Theo dõi Báo Thanh tra trên
Xuân Thống
Thứ bảy, 06/11/2021 - 10:59
(Thanh tra) - Mặc dù chưa phải cây trồng chủ lực, nhưng cây chè xanh trồng ở vùng đất đồi Thành Nam, xã Bồng Khê, huyện biên giới Con Cuông, nhiều năm qua đã mang lại hiệu quả kinh tế nhất định, thu nhập khá cho người dân. Cây chè từng bước xây dựng được thương hiệu trong mô hình phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Vợ chồng chị Nguyễn Thị Thủy, thôn Thành Nam, trên vườn chè đang kỳ thu hoạch của gia đình. Ảnh: Xuân Thống
Xã Bồng Khê nằm ở vùng trung tâm của miền Trà Lân xưa, với dân cư chủ yếu là đồng bào Kinh, Thái sinh sống, được bao bọc bên dòng sông Lam thơ mộng. Trong chuyến ngược hành trình về với bản làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) lần này, nhóm chúng tôi cuốc bộ vào vùng nguyên liệu chè của xã Bồng Khê.
Tại đồi canh tác chè nhiều năm nay của anh Nguyễn Văn Hùng, thôn Thành Nam, phóng tầm mắt nhìn những đồi chè mênh mông, xanh đến mát mắt. “Nhà có 3 sào chè đươc trồng ở xung quanh đồi vườn. Do đất đồi nên trồng cây chè rất hợp. Chè trồng 1 năm đã cho thu hoạch. Trồng chè không phải tốn công chăm sóc, sau mỗi lần cắt, người dân chỉ cần làm cỏ, có thể tận dụng thân hoặc vỏ bắp ngô để ủ gốc cho cây chè để giúp giữ độ ẩm”- anh Hùng mở đầu câu chuyện.
Cây chè xanh ở Thành Nam được trồng theo cách truyền thống, không bón bất kỳ một loại phân bón nào, nên đã tạo được thương hiệu riêng. Với 3 sào chè hiện có, trung bình mỗi ngày, gia đình anh có nguồn thu trên 200.000 đồng.
Cách vườn nhà anh Hùng không xa là “trại chè” của hộ gia đình chị Nguyễn Thị Thủy ở cùng thôn. Nhận thấy hiệu quả cao từ trồng chè, chị Thuỷ, ngoài tập trung chăm sóc, cắt tỉa số diện tích trồng chè cũ, thì đang từng bước mở rộng diện tích cây chè. Hiện tại, khu vườn rộng hơn 5.000m2 của chị đã phủ màu xanh của chè. Không chỉ đẹp mắt, vườn chè ngày ngày cho thu nhập khá để gia đình chị trang trải chi phí sinh hoạt cho cả gia đình.
Chị Thủy cho biết, gia đình bắt đầu trồng chè từ năm 2002 Với đồi chè xanh hiện tại, bình quân mỗi ngày gia đình chị thu hoạch từ 20-30 bó chè. Với giá nhập sỉ như thị trường hiện nay là 15.000 đồng/bó, trong khi các loại chè khác cũng chỉ có giá 8-10.000 đồng/bó, thì mỗi ngày gia đình chị thu nhập từ 200.000 đồng - 300.000 đồng, mỗi năm đồi chè thu lãi gần 100 triệu đồng.
Từ lâu, nhắc đến chè Thành Nam thì người dân ở Con Cuông và các vùng phụ cận không ai là không biết đến. Theo những người sinh sống từ lâu ở vùng đất này, chè Thành Nam khác hơn chè xanh ở các vùng khác. Lá chè nhỏ, dày, vàng và dòn rụm, chè khi om lên có màu xanh, thơm vị chát ngọt. Nhờ vị ngon đặc trưng nên chè Thành Nam dễ tiêu thụ. Trên địa bàn, một số gia đình tìm được mối tiêu thụ tại các nhà hàng, quán cà phê trên địa bàn thị trấn nên được giá hơn hẳn so với chè ở các vùng khác từ 5-10.000 đồng/bó.
Các cụ cao niên dân tộc Thái sinh sống ở đây cho biết, cây chè xuất hiện ở Thành Nam từ trước năm 1957, các thế hệ sau nối tiếp nhau trồng chè. Có một thời gian dài, cây chè xanh bị quên lãng do giá trị kinh tế thấp, thì nơi đây chè vẫn được ươm mầm, chè xanh vẫn được người dân sử dụng làm thức uống hàng ngày. Đến khi cây chè xanh ở Thành Nam được người sử dụng trong huyện và các vùng phụ cận biết đến bởi vị thơm ngon đặc trưng, thì chính cây trồng lâu năm này đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, trồng chè trở thành nghề phụ đem lại nguồn thu nhập cho người dân vùng quê này.
Trao đổi về mô hình kinh tế tại địa phương, ông Nguyễn Mạnh Thắng, Chủ tịch UBND xã Bồng Khê cho biết: Nếu như trước đây, trồng chè chủ yếu làm thức uống hàng ngày, làm quà biếu họ hàng, người thân mỗi khi về thăm quê, thì những năm gần đây, nhờ tạo được “thương hiệu” riêng nên diện tích chè của thôn vì thế cũng tăng lên. Toàn thôn hiện có 147 hộ thì có 140 hộ trồng chè, trừ 7 hộ mới ra riêng không có diện tích trồng chè. Nhà ít thì 1 sào, nhiều thì 4-5 sào. Nhờ trồng chè mà các gia đình có thu nhập ổn định để chi tiêu trong cuộc sống hàng ngày.
“Xã Bồng Khê là địa phương đầu tiên của huyện về đích nông thôn mới từ tháng 9/2019. Với đặc thù của xã nông thôn miền núi, thì cây chè là một trong những cây được địa phương xác định là cây trồng chính, từ đó đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của xã và nâng cao thu nhập cho người dân. Thời gian tới, bên cạnh duy trì và nâng cao các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, xã sẽ tập trung tăng cường công tác tuyên truyền để người dân nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng của xây dựng nông thôn mới; ưu tiên phát triển kinh tế để thu nhập người dân không ngừng được tăng lên. Cùng với đó, sẽ quan tâm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, khuyến khích các mô hình liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp; đồng thời huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thực hiện các công trình phục vụ phát triển kinh tế”, Chủ tịch UBND xã Bồng Khê nói.
Ông Lương Đình Việt, Phó Chủ tịch UBND huyện Con Cuông đánh giá, không chỉ tập trung phát triển cây chè để gây dựng thương hiệu chè Thành Nam ở xã Bồng Khê, mà trên địa bàn huyện hiện nay cây chè đang được các xã như Chi Khê, Yên Khê xác định là cây trồng chính hoặc cây chủ lực. Toàn huyện Con Cuông hiện có gần 355ha chè kinh doanh, trong đó 300ha đã cho thu hoạch. Tới đây, trên cơ sở các địa phương có thổ nhưỡng phù hợp với trồng chè, huyện sẽ chỉ đạo các xã tích cực tuyên truyền, động viên người dân, nhất là bà con DTTS chú trọng mở rộng diện tích trồng chè nhằm nâng cao thu nhập. Bên cạnh đó, từ nguồn hỗ trợ nông nghiệp của tỉnh, huyện tiến hành lập kế hoạch xây đập chứa nước để khắc phục tưới tiêu, tránh tình trạng thiếu nước tưới trong mùa nắng nóng ở các vùng nguyên liệu trồng chè để bà con yên tâm phát triển, xóa đói giảm nghèo.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa