Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Xăng dầu giảm giá, cước vận tải... "đứng im"

Hải Hà

Thứ hai, 15/08/2022 - 19:00

(Thanh tra) - Có một nghịch lý đang diễn ra đó là giá xăng, dầu liên tục giảm thời gian qua (giảm hơn 20% so với mức đỉnh hồi tháng 6/2022), nhưng giá cước vận tải vẫn... "đứng im".

Lực lượng thanh tra giao thông vận tải Hà Nội kiểm tra xe khách. Ảnh: HH

Giá cước tăng cao… “chót vót”

Sau một thời gian liên tục tăng cao, trong khoảng hơn một tháng vừa qua, với sự điều chỉnh của các cơ quan quản lý Nhà nước, giá xăng, dầu trong nước đã liên tục giảm mạnh.

Cụ thể, trong 5 lần điều chỉnh gần nhất, giá xăng, dầu hiện đã giảm tới hơn 20% so với cách đây hơn một tháng. Trong bối cảnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, các doanh nghiệp vận tải cần điều chỉnh giảm giá vé cho phù hợp với giá nhiên liệu trên thị trường.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đến thời điểm hiện tại, hầu như tất cả các doanh nghiệp vận tải khách đường bộ vẫn “án binh bất động” để mặc cho giá vé cao “chót vót”.

Khảo sát tại một số tuyến xe khách trọng điểm tại khu vực phía Bắc cho thấy, giá vé các nhà xe niêm yết gần như vẫn giữ nguyên như tại thời điểm trước đây hơn một tháng, khi giá xăng, dầu chưa giảm.

Đơn cử như tuyến Hà Nội – Lào Cai, giá vé giường nằm được bán cho khách dao động từ 245.000 - 345.000 đồng/lượt. Tuyến từ Bến xe Nước Ngầm về TP Vinh (Nghệ An), Nhà xe Nam Quỳnh Anh (trung chuyển đón trả tận nơi) giá vé niêm yết là 210.000 - 320.000 đồng/lượt. Còn Nhà xe Sao Nghệ Limousine niêm yết 380.000 đồng/người.

Đặc biệt, nhiều tuyến giá vé được các nhà xe tăng cao “chót vót”. Tuyến Hà Nội - TP Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa), Nhà xe Vân Anh tăng giá vé lên 270.000 đồng/lượt, phụ thu trẻ em 150.000 đồng/trẻ (trẻ từ 6 tuổi trở lên, nằm chung giường với người lớn). Đại diện nhà xe cho biết, giá vé được tăng từ tháng 6/2022 khi gia xăng dầu lập đỉnh, giá xe trước khi tăng là 200.000 đồng/người.

Không chỉ cước xe khách "đứng im", các hãng xe công nghệ như Grab, Be, Gojek... cũng "án binh bất động". Từ tháng 3, khi giá xăng bắt đầu tăng, Grab đã tăng giá cước GrabCar từ 20.000 đồng lên 29.000 đồng/2km đầu tiên với xe 4 chỗ, các km tiếp theo tăng từ 9.000 đồng lên 10.000 đồng với lý do để bù đắp chi phí vận hành của tài xế.

Tương tự, từ 10/2, hãng Be cho biết, điều chỉnh giá cước hàng loạt dịch vụ như beBike (xe ôm công nghệ), beDelivery (giao hàng), beCar (taxi công nghệ) 4 chỗ và 7 chỗ. Tuy nhiên, đến nay khi giá xăng dầu đã giảm sâu, giá cước các loại xe công nghệ vẫn giữ giá ở mức cao.

Chị TTH đặt xe GrapBike (xe ôm công nghệ) từ Khu Đô thị Xa La (Hà Đông, Hà Nội) đến Bệnh viện Bạch Mai (hành trình 9,7 km) vào lúc hơn 6h sáng được hãng báo giá hơn 90.000 đồng, trong khi chị đi xe ôm truyền thống chỉ mất 60.000 đồng!. Theo chị TTH, điều này thật vô lý. Khi xăng dầu tăng giá, doanh nghiệp lập tức kêu lỗ và tăng giá cước. Nhưng khi giá xăng giảm mạnh, giá cước vẫn… “đứng im”.

Lý giải cho việc giữ nguyên giá vé khi giá xăng, dầu đã giảm, nhiều doanh nghiệp vận tải cho rằng, mức giá vé hiện nay họ đang niêm yết trên thực tế đã được họ áp dụng từ nửa đầu năm 2022. Từ đó đến nay, trải qua nhiều lần biến động lớn về giá của xăng, dầu, trong đó có nhiều đợt tăng phi mã nhưng các doanh nghiệp vận tải vẫn giữ nguyên giá vé. Bởi vậy, hiện nay, dù giá xăng dầu đã giảm hơn 20% so với thời điểm hơn một tháng trước nhưng các nhà xe vẫn giữ nguyên giá vé là phù hợp.

Kiểm tra, rà soát kê khai, niêm yết giá

Trước diễn biến mới của giá xăng, dầu trên thị trường, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã có văn bản đề nghị Sở GTVT các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương chủ động tham mưu cho UBND cấp tỉnh tăng cường công tác tổ chức kiểm tra, rà soát kê khai giá, niêm yết giá của đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn để đánh giá việc điều chỉnh giá dịch vụ vận tải đường bộ phù hợp với biến động của các yếu tố đầu vào, đặc biệt là chi phí xăng, dầu trong yếu tố hình thành giá. Trường hợp có thể giảm giá thì yêu cầu đơn vị thực hiện kê khai giảm giá kịp thời.

Thực hiện chỉ đạo, Sở GTVT TP Hà Nội cũng có văn bản đề nghị các doanh nghiệp vận tải kê khai và giảm giá cước khi giá xăng đã giảm sâu, tỷ lệ giảm lên đến hơn 20% so với cách đây hơn một tháng.

Sở GTVT Hà Nội cũng đề nghị, UBND các quận, huyện, thị xã, chỉ đạo bộ phận tiếp nhận hồ sơ kê khai giá cước, kiểm soát chặt các nội dung kê khai của các đơn vị khi đến nộp hồ sơ kê khai giá, kiên quyết không cho kê khai tăng giá cước khi không có đủ cơ sở.

Đồng thời, có văn bản chỉ đạo các tổ chức, cá nhân đang thực hiện kê khai giá tại địa bàn thuộc quận, huyện, thị xã quản lý, rà soát các chi phí cấu thành giá, điều chỉnh kê khai giảm giá cước khi giá nhiên liệu giảm để góp phần vào công tác bình ổn giá chung trên địa bàn TP.

Với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ vận chuyển hành khách tuyến cố định bằng đường bộ, vận chuyển hành khách bằng xe taxi trên địa bàn TP Hà Nội, Sở GTVT yêu cầu thực hiện rà soát các chi phí cấu thành giá, thực hiện kê khai giảm giá cước khi giá nhiên liệu tiếp tục giảm; thực hiện lập phương án giá theo đúng các chi phí hợp lý phát sinh; thực hiện nghiêm việc niêm yết giá đã kê khai theo quy định.

Đáng lưu ý, Sở GTVT Hà Nội cũng giao Thanh tra giao thông, Phòng Kế hoạch Tài chính phối hợp với Sở Tài chính và UBND các quận, huyện, thị xã kiểm tra việc chấp hành các quy định quản lý Nhà nước về giá, kiên quyết xử lý các tổ chức cá nhân lợi dụng để tăng giá cước vận chuyển hành khách trên địa bàn TP.

Việc giá xăng dầu giảm mạnh trong thời gian gần đây là tín hiệu tốt cho nền kinh tế, người dân và doanh nghiệp. Với doanh nghiệp sử dụng nhiều xăng dầu như vận tải thì đây là cơ hội để hồi phục và phát triển sau cơn "bão giá".

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, khi giá xăng dầu tăng giá thì doanh nghiệp tăng giá cước. Nhưng khi giá xăng dầu giảm hơn 20%, doanh nghiệp lại chần chừ chưa giảm giá cước là điều khó chấp nhận. Dù doanh nghiệp vận tải được định giá cước theo thị trường, nhưng các cơ quan chức năng vẫn phải giám sát để đảm bảo công bằng cho người tiêu dùng.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Âm nặng dòng tiền, liên tục bị xử phạt về thuế, liệu Đạt Phương “có cửa” trúng gói thầu gần 1.800 tỷ đồng?

Âm nặng dòng tiền, liên tục bị xử phạt về thuế, liệu Đạt Phương “có cửa” trúng gói thầu gần 1.800 tỷ đồng?

(Thanh tra) - Gói thầu xây lắp phần đường và cầu vượt nút giao ĐT994 thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu vừa mới mở thầu ngày 18/10/2024. Dự toán gói thầu là hơn 1.792,4 tỷ đồng. Liên danh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đạt Phương đưa ra giá dự thầu là hơn 1.684,6 tỷ đồng… Mới đây, doanh nghiệp liên tục bị Tổng cục Thuế bị xử phạt do vi phạm hành chính về thuế.

Chu Tuấn - Quang Dân

14:25 22/11/2024
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ra “tối hậu thư” chấp thuận dự án xử lý chất thải tập trung ở Thọ Xuân

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ra “tối hậu thư” chấp thuận dự án xử lý chất thải tập trung ở Thọ Xuân

(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn vừa ký văn bản yêu cầu các sở, ngành đẩy nhanh tốc độ chuẩn bị các bước tiếp theo để trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho dự án xử lý chất thải tập trung cấp vùng tại xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân trước ngày 30/12/2024.

Văn Thanh

12:45 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm