Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hải Hà
Thứ năm, 09/12/2021 - 18:35
(Thanh tra)- Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nội Bùi Duy Cường cho biết, với các dự án (D.A) chậm triển khai, Sở sẽ cùng các ngành, địa phương tháo gỡ khó khăn cho chủ đầu tư (CĐT), kiên quyết xử lý nghiêm trường hợp cố tình chây ì, không thực hiện các kết luận thanh tra đã ban hành.
Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội Bùi Duy Cường: Với các D.A chậm triển khai, sẽ xử lý nghiêm CĐT chây ì, không thực hiện kết luận thanh tra. Ảnh: Viết Thành
Ngày 9/12, Kỳ họp thứ 3, HĐND TP Hà Nội khóa XVI đã dành trọn 1 ngày để tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn. Bên cạnh công tác phòng, chống dịch COVID-19, việc thúc đẩy thực hiện các D.A đầu tư cũng được các đại biểu quan tâm.
Thu hồi D.A chậm tiến độ
Theo Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn, những năm qua, TP đã thực hiện nhiều nội dung thu hút đầu tư ngoài ngân sách và triển khai các D.A đầu tư công trên địa bàn trong nhiều lĩnh vực từ giao thông, công nghiệp, nông nghiệp, y tế, giáo dục, văn hóa đến phát triển các khu đô thị, phát triển nhà ở…
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều D.A chậm tiến độ, gặp vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai. Có những D.A đã được HĐND TP giám sát, tái giám sát nhưng chuyển biến chưa nhiều, do đó, cần làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp khắc phục.
Chất vấn Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), đại biểu Đoàn Việt Cường (Tổ Đại biểu Mê Linh) cho rằng, trên thực tế có nhiều D.A đã được trao quyết định đầu tư nhưng chưa được triển khai. Do vậy, đề nghị, Giám đốc Sở thông tin việc thanh tra, kiểm tra đôn đốc để thực hiện các D.A này?
Cùng chung nội dung này, đại biểu Vũ Mạnh Hải (Tổ Đại biểu huyện Thường Tín) đặt câu hỏi: Trong các D.A triển khai chậm, có khá nhiều D.A đầu tư công, thuộc danh mục công trình trọng điểm của TP luôn được ưu tiên bố trí vốn, nhưng triển khai thực tế không đạt yêu cầu?
Trả lời các câu hỏi, Giám đốc Sở KH&ĐT Đỗ Anh Tuấn cho biết, qua các hội nghị xúc tiến đầu tư, từ năm 2017 đến nay, TP đã trao quyết định chủ trương đầu tư cho 206 D.A, với tổng số vốn hơn 548 nghìn tỷ đồng. Đến nay, đã có 54 D.A hoàn thành, 70 D.A đang triển khai xây dựng.
Tuy nhiên, ông Tuấn thừa nhận, việc triển khai các D.A còn chậm do trong quá trình cấp giấy chứng nhận đầu tư, có thay đổi Luật Đầu tư. Bên cạnh đó, cũng có trách nhiệm của các sở, ngành trong việc đôn đốc, kiểm tra, giám sát các nhà đầu tư…
Về giải pháp, ông Đỗ Anh Tuấn cho biết, Sở đã tham mưu TP các giải pháp về cải cách hành chính để các thủ tục liên thông giữa các sở, ngành. Ngoài ra, Sở sẽ giám sát đầu tư, thanh tra, kiểm tra, kết luận, xử lý phù hợp, để đáp ứng đúng kỳ vọng của người dân.
“Sở cam kết sẽ tích cực tham mưu cho TP để đẩy nhanh tiến độ chứng nhận đầu tư đối với các D.A; giám sát chặt chẽ kết quả thực hiện đầu tư để báo cáo TP các D.A chậm tiến độ, không đủ điều kiện thì sẽ tiến hành thu hồi” - ông Đỗ Anh Tuấn nói.
Đối với các D.A “treo”, ông Đỗ Anh Tuấn cho biết, Sở KH&ĐT đã chủ trì, phân loại các D.A, làm rõ tồn tại, vướng mắc; đồng thời, kiên quyết thu hồi các D.A nếu CĐT chây ỳ, không triển khai. Hiện nay, có khoảng 900 D.A chậm tiến độ. Sở sẽ có các giải pháp tổ chức thực hiện.
Giai đoạn 2016 - 2021, Thành ủy - UBND TP đã chỉ đạo rất quyết liệt đối với các D.A trọng điểm. Với 55 công trình trọng điểm được quyết nghị, hiện có 11 D.A ngân sách hoàn thành và cơ bản hoàn thành mục tiêu ban đầu, 15 D.A đang tập trung chỉ đạo thi công, 12 D.A đang hoàn thiện thủ tục đầu tư và 7 D.A chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư…
Về lý do chậm, ông Đỗ Anh Tuấn lý giải, nguyên nhân chính là do chậm giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó, trong quá trình tổ chức thực hiện, tư vấn, khảo sát, thiết kế cũng chưa sát, dẫn đến việc phải điều chỉnh D.A, điều chỉnh mức đầu tư, làm kéo dài thời gian thực hiện D.A…
Lập đoàn thanh tra liên ngành, tháo gỡ khó khăn cho các D.A
Quan tâm tới các D.A chậm triển khai, đại biểu Nguyễn Minh Tuân (Tổ Đại biểu huyện Phú Xuyên) chất vấn: Qua tái giám sát của Thường trực HĐND TP tháng 5/2021 cho thấy, sau 2 năm thực hiện Nghị quyết của HĐND TP vẫn còn phát sinh một số D.A chậm triển khai vi phạm Luật Đất đai, việc xây dựng hồ sơ quản lý chưa hoàn thành, đề nghị Giám đốc Sở TN&MT giải thích?
Về nội dung này, Giám đốc Sở TN&MT Bùi Duy Cường cho biết, thực hiện Nghị quyết của HĐND TP, UBND TP đã ban hành các kế hoạch, đã chỉ đạo, thực hiện các tổ công tác, lập đoàn thanh tra liên ngành thanh tra các D.A chậm. Hiện, 379 D.A đã có kết luận cụ thể, đề xuất xử lý. Trong đó, 30 D.A được kiến nghị thu hồi, đã thu hồi 10 D.A; 35 D.A gia hạn tiến độ theo Luật Đất đai; 77 D.A đã được CĐT tích cực khắc phục, đưa đất vào sử dụng. Với 63 D.A chậm giải phóng mặt bằng, các D.A còn lại vướng một số nội dung, các CĐT đang tập trung hoàn tất thủ tục. Qua thanh tra, kiểm tra đã có tác động tích cực, CĐT hoàn thành nghĩa vụ tài chính, đưa đất vào sử dụng.
“Sở TN&MT sẽ cùng các ngành, địa phương tiếp tục thực hiện các nghị quyết, báo cáo giám sát HĐND, tháo gỡ khó khăn cho các CĐT đẩy nhanh hoàn thiện thủ tục, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp cố tình chây ì không thực hiện kết luận thanh tra” - ông Cường nói.
Làm rõ thêm vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Trọng Đông cho biết, 383 D.A trước kia HĐND TP đã có ý kiến, hiện nay các sở, ngành, quận, huyện tiếp tục triển khai thực hiện.
Đối với 61 D.A chậm triển khai tại huyện Mê Linh, có nguyên nhân chính là do khi sáp nhập năm 2008, TP tạm dừng các D.A để điều chỉnh quy hoạch. Ngoài ra, còn do công tác giải phóng mặt bằng, giao đất dịch vụ, năng lực của một số CĐT không đáp ứng được yêu cầu.
“Sở TN&MT lập đoàn thanh tra liên ngành kiểm tra cụ thể các D.A với tinh thần tháo gỡ vướng mắc khó khăn đối với các D.A, quan trọng nhất là đưa đất vào sử dụng. Các D.A nào do nguyên nhân chủ quan của nhà đầu tư không tích cực hợp tác thì kiên quyết phải thu hồi” - ông Đông cho biết.
Phê duyệt 22 D.A đầu tư công
Cũng tại kỳ họp, HĐND TP đã thông qua nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư 22 D.A sử dụng vốn đầu tư công trong năm 2022
Trong đó, các D.A phê duyệt chủ trương đầu tư gồm: Xây dựng trường THPT tại ô đất A1, khu quy hoạch K7-1, quận Cầu Giấy; nâng cấp Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội; kè chống sạt lở bờ tả sông Đuống tương ứng từ K10+135 đến K11+000 đê tả Đuống thuộc xã Yên Viên (huyện Gia Lâm); cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh tiêu Hiệp Thuận kết hợp đường giao thông trên địa bàn huyện Phúc Thọ; cải tạo, nâng cấp đê hữu Hồng, đê Ngọc Tảo kết hợp giao thông, trên địa bàn huyện Phúc Thọ; bổ sung đèn tín hiệu giao thông và đèn cảnh báo nguy hiểm trên một số tuyến đường huyện Hoài Đức; xây dựng cầu vượt cho người đi bộ qua đường Lê Đức Thọ (ngõ 63), quận Nam Từ Liêm…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà