Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Vinamilk mở rộng đầu tư ra thị trường thế giới

Thứ sáu, 24/06/2016 - 10:32

(Thanh tra) - Nằm trong chiến lược phát triển thành 1 trong 50 Cty sữa hàng đầu thế giới, vừa qua, Vinamilk đã khánh thành Nhà máy Sữa Angkor Milk tại Phnompenh, Vương quốc Campuchia sau 10 năm thâm nhập và tìm hiểu thị trường này.

Bà Men Sam On, Phó Thủ tướng Chính phủ Campuchia cùng lãnh đạo nhiều cơ quan, ban, ngành của Campuchia và Việt Nam cắt băng khánh thành Nhà máy Sữa Angkor - nhà máy sữa chuẩn quốc tế đầu tiên và duy nhất tại Campuchia.

Liên tiếp mở rộng đầu tư

Sau gần 40 năm xây dựng phát triển, Vinamilk hiện đang là thương hiệu chiếm lĩnh thị trường sữa với thị phần khoảng 53%. Theo số liệu báo cáo năm 2015, tổng doanh thu của Vinamilk đạt 40.223 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2014.

Trong 5 năm qua, Vinamilk đã đầu tư hơn 6.500 tỷ đồng từ nguồn vốn tự có để xây dựng nhiều nhà máy có trình độ tự động hoá cao ngang tầm khu vực và thế giới. Hiện nay, Vinamilk đã có 13 nhà máy trên cả nước với công suất ước đạt 1.200 triệu lít sữa/năm trong vòng 5 năm tới.

Bên cạnh việc liên tục mở rộng và chiếm lĩnh thị trường trong nước, Vinamilk còn tăng cường mở rộng thị trường thế giới. Cty đã đầu tư 22,8% cổ phần tại Nhà máy Miraka (New Zealand), đầu tư và sở hữu 100% cổ phần Nhà máy Driftwood (Mỹ), nắm giữ 51% cổ phần đầu tư nhà máy tại Campuchia, mở Cty con tại Ba Lan làm cửa ngõ giao thương các hoạt động thương mại của Vinamilk tại châu Âu. Sản phẩm của Cty đã có mặt trên 40 quốc gia với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dự kiến đạt 10 - 15%/năm.

Vừa qua, Vinamilk đã khánh thành Nhà máy Sữa Angkor tại Phnompenh, Vương quốc Campuchia sau 10 năm thâm nhập và tìm hiểu thị trường này. Nhà máy toạ lạc trong Đặc khu Kinh tế Phnompenh với tổng diện tích gần 30.000 m2, vốn đầu tư khoảng 23 triệu USD. Khi đi vào hoạt động ổn định, nhà máy sẽ đạt công suất mỗi năm trên 19 triệu lít sữa nước, 64 triệu hũ sữa chua và 80 triệu hộp sữa đặc. Kế hoạch doanh thu của nhà máy vào năm 2015 là khoảng 35 triệu USD, đến năm 2017 sẽ đạt khoảng 54 triệu USD.

Tại thời điểm hiện tại, Angkor Milk là nhà máy sữa đầu tiên và duy nhất tại Campuchia. Với vị thế đặc biệt này, Angkor Milk được đầu tư nhằm mục tiêu cung cấp cho người dân Campuchia những sản phẩm sữa được sản xuất tại chính nước này với chất lượng quốc tế, giá thành hợp lý.

Mục tiêu duy trì và mở rộng vị thế

Giống như các nhà máy khác đang được vận hành bởi Vinamilk, Nhà máy Sữa Angkor được xây dựng đồng bộ từ khâu nạp - chế biến - chiết rót cho đến đóng gói thành phẩm và được quản lý bằng chương trình quản lý tối ưu từ Tetra Pak (Thụy Điển) để kiểm soát toàn bộ khu vực chế biến, chiết rót, kết nối liên thông đến hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp. Toàn bộ các công đoạn từ thiết kế, xây dựng nhà xưởng đến lắp đặt máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất đều theo đúng các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm và môi trường.

Phát biểu tại lễ Khánh thành, bà Men Sam On - Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Quan hệ Quốc hội, Thượng viện và Thanh tra vương quốc Campuchia cho biết: "Tôi hoan nghênh và đánh giá cao sáng kiến về sự hợp tác này của Cty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk và Cty BPC - đối tác tại Campuchia và mong rằng trong tương lai sẽ có nhiều hơn những dự án có tầm quan trọng về kinh tế và xã hội sẽ được triển khai tại đây”.

Phát biểu tại một buổi gặp gỡ diễn ra gần đây, bà Mai Kiều Liên, Tổng Giám đốc Vinamilk từng khẳng định, không dừng lại ở 3 nhà máy đầu tư tại 3 quốc gia cũng như sản phẩm sữa đã có mặt tại hơn 40 nước trên thế giới, trong chiến lược phát triển kinh doanh của mình, Vinamilk sẽ tập trung đầu tư và mở rộng ra thị trường thế giới nhiều hơn nữa.

Mạnh Quân

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024
Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.

Trần Kiên

20:25 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm