét đến xu hướng giảm suất đầu tư của các loại hình mặt trời, điện gió trên thế giới. Suất đầu tư dự án điện mặt trời nối lưới giai đoạn 2018-2021 giảm từ 1.267 USD/kW xuống 857 USD/kW (tương đương 11%/năm), suất đầu tư dự án điện gió trên bờ nối lưới giảm từ 1.636 USD/kW xuống 1.325 USD/kW (tương đương 6,3%/năm) dẫn đến kết quả tính toán khung giá có sự thay đổi so với giá FIT đã được ban hành.

Đảm bảo 3 nguyên tắc trong xử lý vướng mắc các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp

Cũng theo Thứ trưởng Đặng Hoàng An, miền Bắc đang ở giai đoạn cuối mùa khô, nắng nóng gay gắt xảy ra, mực nước tại các hồ thủy điện xuống thấp, công suất tại các nhà máy thủy điện giảm, dòng chảy chỉ tương đương 20% trung bình nhiều năm, cá biệt có hồ còn thấp hơn.

Quang cảnh buổi họp báo. Ảnh: LP

Qua theo dõi cho thấy, phụ tải 4 tháng đầu năm 2023, sản lượng điện tăng tương đối nhẹ, tháng 5 theo kế hoạch sản lượng trung bình là 808 triệu kWh/ngày, tuy nhiên tính đến hết ngày 25/5 sản lượng điện trung bình ngày của cả nước lên đến 818 triệu kWh/ngày (tăng 8%) và phụ tải toàn hệ thống điện quốc gia ngày 19/5/2023 tăng lên mức kỷ lục mới xấp xỉ 924 triệu kWh/ngày, cao nhất từ đầu năm đến nay và tăng 10,5% so với cùng kỳ tháng 5/2022; công suất tiêu thụ cực đại đạt 44.666 MW, cao nhất từ đầu năm đến nay và tăng 9% so với cùng kỳ tháng 5/2022.

Việc chuẩn bị nguồn cũng gặp khó khăn, một số tổ máy công suất lớn đang phải sửa chữa kéo dài như tổ máy số 2 của Nghi Sơn (Thanh Hóa), tổ máy S1 Nhà máy Vũng Áng 1 đang tiếp tục sửa; tổ máy S6 của Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại rồi của Nhiệt điện Cẩm Phả… với tổng công suất thiếu hụt lên tới gần 2.000MW.

Thứ trưởng Đặng Hoàng An cho rằng, sau nhiều giải pháp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đến giờ Bộ Công Thương và EVN đã làm tương đối tốt. Bộ Công Thương cũng đã đôn đốc các hợp đồng cung cấp than, trong trường hợp than chưa đủ, vay than của đơn vị khác như điều chuyển 200 nghìn tấn than của Nhiệt điện Phả Lại sang cho Nhiệt điện Hải Phòng… các tổ máy chạy khí suy giảm được chuyển sang chạy dầu. Đây là giải pháp trong bối cảnh này mặc dù giải pháp này tương đối đắt tiền cũng như dự trữ dầu cho sản xuất trong trường hợp nhiên liệu thiếu.

Ngoài ra Chính phủ cũng chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí tăng cường cung cấp khí cho khu vực miền Đông Nam Bộ và miền Tây Nam Bộ, thời gian vừa rồi nguồn khí cung cấp đã tăng thêm từ 500 nghìn m3-1 triệu m3.

Bộ Công Thương cũng đã yêu cầu EVN điều tiết các hồ chứa thủy điện, phối trộn nguồn than trong nước với than nhập khẩu cho sản xuất điện.

Đồng thời, Bộ Công Thương cũng chỉ đạo EVN khẩn trương thỏa thuận giá đối với các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp, hỗ trợ các chủ đầu tư hoàn tất các thủ tục pháp lý để hòa lưới.

Thứ trưởng Đặng Hoàng An cho biết, tính đến 10h sáng ngày 26/5, đã có 52/85 dự án năng lượng tái tạo chưa có giá gửi hồ sơ cho Công ty Mua bán điện (thuộc EVN) để đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện.

Trong số này có 39 dự án với công suất 2.363 MW đã đề nghị giá tạm bằng 50% giá trần của khung giá (theo Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 07/01/2023 của Bộ Công Thương), trong đó có 19 dự án (hoặc một phần dự án) đã được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm và ký hợp đồng mua bán điện (PPA). "Đến thời điểm này mới có 5 dự án đã hoàn thành mọi thủ tục, hồ sơ để huy động với tổng công suất 303 MW", Thứ trưởng Đặng Hoàng An chia sẻ

Cũng theo Thứ trưởng Đặng Hoàng An, có 16 dự án đã nối lưới, đã và đang tiến hành thử nghiệm; 19 dự án đã được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền nghiệm thu công trình/ lmột phần công trình; 17 dự án đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực toàn nhà máy/một phần nhà máy.

“Theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về xử lý vướng mắc các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đảm bảo 3 nguyên tắc: một là, việc giải quyết phải đúng các quy định của pháp luật; hai là, phải trên tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ"; ba là, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý, nếu cao quá thì lợi ích của xã hội bị ảnh hưởng”, Thứ trưởng Đặng Hoàng An nhấn mạnh.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hoá: Tạm giữ nhiều mặt hàng không rõ nguồn gốc có dấu hiệu hàng giả

Thanh Hoá: Tạm giữ nhiều mặt hàng không rõ nguồn gốc có dấu hiệu hàng giả

(Thanh tra) - Sáng 3/12, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) đã bàn giao số hàng hoá và được Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 9, Cục QLTT tỉnh hiện đang tạm giữ một số mặt hàng mỹ phẩm, thực phẩm, thiết bị y tế, quần áo không có nguồn gốc xuất xứ; trong đó có một số mặt hàng có dấu hiệu là hàng giả.

Hương Trà

17:11 03/12/2024
Nhu cầu vật liệu quan trọng trên thế giới gia tăng, cơ hội cho Công ty khoáng sản Masan

Nhu cầu vật liệu quan trọng trên thế giới gia tăng, cơ hội cho Công ty khoáng sản Masan

(Thanh tra) - Trung Quốc hạn chế xuất khẩu các loại khoáng sản quan trọng, kéo theo Mỹ có kế hoạch áp thuế đối với khoáng sản nhập khẩu từ Trung Quốc, khiến thế giới đang dồn sự chú ý vào những nhà cung cấp an toàn và bền vững bên ngoài Trung Quốc. Masan High-Tech Materials (mã cổ: MSR), nhà sản xuất khoáng sản công nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, sẵn sàng đáp ứng xu thế nhờ thế mạnh sản xuất vonfram, mạng lưới đối tác chiến lược quốc tế cùng cam kết mạnh mẽ trong sản xuất xanh và phát triển bền vững.

Trang Vân

10:00 03/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm